Nhỏ Bình thường Lớn

Thương chiến Mỹ - Trung: Bắc Kinh đang nắm giữ những bí mật chiến lược nào?

TGVN. Liệu cuộc chiến thương mại giữa hai siêu cường có tiếp tục leo thang và tạo ra một cuộc chiến mới? Trung Quốc có những chiến lược bí mật nào để đối phó với Mỹ? Trang mạng Atlantico đã phỏng vấn chuyên gia phân tích David Dollar thuộc Viện Brookings (Mỹ) và nhà kinh tế học người Pháp Antoine Brunet để làm rõ hơn về vấn đề này.    
TIN LIÊN QUAN
thuong chien my trung bac kinh dang nam giu nhung bi mat chien luoc nao Đàm phán Mỹ - Trung: Vì sao Bắc Kinh vẫn 'cứng rắn' trước 'áp lực tối đa' của Washington?
thuong chien my trung bac kinh dang nam giu nhung bi mat chien luoc nao Mất thị trường nông sản, nông dân Mỹ lên án Tổng thống Trump
thuong chien my trung bac kinh dang nam giu nhung bi mat chien luoc nao
Trước việc Trung Quốc đáp trả gấp đôi trước mỗi động thái của Mỹ, Washington đã phải dùng đến “vũ khí siêu đẳng” – đó là thiết lập hạn ngạch nhập khẩu đối với các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc. (Nguồn: SCMP)

Nếu như chiến lược của Washington trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung khá rõ ràng, chiến lược của Bắc Kinh lại rất mơ hồ. Vậy Trung Quốc sử dụng những “vũ khí” nào trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?

Antoine Brunet: Trước tiên, chúng ta cần hiểu, Tổng thống Donald Trump và Cố vấn thương mại Peter Navarro đã nhận ra sự trỗi dậy của Trung Quốc là kết quả của chiến lược trọng thương mà Trung Quốc đã thực hiện thành công để đạt được thặng dư lớn trong thương mại.

Chiến lược này được bắt đầu từ những năm 1990 và ngày càng rõ nét vào năm 2001 khi Trung Quốc gia nhập WTO, và đã “ghi điểm” rất lớn vào năm 2008 khi Trung Quốc gián tiếp gây ra cuộc đại suy thoái ở phương Tây.

Với việc phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc kể từ tháng 3/2018, Tổng thống Donald Trump không nhằm mục đích gì hơn là ngăn chặn chiến lược trọng thương của Trung Quốc. Kể từ đó, thế giới chứng kiến hai thế đối đầu nhau: Washington muốn giảm thặng dư thương mại của Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh chống lại điều này và muốn duy trì mức thặng dư khổng lồ. Washington áp đặt thuế quan đối với các sản phẩm của Trung Quốc, Bắc Kinh trả đủ cũng áp đặt thuế quan đối với các sản phẩm sản xuất của Mỹ.

Lượng hàng hóa xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc thấp hơn 4 lần so với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ, nên tác động đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc có thể sẽ lớn hơn so với Mỹ. Do vậy, Trung Quốc đã áp dụng thêm hai hình thức trả đũa khác đối với Mỹ – đưa ra hạn ngạch nhập khẩu khắt khe đối với các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ và phá giá đồng Nhân dân tệ (NDT) so với đồng USD.

David Dollar: Chiến lược tổng thể của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại với Mỹ gồm 3 chiến lược nhỏ. Thứ nhất, Trung Quốc từng bước mở cửa nền kinh tế - chiến lược vẫn được nước này bám sát và duy trì. Thứ hai, Bắc Kinh vẫn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Washington trong khía cạnh kinh tế. Do vậy, Trung Quốc sẵn sàng nhượng bộ Mỹ. Mặt khác, Trung Quốc sẽ không tha thứ cho hành động răn đe từ Mỹ hay từ bất kỳ quốc gia nào khác. Nếu Washington áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế nặng nề với Trung Quốc, Bắc Kinh cũng sẽ làm tương tự với Mỹ.

Dù ít có những động thái lộ liễu hơn Tổng thống Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vẫn có những vũ khí chính trị và kinh tế để đối đầu với Mỹ, đặc biệt là khả năng kiểm soát tiền tệ. Cụ thể, Trung Quốc đã sử dụng những vũ khí đó như thế nào?

Antoine Brunet: Trước hết, với hành vi gần đây của Bắc Kinh, các nhà kinh tế truyền thống cuối cùng cũng thừa nhận điều mà lâu nay họ đã phủ nhận: Trung Quốc đã định giá thấp đồng NDT trên quy mô lớn kể từ năm 1994, giống như việc nước này đã áp dụng biện pháp bảo hộ thuế quan. Có thể khẳng định việc Trung Quốc định giá thấp đồng NDT trong suốt 25 năm qua chính là biện pháp vững chắc bảo vệ thuế quan mà Bắc Kinh áp dụng để đối phó với hàng hóa sản xuất tại Mỹ hoặc châu Âu.

Trên thực tế, Trung Quốc đã đáp trả các biện pháp trừng phạt thuế quan của Mỹ bằng việc thao túng tỷ giá đồng NDT. Điều này giải thích tại sao bất chấp việc Mỹ áp đặt thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc, thặng dư thương mại của nước này vẫn không giảm, mà còn tăng trở lại. Trong 6 tháng đầu năm 2019, thặng dư thương mại tính theo năm của Trung Quốc đạt khoảng 500 tỷ USD.

Có thể kết luận Trung Quốc gần như có thể “miễn nhiễm” trước bất kỳ phản ứng nào của Mỹ. Trước việc Trung Quốc đáp trả gấp đôi trước mỗi động thái của Mỹ, Washington đã phải dùng đến “vũ khí siêu đẳng” – đó là thiết lập hạn ngạch nhập khẩu đối với các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc: Trước sức cạnh tranh mạnh mẽ của hàng hóa Trung Quốc gây bất ổn cho Mỹ (và các quốc gia khác), Mỹ đã đi đến quyết định cấm hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc trên lãnh thổ Mỹ.

David Dollar: Theo tôi, Trung Quốc được hưởng lợi trong cuộc chiến thương mại này vì chiến lược của họ thực tế lại rất rõ ràng và Bắc Kinh sẵn sàng chấp nhận những hậu quả của cuộc đối đầu kinh tế với Washington. Đồng thời, những hậu quả bất lợi đối với nền kinh tế Trung Quốc không ngăn cản được Bắc Kinh giữ vững lập trường của họ, cũng như không trở thành vật cản khiến họ không làm điều tương tự với Mỹ.

Việc chấp nhận phá giá đồng NDT không chỉ là một biện pháp phòng thủ đối với Bắc Kinh, mà còn là động thái nhằm gửi một thông điệp rõ ràng tới Donald Trump. Tập Cận Bình tìm cách để Donald Trump hiểu rằng cả chính sách lẫn sức nặng kinh tế của Mỹ đều không làm ông e ngại.

Mặt khác, không thể phủ nhận rằng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng trở nên đáng lo ngại và nguy hiểm. Trước tình hình này, Chính quyền Washington phải quyết định: hoặc cần cứng rắn hơn nữa trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, hoặc chấp nhận thảo luận với Bắc Kinh để tìm ra, nếu không phải là một thỏa thuận, ít nhất là một thỏa hiệp có thể làm hài lòng cả hai nước.

thuong chien my trung bac kinh dang nam giu nhung bi mat chien luoc nao

Mối nguy chiến tranh tiền tệ: Lựa chọn nào cho Mỹ và Trung Quốc?

TGVN. Trang mạng Project Syndicate bình luận, mối quan hệ không mấy tốt đẹp giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay đang khiến cho việc ...

Phải chăng thái độ của Bắc Kinh phản ánh một chiến lược vượt ra ngoài khía cạnh kinh tế? Các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ đi xa tới tới mức nào?

David Dollar: Cách tiếp cận của Trung Quốc trong khía cạnh kinh tế phù hợp với cách thức ứng xử của nước này với Mỹ và phần còn lại của thế giới. Trung Quốc muốn được coi là một trong những cường quốc lớn nhất thế giới và sẵn sàng hợp tác với Mỹ, châu Âu và phần còn lại của thế giới nếu sự hợp tác này diễn ra trong thế bình đẳng. Tuy nhiên, việc công nhận Trung Quốc là một cường quốc thế giới là một việc không dễ dàng đối với các nước phương Tây.

Antoine Brunet: Chiến lược thống trị thương mại của Trung Quốc là nền tảng thiết yếu của một chiến lược đa chiều và thực sự rộng lớn hơn nhiều. Cụ thể:

Nhờ những thặng dư thương mại khổng lồ, Trung Quốc không ngừng tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu công nghệ, phát triển các công nghệ mũi nhọn, thực hiện các cuộc tấn công mạng và các hành vi gián điệp đối với các nước đối thủ.

Những tiến bộ công nghệ đã cho phép Trung Quốc đẩy mạnh công nghiệp hóa. Tiến trình công nghiệp hóa được Trung Quốc thực hiện đối với mọi lĩnh vực ngành nghề: thép, truyền hình, thiết bị gia dụng, máy tính, tuabin gió, các tấm pin mặt trời, điện thoại, robot và kỹ thuật số, chất bán dẫn...

Nguồn tài chính khổng lồ mà thặng dư thương mại mang lại cho Trung Quốc cũng cho phép nước này khai thác tất cả nguồn tài nguyên khan hiếm trên hành tinh. Nhờ khả năng trả giá đấu thầu cao hơn, Trung Quốc sở hữu nhiều đất nông nghiệp màu mỡ (ở châu Phi, Mỹ Latinh và thậm chí cả Pháp), cũng như nhiều mỏ kim loại và đất hiếm. Trên cơ sở đó, Trung Quốc đã gây sức ép cho các doanh nghiệp phương Tây phụ thuộc vào nguồn cung kim loại và đất hiếm của Trung Quốc.

Mặt khác, nhờ vào mức thặng dư thương mại lớn mà Trung Quốc còn có thể xây dựng một chính sách ngoại giao nhằm củng cố vị thế quốc tế của mình. Thông qua sáng kiến “Vành đai và Con đường”, Trung Quốc thực hiện các dự án tài trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước ngoài – vốn được Trung Quốc xem như là một khoản đầu tư để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa Chính phủ Trung Quốc và chính phủ của các nước tiếp nhận.

Bằng cách cung cấp những khoản vay, Trung Quốc đã có được lợi ích ngoại giao thông qua việc thắt chặt mối quan hệ với các quốc gia cụ thể. Đó là điều mà Trung Quốc đạt được và nó không thể hiện bằng tiền. Có thể thấy rằng nhờ sáng kiến này, Trung Quốc đã có ảnh hưởng đáng kể đối với nhiều nước châu Âu (như Hy Lạp, Ý, Bồ Đào Nha và các nước Đông Âu), cũng như các nước Trung Á (như Kazakhstan, Pakistan). Nhưng Bắc Kinh không dừng lại ở đó. Đến nay, sáng kiến “Vành đai và Con đường” đã vươn tới cả các nước Nam Á, các nước châu Phi và các nước Mỹ Latin.

Thặng dư thương mại gia tăng cũng cho phép Trung Quốc phát triển các chương trình phát triển vũ khí và chương trình vũ trụ rất tham vọng, và hoạt động này đang được Trung Quốc nỗ lực đầu tư.

thuong chien my trung bac kinh dang nam giu nhung bi mat chien luoc nao

Mỹ - Trung Quốc: Chiến tranh tiền tệ - Có hay không?

TGVN. Mỹ - Trung Quốc không chỉ đã xô đẩy nhau vào vòng xoáy bất hoà mới mà còn khiến cho thế giới phải lưu ...

thuong chien my trung bac kinh dang nam giu nhung bi mat chien luoc nao

Chiến tranh thương mại: “So sánh lực lượng” Mỹ - Trung ai đang chiếm ưu thế?

Cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung có vẻ như đang được thiết kế để leo thang hơn nữa vào ngày 1/3 tới. Mức thuế quan ...

thuong chien my trung bac kinh dang nam giu nhung bi mat chien luoc nao

Mỹ - Trung và cuộc chiến “lưỡng bại câu thương”

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến cả 2 “siêu cường” thiệt hại hàng tỷ USD trong năm 2018, tác động nặng nề ...

(theo Atlantico)

Tin cũ hơn

Học giả Pháp: Mục tiêu của BRICS không chỉ là phi USD hóa, mà là phi phương Tây hóa Học giả Pháp: Mục tiêu của BRICS không chỉ là phi USD hóa, mà là phi phương Tây hóa
Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu? Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu?
Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời? Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời?
Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng
Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'? Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'?
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây?
Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì? Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?
Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD? Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?
Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP
Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’ Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’
USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này
Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua