Thúc đẩy kinh tế nội khối vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng

TGVN. Sáng ngày 10/1 tại Hà Nội đã diễn ra khai mạc Hội thảo Cao cấp về "Thúc đẩy thương mại – đầu tư nội khối vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”.    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thuc day kinh te noi khoi vi mot asean gan ket va chu dong thich ung Cuộc họp đầu tiên của CPR trong năm Chủ tịch ASEAN
thuc day kinh te noi khoi vi mot asean gan ket va chu dong thich ung Khai mạc Hội nghị Nhóm làm việc Quan chức Quốc phòng Cấp cao ASEAN
thuc day kinh te noi khoi vi mot asean gan ket va chu dong thich ung
Các đại biểu chụp ảnh tại buổi khai mạc Hội thảo. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Hội thảo có sự tham dự của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Tổng Thư ký ASEAN 2020; Cựu Ngoại trưởng Singapore George Yong-Boon; Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách kinh tế Aladdin D.Rillo; Nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển; Nguyên thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh; Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga, cố vấn cao cấp ASEAN 2020; đại diện các Đại sứ quán ASEAN tại Việt Nam, các tổ chức quốc tế và nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước.

Thay mặt ban tổ chức phát biểu chào mừng các đại biểu tham dự Hội thảo, ông Vũ Hồ, Vụ trưởng Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường thương mại và đầu tư nội khối ASEAN vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng.

Ông Vũ Hồ cho rằng, những chuyển đổi chưa từng có trong bối cảnh kinh tế thế giới, những tiến bộ của công nghệ đã mang lại những tiềm năng to lớn cho hòa bình và phát triển bền vững, cũng như sự hội nhập sâu rộng về kinh tế. Tuy nhiên, các quốc gia cũng phải đối mặt với những thách thức rất lớn, đó là xu hướng cạnh tranh và chống lại toàn cầu hóa. Ông Vũ Hồ nhấn mạnh, câu hỏi đặt ra với ASEAN là làm sao trong bối cảnh đó vẫn có thể duy trì được sự vững mạnh, gắn kết, xử lý hài hòa được những tác động của cạnh tranh chiến lược. Suốt hơn 5 thập kỷ hình thành và phát triển, ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế nhưng rõ ràng tiềm năng để thúc đẩy kinh tế nội khối và đầu tư vẫn còn rất lớn.

thuc day kinh te noi khoi vi mot asean gan ket va chu dong thich ung
Ông Vũ Hồ phát biểu khai mạc Hội thảo. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Tại các Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 34 và 35 vừa qua, các nhà lãnh đạo ASEAN đã tái khẳng định cam kết đầu tư nội khối ASEAN. Năm 2017, các nước ASEAN cũng đã đặt mục tiêu tăng gấp đôi đầu tư nội khối cho tới năm 2025, chuẩn bị tốt hơn cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Theo ông Vũ Hồ, việc tăng cường kinh tế nội khối và đầu tư sẽ góp phần hiện thực hóa các ưu tiên của ASEAN thời gian tới. Có nhiều rào cản trong quá trình đầu tư nội khối cần được giải quyết, trong đó có các vấn đề nổi lên rõ ràng như thể chế chính sách, logistics,... Do vậy, Hội thảo với sự tham gia của nhiều chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách cấp cao trong khu vực được kỳ vọng sẽ có được những đề xuất, khuyến nghị chính sách giá trị cho hội nhập kinh tế khu vực.

thuc day kinh te noi khoi vi mot asean gan ket va chu dong thich ung
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh phát biểu khai mại Hội thảo. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho rằng, từ khi các nước quyết định thiết lập khu vực thương mại ASEAN, ASEAN đã có những bước tiến lớn để đạt được hội nhập, cụ thể với việc thương mại nội khối tăng từ 89 tỷ USD lên 200 tỷ USD năm 2019. Riêng với Viêt Nam, trao đổi thương mại với ASEAN cũng đã tăng từ 4 tỷ USD lên 18 tỷ USD.

Ông Trần Quốc Khánh nhấn mạnh, với dân số 600 triệu người, ASEAN đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới và là ví dụ điển hình của hội nhập kinh tế thương mại với tốc độ tăng trưởng hiện nay cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới và sẽ được duy trì trong những năm tới.

Trong bối cảnh tăng cường bảo hộ thương mại, theo ông Trần Quốc Khánh, ASEAN phải tăng cường tính thống nhất và duy trì sự gắn kết để vượt qua thách thức. Các doanh nghiệp đều mong muốn có được sự minh bạch trong quá trình đầu tư nội khối ASEAN, các nước cần phải nhận diện rõ các vấn đề, rào cản đối với các doanh nghiệp đầu tư trong nội khối để cùng nhau tháo gỡ.

thuc day kinh te noi khoi vi mot asean gan ket va chu dong thich ung ASEAN cần những cải cách cần thiết để thiết lập một khối không biên giới

TGVN. Theo phân tích của tờ The Business Times (Singapore), quyết định của Việt Nam đưa chủ đề “Gắn kết và chủ động thích ứng” trở ...

thuc day kinh te noi khoi vi mot asean gan ket va chu dong thich ung Phiên họp thứ nhất trụ cột cộng đồng văn hóa-xã hội ASEAN

TGVN. Sáng 7/1, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, giữ vai trò chủ trì, điều phối Cộng đồng Văn hóa-xã hội ASEAN (ASCC) tại ...

thuc day kinh te noi khoi vi mot asean gan ket va chu dong thich ung Chủ tịch ASEAN 2020: Thời cơ, thách thức mới trong bối cảnh mới

TGVN. Bắt đầu từ ngày 1/1/2020, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN. Các nước thành viên trong Cộng đồng ASEAN, các đối ...

Anh Phạm

Đọc thêm

Những sai lầm về dinh dưỡng và nguy cơ đột quỵ

Những sai lầm về dinh dưỡng và nguy cơ đột quỵ

Nghiên cứu của các chuyên gia Trung Quốc cho thấy người dân khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Trung Á thuộc "top 5" về nguy cơ đột quỵ ...
Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn Chủ tịch UBND 2 tỉnh Kiên Giang và Hà Giang

Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn Chủ tịch UBND 2 tỉnh Kiên Giang và Hà Giang

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa các Quyết định phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang và Hà Giang.
Đức: Kinh tế suy thoái và sức ép với thị trường lao động

Đức: Kinh tế suy thoái và sức ép với thị trường lao động

Kinh tế suy thoái ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường lao động của Đức, và nỗi lo không tìm được việc làm vẫn hiện hiện trong năm 2025.
Người cao tuổi nhất thế giới qua đời ở tuổi 116 tại Nhật Bản

Người cao tuổi nhất thế giới qua đời ở tuổi 116 tại Nhật Bản

Cụ bà Tomiko Itooka, được kỷ lục thế giới Guinness công nhận là người già nhất thế giới, đã qua đời tại miền tây Nhật Bản, hưởng thọ 116 tuổi.
Không để thua Trung Quốc, tập đoàn công nghệ Mỹ chi tiền để giành chỗ đứng trong sân chơi trí tuệ nhân tạo (AI)

Không để thua Trung Quốc, tập đoàn công nghệ Mỹ chi tiền để giành chỗ đứng trong sân chơi trí tuệ nhân tạo (AI)

Cạnh tranh với Trung Quốc, tập đoàn công nghệ Mỹ Microsoft đang đầu tư mạnh vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) để nắm bắt vị trí tiên phong.
Chế độ cho người nghỉ hưu trước tuổi

Chế độ cho người nghỉ hưu trước tuổi

Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định cụ thể chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Phiên bản di động