Sự kiện diễn ra tại tuyến đường Nguyễn Lân, phường Thủy Vân, TP.Huế, vừa được HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Nghị quyết đặt tên đường vào cuối năm 2023.
Lãnh đạo TP. Huế tiếp nhận sách do gia đình cố GS Nguyễn Lân trao tặng. (Nguồn: baovanhoa) |
Tin liên quan |
Xã đảo Nghi Sơn – Điểm đến đậm di sản văn hoá biển |
Phát biểu tại đây, ông Phan Thiên Định, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.Huế, nhấn mạnh sinh thời, cố GS Nguyễn Lân đã dành nhiều thời gian cho việc viết văn, nghiên cứu và biên soạn sách liên quan đến giáo dục và từ điển nhằm gìn giữ, phát triển tiếng Việt.
Ông cũng đã sinh thành dưỡng dục con cái trở thành những người con ưu tú, những nhà khoa học lớn, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Cuộc đời và sự nghiệp của GS Nguyễn Lân có thể đúc kết thành những bài học quý giá về nhân cách người thầy, người làm khoa học, nhà văn hoá với những tư tưởng có sức mạnh vượt thời gian; gia đình ông là tấm gương sáng của một dòng họ lớn ở Việt Nam.
Nhân chuyến thăm Huế, gia đình cố GS Nguyễn Lân đã trao tặng cho UBND TP.Huế hơn 200 đầu sách do giáo sư Nguyễn Lân và các thành viên trong gia đình biên soạn.
Đây là món quà ý nghĩa đối với địa phương, khi thành phố Huế đang kêu gọi xây dựng không gian thư viện sách nhằm hình thành thư viện sách Huế, góp phần hiện thực chủ trương xây dựng không gian “Ngôi nhà văn hoá Huế” tại không gian số 23 - 25 Lê Lợi.
Nhà văn, nhà giáo Nguyễn Lân (1906 - 2003), quê ở tỉnh Hưng Yên, nhưng từ năm 1935 - 1945, sinh sống tại Huế và giảng dạy tại các trường các Trường Khải Định (nay là Trường THPT chuyên Quốc Học), Trường Đồng Khánh (nay là Trường THPT Hai Bà Trưng) và Bách Công (nay là Trường Cao đẳng Công nghiệp). Thực hiện Chỉ dụ ngày 24/5/1945 của vua Bảo Đại, ông Nguyễn Lân (tức nhà văn Từ Ngọc) khi đó đang là GS Trường Trung học Khải Định, lãnh chức Đốc lý thành phố Thuận Hóa. Ông là người Việt đầu tiên được cử làm Đốc lý của thành phố Thuận Hóa bởi trước đó vị trí này chỉ do người Pháp đảm nhận. Từ sau Cách mạng tháng Tám thành công cho đến khi nghỉ hưu, GS Nguyễn Lân tiếp tục được mời đảm nhiệm nhiều vị trí công việc quan trọng trong việc chấn hưng nền giáo dục Việt Nam như: Uỷ viên giáo dục tỉnh Thừa Thiên, Giám đốc học chánh Trung bộ, Chủ tịch Liên đoàn Văn hóa cứu quốc Trung bộ, Giám đốc Giáo dục Liên khu 10, Giám đốc Giáo dục Liên khu Việt Bắc… Ông đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, tặng Giải thưởng Nhà nước về Khoa học, công nghệ. |
| Ấn tượng Festival Vietnam lần thứ hai tại Morbihan Người dân Pháp tại tỉnh Morbihan vừa có cơ hội tham gia rất nhiều hoạt động để tìm hiểu và khám phá văn hóa Việt ... |
| Khai màn chuỗi hoạt động quảng bá văn hoá Việt Nam tại Liên bang Nga Tối 2/7 (giờ địa phương), Những ngày văn hóa Việt Nam tại Liên bang Nga đã được khai màn tại nhà hát Zaryadie ở trung ... |
| Xã đảo Nghi Sơn – Điểm đến đậm di sản văn hoá biển Cảnh đẹp hoang sơ, vùng biển xanh ngắt và bãi cát mịn, xã đảo Nghi Sơn (thuộc thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá) đã ... |
| Khám phá vùng đất và con người Hà Tiên Lễ hội truyền thống kỷ niệm 289 năm ngày mất Đức Khai trấn Mạc Cửu (1735-2024) diễn ra từ ngày 24/6-2/7 tại TP. Hà Tiên, ... |
| Người giữ lửa nghề dệt lanh Lùng Tám Ghé thăm hợp tác xã dệt nhỏ nhắn, mộc mạc của thôn Hợp Tiến, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, Hà Giang, chúng tôi có ... |