TIN LIÊN QUAN | |
Canada tiếp tục thu hồi bột đa năng nhiễm khuẩn E.coli | |
EU: xem xét lại tác động của BPA tới sức khỏe người tiêu dùng |
Mỹ và Trung Quốc là những đối tác thương mại hàng đầu của EU, nhưng những thị trường châu Á như Nhật Bản, Việt Nam hay Hàn Quốc đang trở nên ngày càng quan trọng. Năm 2017, nhiều tiến bộ về xuất khẩu các sản phẩm nông sản của châu Âu đã được ghi nhận tại các thị trường Philippines, Singapore và Indonesia.
Một loạt các yếu tố, từ lệnh cấm vận của Nga đến tình hình biến động giá cả, đã làm thị trường nông nghiệp châu Âu, vốn đang trong tình huống khó khăn lại càng phải chịu đựng một sức ép vô cùng lớn. Lệnh cấm vận trực tiếp của Nga đã gây thiệt hại ước tính lên tới 5,5 tỷ Euro cho EU.
Chỉ dẫn địa lý đã cho phép các loại thực phẩm của châu Âu chinh phục các thị trường mới đầy tiềm năng nhờ vào các sản phẩm chất lượng cao. (Nguồn: .jpost) |
Từ đó, Ủy ban châu Âu (EC) đã nỗ lực mở cửa, tìm kiếm những thị trường mới và xuất khẩu nông sản đã tăng trở lại. Có những dấu hiệu cho thấy ngành nông nghiệp châu Âu đã vượt qua các thách thức. Theo con số thống kê mới nhất của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến châu Âu đạt mức kỷ lục là 130,7 tỷ Euro trong năm 2016.
Nhiều sản phẩm xuất khẩu đến từ Nam Âu như dầu ô liu, rượu vang hay rau tươi được đánh giá cao về chất lượng ở nước ngoài.
Đại sứ EU bên cạnh Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Marc Vanheukelen, đã tuyên bố rằng, nhu cầu tại các nước mới nổi đang tăng cao do dân số gia tăng, và đặc biệt là tầng lớp trung lưu tại các quốc gia này ngày càng ưa chuộng sử dụng hàng hóa chất lượng cao, trong đó có các sản phẩm nông nghiệp do châu Âu sản xuất.
Tổng Thư ký Hiệp hội Nông dân châu Âu (Copa-Cogeca) Pekka Pesonen đánh giá, người tiêu dùng ngày càng kỹ tính về chất lượng, độ an toàn cũng như giá trị dinh dưỡng của thực phẩm và các nhà sản xuất nông nghiệp châu Âu hoàn toàn có khả năng đáp ứng những yêu cầu này. EU thực sự coi trọng đến chất lượng thực phẩm được sản xuất trên lãnh thổ của mình. Đây là một trong những lý do mà họ đặc biệt quan tâm đến vấn đề chỉ dẫn địa lý nhằm thúc đẩy sản xuất và bảo vệ các sản phẩm mang những đặc tính duy nhất.
Pháp, Italy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Hy Lạp là những quốc gia đăng ký nhiều nhất các hàng hóa thực phẩm của mình trong khuôn khổ chương trình chất lượng châu Âu. Các sản phẩm được bảo vệ bao gồm một số loại thịt tươi, trái cây, rau tươi, các loại dầu thực vật hay pho mát. Hiện nay, đã có tới 1.402 sản phẩm của EU được đăng ký với giá trị xuất khẩu lên đến 11,5 tỷ Euro.
Vấn đề về chỉ dẫn địa lý của sản phẩm nông nghiệp cũng là một phần quan trọng trong các thỏa thuận tự do thương mại được ký kết giữa EU với các đối tác. Mới đây, một thỏa thuận đã được ký kết giữa EU và Nhật Bản, theo đó hơn 200 nhãn hàng hóa sẽ được bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong khuôn khổ thỏa thuận tự do thương mại tương lai giữa hai bên.
Theo Ủy viên EU phụ trách nông nghiệp Phil Hogan, do tiêu chuẩn của châu Âu về chất lượng và an toàn thực phẩm là cao nhất trên thế giới nên EU thống nhất thực hiện triệt để việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm của mình để đảm bảo khả năng tiếp cận vào các thị trường khó tính nhưng cũng hứa hẹn nhất.
Mỹ cảnh báo “thần dược” chữa ung thư Mới đây, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cảnh cáo 14 công ty đã “bán bất hợp pháp trên 65 ... |
Trung Quốc thắt chặt kiểm soát dầu ăn thải loại Văn phòng Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc ngày 24/4 đã ban hành văn bản hướng dẫn về các giải pháp giám sát và ... |
Việt - Nga thúc đẩy sớm ký kết thỏa thuận về kiểm soát an toàn thực phẩm Sáng 21/2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga Valentina ... |