Thượng đỉnh Bộ tứ: Trong tính toán chung có nỗi niềm riêng

Phương Hà
Hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ tứ diễn ra trong bối cảnh phức tạp của tình hình thế giới, các nước tìm đến với nhau lúc này cũng có nhiều trăn trở chung, riêng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ tứ: Toan tính của mỗi bên
Các nhà lãnh đạo của các thành viên nhóm Bộ tứ tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 24/5. (Nguồn: CNN)

Ngày 24/5, lãnh đạo hàng đầu các nước Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ đã tập trung tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản) để tham dự Hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ tứ (Quad).

Mặc dù nhóm Bộ tứ được định hình là khuôn khổ đa phương gồm các nước chia sẻ các giá trị cơ bản cùng hướng tới một trật tự quốc tế tự do và rộng mở dựa trên pháp quyền, nhưng mỗi bên cũng ấp ủ những tính toán của riêng mình.

Mỹ: Nâng tầm một liên minh

Mỹ là nước khởi xướng và đóng vai trò dẫn dắt nhóm Bộ tứ, luôn coi trọng hợp tác với các nước đồng minh và đối tác có chung quan điểm giá trị đối lập với Trung Quốc.

Do đó, sau khi nhậm chức, Tổng thống Joe Biden đã chủ động nâng tầm của nhóm Bộ tứ với việc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh vào tháng 3/2021 dưới hình thức trực tuyến. Sau đó 3 tháng, tại Hội nghị thượng đỉnh trực tiếp lần đầu tiên, lãnh đạo các nước đã thống nhất sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh hằng năm.

Mỹ có quan hệ đồng minh với Nhật Bản và Australia, trong khi Ấn Độ tuy không phải là đồng minh nhưng lại được định vị là đối tác quan trọng trong việc cân bằng với Trung Quốc.

Mục tiêu của Mỹ là tập hợp một liên minh đủ "sức nặng" để đối phó với sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc.

Nhật Bản: Quan tâm chủ đạo tới FOIP

Trong bối cảnh Nga vẫn tiếp tục chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, đây là thời điểm phù hợp để Nhật Bản nhấn mạnh giá trị của hợp tác tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, vốn đang phải đối diện với một cục diện mới.

Điều đó đồng nghĩa với việc chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP), được chính quyền của Thủ tướng Kishida Fumio coi là trụ cột căn bản của chính sách ngoại giao, sẽ được nhấn mạnh tại hội nghị lần này.

Ngoài ra, trước những thách thức từ Trung Quốc, Nhật Bản sẽ nhấn mạnh đến việc duy trì một trật tự quốc tế dựa trên pháp quyền, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa FOIP.

Một vấn đề quan trọng khác liên quan đến an ninh của Nhật Bản là mong muốn các bên xác nhận tăng cường hợp tác để đối phó với các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, nhất là khi Bình Nhưỡng liên tiếp phóng các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thời gian gần đây.

Về vấn đề Ukraine, Nhật Bản sẽ nhấn mạnh khoản hỗ trợ trị giá 300 triệu USD và khẳng định sẽ tăng cường hợp tác với cộng đồng quốc tế, mà then chốt là Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), trong vấn đề này.

Australia: Sự coi trọng có căn nguyên

Australia luôn thể hiện sự coi trọng hợp tác với các thành viên nhóm Bộ tứ vì mục tiêu đối phó với Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ của Canberra với nền kinh tế thứ 2 thế giới đang ở mức thấp nhất trong lịch sử.

Bắc Kinh đã áp đặt loạt biện pháp hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ Australia.

Đáng chú ý, trong tháng 4 năm nay, Trung Quốc đã ký thỏa thuận an ninh với quần đảo Solomon - quốc đảo Nam Thái Bình Dương chỉ cách Australia 2.000 km về phía Đông Bắc.

Rõ ràng, sự mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh tại khu vực Thái Bình Dương là động lực để Canberra tăng cường hợp tác với Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ không chỉ về kinh tế mà còn về quân sự.

Ấn Độ: Cùng mối lo chung

Ấn Độ là thành viên duy nhất trong nhóm Bộ tứ có chung đường biên giới trên bộ với Trung Quốc, chiều dài khoảng 3.500 km. Đây là yếu tố có thể xếp ngang hàng với 3 thành viên còn lại về mục tiêu kiềm chế Bắc Kinh.

Bất chấp mối quan hệ kinh tế khá mật thiết, vấn đề tranh chấp lãnh thổ cũng như việc Trung Quốc không ngừng gia tăng ảnh hưởng về quân sự, chính trị, kinh tế ở khu vực xung quanh Ấn Độ là lý do khiến quốc gia Nam Á này mong muốn hợp tác chặt chẽ trong khuôn khổ nhóm Bộ tứ.

Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn là New Delhi chưa thể hiện rõ lập trường với Bắc Kinh. Ấn Độ là một cường quốc hạt nhân, có dân số đông, đang duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nên có cơ sở để duy trì “quyền tự chủ chiến lược”.

Với cam kết theo đuổi một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ tứ lần này sẽ bao gồm nhiều vấn đề nóng về cả an ninh và kinh tế mà các nước này có cùng mối quan tâm như chiến sự tại Ukraine, sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, tình hình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên, hợp tác đối phó với dịch bệnh Covid-19, chống biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh năng lượng và nguồn cung chất bán dẫn.

Hội nghị được xem là một trong những sự kiện quan trọng của khu vực trong năm nay, bên cạnh phiên họp chính, sẽ có các cuộc hội đàm song phương giữa các nhà lãnh đạo cấp cao của Mỹ, Nhật, Australia và Ấn Độ để trao đổi quan điểm về các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm.

Thủ tướng đắc cử Australia: Hội nghị nhóm Bộ tứ là 'ưu tiên cao nhất' hiện nay

Thủ tướng đắc cử Australia: Hội nghị nhóm Bộ tứ là 'ưu tiên cao nhất' hiện nay

Thủ tướng đắc cử Anthony Albanese cho biết, Hội nghị nhóm Bộ tứ cùng các nhà lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ hiện ...

Thượng đỉnh G7 ra tuyên bố chung 'lên gân', Moscow nói 'khác gì công nhận Nga thành công...'

Thượng đỉnh G7 ra tuyên bố chung 'lên gân', Moscow nói 'khác gì công nhận Nga thành công...'

Ngày 8/5, lãnh đạo các quốc gia thành viên Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) gồm Mỹ, Anh, Đức, ...

(theo TTXVN, Kyodo, NHK)

Xem nhiều

Đọc thêm

Hợp tác Hải quan Việt Nam-Lào: Tin tưởng, hỗ trợ, giúp đỡ cùng phát triển

Hợp tác Hải quan Việt Nam-Lào: Tin tưởng, hỗ trợ, giúp đỡ cùng phát triển

Hải quan Việt Nam-Lào đặc biệt quan tâm xây dựng, duy trì, gìn giữ, phát triển quan hệ hợp tác ngày càng hướng đến thực chất, hiệu quả.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan

Tổng Bí thư trao đổi với Chủ tịch Quốc hội Armenia một số phương hướng, biện pháp lớn nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước ngày càng thực chất và ...
Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và Adana trao đổi cụ thể về những định hướng hợp tác giữa hai địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại.
Tin áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông, tàu thuyền trong vùng nguy hiểm chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn

Tin áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông, tàu thuyền trong vùng nguy hiểm chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn

Chiều tối nay (ngày 19/11), bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Tin thế giới 19/11: Kiev dự báo kết thúc xung đột, Nghị sĩ Mỹ đòi luận tội Tổng thống Biden, Israel khẳng định đã tấn công chương trình hạt nhân Iran

Tin thế giới 19/11: Kiev dự báo kết thúc xung đột, Nghị sĩ Mỹ đòi luận tội Tổng thống Biden, Israel khẳng định đã tấn công chương trình hạt nhân Iran

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Vũ khí laser chống UAV: Mặt trận nóng bỏng mới trong cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung Quốc

Vũ khí laser chống UAV: Mặt trận nóng bỏng mới trong cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung Quốc

Hai siêu cường hàng đầu thế giới đều đang đánh cược trong cuộc đua làm chủ công nghệ tiêu diệt UAV.
Tin thế giới 19/11: Kiev dự báo kết thúc xung đột, Nghị sĩ Mỹ đòi luận tội Tổng thống Biden, Israel khẳng định đã tấn công chương trình hạt nhân Iran

Tin thế giới 19/11: Kiev dự báo kết thúc xung đột, Nghị sĩ Mỹ đòi luận tội Tổng thống Biden, Israel khẳng định đã tấn công chương trình hạt nhân Iran

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Liên minh Mỹ-Philippines củng cố hợp tác quân sự, Washington trấn an Manila trước thời điểm thay đổi chính quyền

Liên minh Mỹ-Philippines củng cố hợp tác quân sự, Washington trấn an Manila trước thời điểm thay đổi chính quyền

Mỹ và Philippines đã ký thỏa thuận chia sẻ công nghệ và thông tin quân sự mật vào ngày 18/11, trong bối cảnh hai nước tăng cường hợp tác.
CHÍNH THỨC! Tổng thống Nga phê duyệt học thuyết hạt nhân cập nhật, hai ngày sau khi Mỹ mở khóa tấn công cho Ukraine

CHÍNH THỨC! Tổng thống Nga phê duyệt học thuyết hạt nhân cập nhật, hai ngày sau khi Mỹ mở khóa tấn công cho Ukraine

Nguyên tắc cơ bản của học thuyết này là việc sử dụng vũ khí hạt nhân được xem như biện pháp cuối cùng để bảo vệ chủ quyền của đất nước.
Siết chặt an ninh trước thềm bầu cử, cảnh sát Belarus diễn tập tại nhiều thành phố

Siết chặt an ninh trước thềm bầu cử, cảnh sát Belarus diễn tập tại nhiều thành phố

Bộ Nội vụ Belarus ngày 19/11 thông báo, cảnh sát sẽ tiến hành diễn tập trước cuộc bầu cử tổng thống để nâng cao hàng rào an ninh.
Triều Tiên: Chủ tịch Kim Jong Un cảnh báo chiến tranh cận kề, yêu cầu hoàn tất công tác chuẩn bị, kêu gọi Nga sát cánh

Triều Tiên: Chủ tịch Kim Jong Un cảnh báo chiến tranh cận kề, yêu cầu hoàn tất công tác chuẩn bị, kêu gọi Nga sát cánh

Nguy cơ xung đột quân sự trên bán đảo Triều Tiên là điều không thể tránh khỏi và Bình Nhưỡng cần tăng cường chuẩn bị cho chiến tranh.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào Nga chẳng phải là 'chìa khóa vạn năng', Moscow còn vũ khí nóng, vẫn sẵn lòng cùng nhảy điệu tango

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào Nga chẳng phải là 'chìa khóa vạn năng', Moscow còn vũ khí nóng, vẫn sẵn lòng cùng nhảy điệu tango

Bước đi của Mỹ sẽ không có tác động lâu dài đến diễn biến xung đột tại Ukraine nhưng có thể giúp quân đội quốc gia Đông Âu trong ngắn hạn.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
Phiên bản di động