TIN LIÊN QUAN | |
Thủ tướng đối thoại, gỡ vướng cho cộng đồng doanh nghiệp | |
Xem xét điều chỉnh mức phí cảng Hải Phòng |
Đây là khẳng định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng tại cuộc họp báo, thông báo về những nội dung nổi bật của Hội nghị Thủ tướng Chính phủ và doanh nghiệp, chiều 17/5, tại Hà Nội.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng tại cuộc họp báo. (Ảnh: V.Đ) |
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Hội nghị là cuộc gặp mặt giữa người đứng đầu Chính phủ với doanh nghiệp có quy mô lớn nhất từ trước tới nay. Thủ tướng, các Phó Thủ tướng đã gặp mặt trên 10.000 doanh nghiệp, trong đó riêng tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia đã có hơn 2.000 đại biểu, tại 63 điểm cầu của các tỉnh, thành phố, mỗi nơi có hơn 100 đại biểu.
Điều đặc biệt là tham dự hội nghị hôm nay, phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh tế tư nhân. Đây là sự thể hiện một cách chủ động quyết tâm của Thủ tướng, triển khai, cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 5 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, phát triển kinh tế tư nhân. Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp hôm nay là bước triển khai trực tiếp đầu tiên yêu cầu của Trung ương.
Tinh thần được Trung ương thống nhất rất cao là phải xóa bỏ mọi định kiến, rào cản với kinh tế tư nhân. Tinh thần này được quán triệt ngay từ khâu tổ chức, khi các đại biểu từ khối doanh nghiệp tư nhân chiếm tuyệt đại đa số tại Hội nghị, trong số 2.000 đại biểu trực tiếp dự tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia thì có tới 1.500 đại biểu doanh nghiệp tư nhân. Chính phủ đã xác định doanh nghiệp là động lực phát triển của nền kinh tế; cần cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp tư nhân chính là đối tượng cần nhất điều này.
Hội nghị thống nhất đánh giá việc triển khai thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ sau 1 năm. Nghị quyết đã góp phần tạo dựng niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, thể hiện những cam kết của Chính phủ đối với cộng đồng doanh nghiệp, truyền đi thông điệp mạnh mẽ về Chính phủ kiến tạo, phục vụ, hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 35, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp tác động rất lớn đến bộ máy cơ quan Nhà nước các cấp và đội ngũ cán bộ, công chức. Như vậy, tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp lại sôi động, mạnh mẽ, có sức sống như thời gian vừa qua, trong Năm 2016 với chủ đề “Quốc gia khởi nghiệp”.
Các vị chủ tọa buổi họp báo. (Ảnh: V.Đ) |
Hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân có 85% doanh nhân trong nền kinh tế, đóng góp khoảng 48-49% GDP. Theo mục tiêu của Nghị quyết 35, đến năm 2020, cả nước có trên 1 triệu doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, cùng với đó là hiện cổ phần hóa, sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước.
Đến năm 2025, phấn đấu có 1,5 triệu doanh nghiệp và đến 2035 cả nước có khoảng 3 triệu doanh nghiệp, chiếm khoảng 60-65% GDP. Như vậy, có thể nói rằng khu vực kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế, được thể hiện trong Nghị quyết Trung ương 5.
Sau một năm triển khai Nghị quyết 35 của Chính phủ, trong năm 2016, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 110.100 doanh nghiệp, với số vốn đăng ký trên 900 nghìn tỷ đồng, đạt kỷ lục cao nhất về số lượng từ trước tới nay. 4 tháng đầu năm 2017 có gần 40.000 doanh nghiệp thành lập mới, với vốn đầu tư 369 nghìn tỷ.
Việt Nam cũng đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Tính đến cuối năm 2016 cả nước có 2.613 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với số vốn đăng ký, cả đăng ký mới, bổ sung và mua cổ phần, là gần 27 tỷ USD. Riêng trong 4 tháng đầu năm 2017 cả nước có 734 dự án mới được cấp giấy chứng nhận với tổng vốn đăng ký là 4,88 tỷ USD.
Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: V.Đ) |
Ngày 29/4/2016 tại Dinh Thống Nhất, TPHCM, khi Thủ tướng, các Phó Thủ tướng gặp mặt 2.000 doanh nghiệp, Hội trường nóng lên, rất sôi động, có thể nói là rất bức xúc. “Còn ngày hôm nay, sự bức xúc đó đã giảm rất nhiều, thể hiện quyết tâm của Chính phủ, của các bộ, ngành và hiệu quả tổ chức thực hiện của cả hệ thống chính trị”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Trong năm 2016, các thủ tục hành chính, những vấn đề như giảm chi phí chính thức, giảm chi phí không chính thức, các thủ tục hải quan, thuế đều được cắt giảm. Đặc biệt, Chính phủ đã ban hành 50 Nghị định có hiệu lực thi thành từ 1/7, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Pháp luật không cấm và đúng ngành nghề thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh.
“Sau Hội nghị hôm nay, từ 3h, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng chủ trì một hội nghị, cùng với các bộ, các cơ quan, các hiệp hội để xây dựng một Chỉ thị mạnh mẽ, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ”, Người phát ngôn Chính phủ nói.
Chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu chấn chỉnh công ... |
Thủ tướng tiếp Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam Chiều 16/5, tại Trụ sở Chính phủ, tiếp Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam Han Myoung Sup, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh ... |
APEC cần đặt người dân và doanh nghiệp ở trung tâm của sự phát triển Tiếp nối các cuộc đối thoại đầu tiên về tầm nhìn APEC sau 2020 và tương lai tháng 8/2016, phiên họp Đối thoại nhiều bên ... |