Thúc đẩy hợp tác kinh tế biển Việt Nam – Bồ Đào Nha

Tiếp tục chuyến thăm chính thức Cộng hòa Bồ Đào Nha, chiều 4/6, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Lisbon, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Bồ Đào Nha Pedro Passos Coelho đã đồng khai mạc Diễn đàn Kinh tế Biển Lisbon.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Biển Lisbon.

Diễn đàn Kinh tế Biển Lisbon là một trong ba sự kiện đặc biệt quan trọng của “Tuần lễ Biển 2015” diễn ra tại Lisbon từ ngày 3-5/6. Diễn đàn Kinh tế Biển Lisbon 2015 tập hợp hơn 200 tập đoàn, công ty, viện nghiên cứu, trung tâm công nghệ, cơ quan quản lý về biển của Bồ Đào Nha, Liên minh Châu Âu (EU) và quốc tế đến tham gia trưng bày sản phẩm, giới thiệu hoạt động và dự các cuộc hội thảo, hội nghị chuyên đề về biển.

Thủ tướng Bồ Đào Nha Pedro Passos Coelho phát biểu khai mạc Diễn đàn Kinh tế Biển.

Trong bài phát biểu khai mạc Diễn đàn Kinh tế Biển cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Bồ Đào Nha Pedro Passos Coelho nhấn mạnh biển có dấu ấn đặc biệt trong lịch sử Bồ Đào Nha và tiếp tục mang nhiều ý nghĩa đặc biệt đối với quốc gia ven biển này trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, nhất là trong bối cảnh Bồ Đào Nha đang triển khai Chiến lược Biển đến năm 2020, coi biển là môi trường thương mại, văn hóa, khoa học, công nghệ, là nguồn tài nguyên, vị trí địa chiến lược, đồng thời là không gian hợp tác ở khu vực và với quốc tế.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Bồ Đào Nha Pedro Passos Coelho cắt băng khai trương Hội chợ triển lãm Kinh tế biển.

Thủ tướng Bồ Đào Nha Passos Coelho đã cám ơn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận lời đồng khai mạc sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng này, vì Tuần lễ Biển và Diễn đàn Kinh tế Biển là sự kiện trung tâm năm 2015 tại Bồ Đào Nha. Việc Thủ tướng Việt Nam có mặt và cùng khai mạc Diễn đàn lại càng có ý nghĩa khi hai nước kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Thủ tướng Bồ Đào Nha nhấn mạnh đây là đánh dấu khởi đầu cho mối hợp tác song phương quan trọng giữa hai nước trong thời gian tới. Thủ tướng Bồ Đào Nha mong muốn hai nước Việt Nam và Bồ Đào Nha sẽ cùng hợp tác và khai thác tốt nhất những thế mạnh và tiềm năng mà kinh tế biển mang lại.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Bồ Đào Nha Pedro Passos Coelho tham quan Hội chợ triển lãm Kinh tế biển.


Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh sáng kiến của Bồ Đào Nha tổ chức “Tuần lễ Biển 2015”, phản ánh truyền thống lịch sử lâu đời về hàng hải của quê hương của những nhà thám hiểm nổi tiếng thế giới. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn Thủ tướng Pedro Passo Coelho đã mời Thủ tướng cùng khai mạc sự kiện quan trọng này, nhấn mạnh “trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, khoa học công nghệ phát triển vượt bậc, nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng khan hiếm, các nước trên thế giới đều coi phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ môi trường và bảo đảm an ninh biển là ưu tiên chiến lược. Hợp tác, liên kết kinh tế giữa các quốc gia ven biển, đại dương đã trở thành xu thế lớn trên toàn cầu.”

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Cảng biển Lisbon, Bồ Đào Nha.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á, có trên 3.000 km bờ biển, vùng đặc quyền kinh tế giàu tài nguyên rộng hơn 1 triệu km2. Việt Nam có mục tiêu phát triển bền vững đến 2020 trở thành quốc gia “mạnh từ biển, giàu lên từ biển”; kinh tế biển đóng góp khoảng 55% GDP và 60% kim ngạch xuất khẩu. Thủ tướng cho rằng với những điểm tương đồng và cùng gắn bó của hai nước với biển cả, hợp tác về kinh tế biển là lĩnh vực tiềm năng để trở thành yếu tố quan trọng trong hợp tác giữa Việt Nam và Bồ Đào Nha thời gian tới.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Cảng biển Lisbon, Bồ Đào Nha.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh “chúng ta không thể hợp tác kinh tế biển thành công nếu an ninh, an toàn, tự do hàng hải bị đe dọa”. Thủ tướng nêu rõ hiện nay, khoảng 50% khối lượng hàng hóa đường biển thế giới lưu thông trên tuyến hàng hải nối Đông Bắc Á với châu Âu. Các hoạt động trái phép, trái với luật pháp quốc tế, nhất là các hoạt động tôn tạo quy mô lớn, không phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và các thỏa thuận khu vực sẽ làm xói mòn lòng tin giữa các quốc gia, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải hàng không, đe dọa môi trường hợp tác giữa các nước về biển và phát triển kinh tế biển.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tham quan Hội chợ triển lãm Kinh tế biển.

Kết thúc bài phát biểu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ mong muốn Việt Nam và Bồ Đào Nha cũng như các quốc gia ven biển khác “cùng nhau hợp tác phát triển kinh tế biển và cùng nhau giữ gìn màu xanh của môi trường biển, màu xanh hòa bình của biển cả bao la”.

Bồ Đào Nha ước tính thềm lục địa của nước này rộng 2,1 triệu km2 và vùng tài phán quốc gia có thể lên tới gần 4 triệu km2, lớn gấp 40 lần diện tích lãnh thổ trên đất liền. Bồ Đào Nha đảm đương một vùng cứu hộ, cứu nạn rộng 6 triệu km2 ở Đại Tây Dương, lớn gấp 63 lần diện tích nước này. 53% ngoại thương của EU vận chuyển qua các vùng biển của Bồ Đào Nha, 60% ngoại thương và 70% hàng hóa nhập khẩu của Bồ Đào Nha thực hiện qua đường biển. Biển chiếm 11% GDP, 12% lao động, 17% thu thuế của Bồ Đào Nha, và 90% thu nhập du lịch của nước này liên quan đến biển.

Minh Nguyệt (từ Lisbon, Bồ Đào Nha)

Đọc thêm

Hoa hậu Lý Kim Thảo chụp ảnh thời trang giới thiệu cảnh đẹp du lịch Phú Thọ

Hoa hậu Lý Kim Thảo chụp ảnh thời trang giới thiệu cảnh đẹp du lịch Phú Thọ

Hoa hậu Lý Kim Thảo thay 6 trang phục đa phong cách, chụp ảnh tại các địa danh nổi tiếng ở Phú Thọ như đền Hùng, đồi chè Long Cốc...
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít ...
Tưng bừng khai trương phố ẩm thực đầu tiên ở Hải Dương

Tưng bừng khai trương phố ẩm thực đầu tiên ở Hải Dương

UBND phường Bình Hàn (TP Hải Dương) tổ chức khai trương phố ẩm thực Tuệ Tĩnh. Đây là tuyến phố ẩm thực đầu tiên của tỉnh Hải Dương.
Cứu trợ người dân bị ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh miền Nam

Cứu trợ người dân bị ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh miền Nam

Ngày 26/4 Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cứu trợ người dân vùng chịu ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh Cà Mau, Long An, Tiền ...
Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Chuyến thăm Mỹ vào ngày 9/5 của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã bị hoãn lại sang thời điểm thuận tiện cho cả hai bên do xung đột về ...
VTV đặc biệt sắp phát sóng hé lộ những thông tin đắt giá, chưa từng được tiết lộ về chiến thắng Điện Biên Phủ

VTV đặc biệt sắp phát sóng hé lộ những thông tin đắt giá, chưa từng được tiết lộ về chiến thắng Điện Biên Phủ

Baoquocte.vn. VTV đã thực hiện và phát sóng nhiều chương trình đặc biệt trên các kênh và nền tảng số về chiến thắng Điện Biên Phủ.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động