TIN LIÊN QUAN | |
Bầu cử Mỹ 2016: Người đứng đầu củng cố vị thế | |
Bác sĩ Carson vượt “ông trùm” bất động sản trong bầu cử Mỹ |
Sau chiến thắng áp đảo tại bang Indiana và gần như nắm chắc chiếc vé đại diện cho đảng Cộng hòa tham gia cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump bắt đầu tìm kiếm "bạn đồng hành" cho cương vị Phó Tổng thống với tiêu chí dày dạn kinh nghiệm trên chính trường và xử lý tốt công việc với Quốc hội nước này. Trong khi đó, cuộc đua của "những chú lừa" đang dần chuyển về thế giằng co.
Việc ứng cử viên Ted Cruz bỏ cuộc giúp tỷ phú Trump củng cố ưu thế dẫn đầu. (Nguồn: Red State) |
Hình mẫu bạn đồng hành
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình ABC (Mỹ) sáng 4/5, tỷ phú Donald Trump cho hay, hình mẫu ứng cử viên cho chức vụ Phó Tổng thống mà ông đang tìm kiếm phải là người thành thạo trên chính trường Mỹ. Bên cạnh đó, người này phải biết làm việc và đối thoại với Quốc hội để các dự luật dễ dàng được thông qua. Tuy nhiên, ông trùm bất động sản này không tiết lộ danh tính của ứng cử viên mà chỉ cho biết "đang cân nhắc nhiều lựa chọn".
Trước đó, trong cuộc bầu cử sơ bộ tại tiểu bang Indiana ngày 3/5, ông Donald Trump đã dễ dàng vượt qua đối thủ bám sát nhất là Thượng nghị sĩ bang Texas Ted Cruz để giành chiến thắng tại bang có tổng cộng 57 phiếu đại biểu này. Đây là chiến thắng thứ 7 liên tiếp của ứng cử viên Trump trong các cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa, nâng tổng số phiếu đại biểu ông giành được tới thời điểm này lên 1.047 phiếu đại biểu và tiến gần hơn tới mục tiêu giành tối thiểu 1.237 phiếu đại biểu để trở thành ứng cử viên của đảng Cộng hòa.
Ngay sau khi kết quả bầu cử tại bang Indiana được công bố, Thượng nghị sĩ Ted Cruz đã tuyên bố chấm dứt cuộc chạy đua trở thành ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa. Sự việc được cho là sẽ giúp ông Donald Trump gần như cầm chắc khả năng trở thành người đại điện cho đảng Cộng hòa.
Mặc dù được coi là đối thủ chính của đảng Cộng hòa, bà Hillary Clinton vẫn chưa thể giành ưu thế vượt trội trước Thượng nghị sĩ Bernie Sander. (Nguồn: Slate) |
Ưu thế bị đe dọa
Trong khi đó, bên phía đảng Dân chủ, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders đã giành được 53,1% số phiếu bầu, vượt qua đối thủ Hillary Clinton với 46,9% số phiếu ủng hộ trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng này tại tiểu bang Indiana, qua đó tiếp tục thu hẹp khoảng cách với cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton để trở thành ứng cử viên đại diện cho đảng này tham gia cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào đầu tháng 11 tới.
Tuy nhiên, do số phiếu bầu khá sít sao, chiến thắng của ông Sanders không ảnh hưởng nhiều tới vị thế ứng cử viên hàng đầu của bà Cliton. Theo tỷ lệ, chiến thắng tại Indiana giúp ông Sanders có thêm ít nhất 43 phiếu đại biểu và nâng tổng số phiếu đại biểu có được tới thời điểm này lên 1.410 phiếu đại biểu và 39 phiếu siêu đại biểu.
Trong khi đó, kết quả bầu cử sơ bộ tại bang này giúp bà Hillary Clinton có thêm ít nhất 37 phiếu đại biểu, nâng tổng số phiếu lên 1.700 phiếu đại biểu và 520 phiếu siêu đại biểu. Để được bầu làm gương mặt đại diện cho đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 tới, một ứng cử viên phải giành được ít nhất 2.383 phiếu đại biểu.
Ngày 3/5, lần đầu tiên ông Trump chiếm ưu thế trước bà Clinton trong một cuộc thăm dò về kết quả của cuộc đua giả định vào Nhà Trắng giữa 2 đối thủ này. Theo khảo sát của hãng Rasmussen (Mỹ), ông Trump đạt 41% so với 39% của bà Clinton. Trung bình các cuộc khảo sát tương tự cho tới nay đều ghi nhận bà Clinton dẫn trước 7 điểm.
Bầu cử Mỹ hậu "Siêu thứ Bảy": Phía trước còn nhiều bất ngờ Những diễn biến mới hậu "Siêu thứ Bảy" đang khiến cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016 thu hút sự quan tâm nhiều hơn của ... |
Bầu cử Mỹ hậu "Siêu thứ Ba": Phía trước là cuộc "chạm trán" nảy lửa Kể từ năm 1988, tất cả các ứng cử viên chiến thắng trong "Siêu thứ Ba" đều trở thành ứng cử viên Tổng thống chính ... |
Bầu cử sơ bộ Tổng thống Mỹ 2016: Ai trụ vững sau cơn lốc Siêu thứ Ba? Tỷ phú Donald Trump của đảng Cộng hòa và bà Hillary Clinton của đảng Dân chủ là hai tay đua thần tốc đã lộ diện ... |