Nhỏ Bình thường Lớn

Thượng đỉnh Mỹ-Hàn: Thắt chặt quan hệ với Washington, Seoul quyết tâm 'rời xa' Bắc Kinh

Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Hàn diễn ra tại Nhà Trắng hôm 21/5 vừa qua không chỉ có ý nghĩa giúp hồi sinh mối quan hệ liên minh vốn bị người tiền nhiệm Donald Trump hủy hoại, mà còn đánh dấu việc Seoul đang chuyển hướng mối quan tâm địa chính trị và kinh tế về phía Washington và rời xa Bắc Kinh.
Thượng đỉnh Mỹ-Hàn: Thắt chặt quan hệ với Washington, Seoul quyết tâm 'rời xa' Bắc Kinh
Cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in là cuộc gặp trực tiếp thứ hai của Tổng thống Biden với lãnh đạo nước ngoài, sau cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide. (Nguồn: EPA)

Trọng tâm vẫn là châu Á-Thái Bình Dương

Cuộc gặp đạt được những kết quả vượt xa mong đợi với những thỏa thuận cụ thể về hợp tác vaccine chống Covid-19, các hợp đồng đầu tư công nghệ cao trị giá 40 tỷ USD mà các doanh nghiệp Hàn Quốc muốn triển khai ở Mỹ, hợp tác về biến đổi khí hậu, cũng như điều phối các biện pháp để xử lý vấn đề hạt nhân Triều Tiên và triển khai hợp tác tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Thế nhưng, cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Hàn này lại "vắng bóng" trên các hãng truyền thông và mạng lưới báo chí lớn ở Mỹ.

Lời giải thích có thể là do báo chí Mỹ đang bận rộn đưa tin cuộc khủng hoảng gần đây ở Trung Đông. Nhưng cho dù đánh giá theo tiêu chí nào, thì cuộc gặp thượng đỉnh này cho thấy ông Biden đang triển khai tốt những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình.

Tin liên quan
Quan hệ Mỹ-Hàn: Cơ hội vàng của Tổng thống Moon Jae-in Quan hệ Mỹ-Hàn: Cơ hội vàng của Tổng thống Moon Jae-in

Cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in là cuộc gặp trực tiếp thứ hai của Tổng thống Biden với lãnh đạo nước ngoài, sau cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide.

Sự kiện này không chỉ cho thấy chính quyền Biden coi trọng việc làm hồi sinh các mối quan hệ đồng minh của Mỹ, mà còn cho thấy ông Biden quan tâm đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ngoài những tuyên bố mạnh mẽ, thượng đỉnh Mỹ-Hàn đánh dấu một cột mốc trong việc định hình quan hệ đối tác và đồng minh lâu đời trong thế kỷ XXI với những lợi ích cụ thể cho cả hai bên.

Ví dụ, Mỹ và Hàn Quốc nhất trí về hợp tác sản xuất vaccine cho chuỗi cung ứng vaccine toàn cầu cũng như hợp tác về cải cách Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Có lẽ, kết quả đáng lưu ý hơn cả là một chương trình hợp tác rộng lớn về công nghệ, ít nhất đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng trong và sau đại dịch Covid-19.

Các doanh nghiệp tư nhân Hàn Quốc cũng công bố khoản đầu tư trị giá khoảng 40 tỷ USD để sản xuất chip máy tính hiện đại tại Mỹ và hợp tác với Ford để sản xuất xe hơi điện tại Mỹ.

Ngoài ra, Seoul cũng nhất trí thắt chặt hoạt động giám sát đầu tư nước ngoài và hợp tác với Washington để phát triển mạng 5G và tiếp đó là 6G mà không phụ thuộc vào công nghệ của tập đoàn Huawei của Trung Quốc.

Bắc Kinh là mục tiêu?

Mặc dù cụm từ Trung Quốc không hề xuất hiện trong tuyên bố chung của hai nhà lãnh đạo sau cuộc gặp, tại các cuộc họp báo cũng như những tài liệu cung cấp thông tin về sự kiện, song những vấn đề hợp tác kinh tế và địa chính trị đạt được tại cuộc gặp đã khiến Bắc Kinh "nổi đóa".

Đại sứ Trung Quốc tại Hàn Quốc phàn nàn rằng Bắc Kinh là "mục tiêu" của chương trình nghị sự hợp tác Mỹ-Hàn.

Từ "mục tiêu" có thể là một từ không phù hợp trong trường hợp này.

Tuy nhiên, các lộ trình hợp tác về công nghệ và địa chính trị được tuyên bố tại cuộc gặp sẽ giúp cả hai nền kinh tế của Mỹ và Hàn Quốc giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, theo đó, giúp tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Mỹ và Hàn Quốc.

Đồng thời, Seoul dường như đang thể hiện mối quan tâm lớn hơn đối với chương trình nghị sự địa chính trị của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Đối với Mỹ, những cách thức hợp tác nói trên là một bước đi hữu hiệu giúp chính quyền Biden triển khai kế hoạch ưu tiên tăng cường sản xuất thiết bị công nghệ cao tại Mỹ vốn được lưỡng đảng ủng hộ đồng thời giúp thiết lập được những chuỗi cung ứng đảm bảo hơn.

Đối với Hàn Quốc, mặc dù Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của nước này, song chương trình hợp tác với Mỹ nói trên sẽ giúp đa dạng hóa nền kinh tế của Seoul và xây dựng được mối quan hệ đối tác công nghệ cao với Washington.

Tìm tiếng nói chung trong vấn đề Triều Tiên

Về những vấn đề địa chính trị khu vực, cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Hàn, ít nhất vào thời điểm hiện nay, chưa thể hiện những bất đồng và khác biệt mang tính chiến thuật của hai bên về vấn đề Triều Tiên.

Hai bên đã cùng cam kết theo đuổi chính sách ngoại giao để tiến hành phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và duy trì bầu không khí hòa bình lâu dài trên bán đảo. Đây là kết quả mong đợi hơn cả trong bối cảnh không có dấu hiệu nào cho thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un quan tâm đến vấn đề nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân.

Thượng đỉnh Mỹ-Hàn: Thắt chặt quan hệ với Washington, Seoul quyết tâm 'rời xa' Bắc Kinh
Seoul dường như đang thể hiện mối quan tâm lớn hơn đối với chương trình nghị sự địa chính trị của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. (Nguồn: Reuters)

Bình Nhưỡng đã khước từ những nỗ lực ban đầu của chính quyền Biden khi tìm kiếm các biện pháp ngoại giao để xử lý vấn đề hạt nhân. Mặc dù chính quyền Tổng thống Moon muốn theo đuổi hợp tác kinh tế hai miền, song chính nỗ lực không ngừng của nhà lãnh đạo Kim phát triển kho vũ khí hạt nhân và tên lửa của mình khiến cộng đồng quốc tế khó lòng gỡ bỏ các trừng phạt đối với Bình Nhưỡng.

Seoul cũng nhất trí tập trung thúc đẩy lợi ích cốt lõi của Mỹ, tăng cường hợp tác an ninh và tình báo ba bên Mỹ-Hàn-Nhật, vốn lâu nay bị cản trở bởi căng thẳng quan hệ giữa Seoul và Tokyo.

Mỹ cũng đã nhất trí gỡ bỏ những hạn chế về tầm bắn tên lửa đối với Hàn Quốc, cho phép Seoul phát triển những loại tên lửa có năng lực lớn hơn để cạnh tranh với Triều Tiên. Đây là một động thái mang tính nhượng bộ từ phía Washington đối với Seoul tại cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Hàn vừa qua.

Tuy nhiên, động thái nhượng bộ này hầu như không được báo chí đưa tin đậm nét.

Hướng tới quan hệ đối tác toàn cầu

Hàn Quốc lâu nay nỗ lực tìm cách tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ để giảm sự phụ thuộc kinh tế đối với Trung Quốc cũng như giảm tầm ảnh hưởng của Trung Quốc do sự gần gũi về địa lý gây ra.

Tại cuộc gặp thượng đỉnh nói trên, Seoul dường như đồng thuận với chương trình nghị sự của Washington về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bao gồm khuôn khổ hợp tác mang tên Đối thoại An ninh Bốn bên, hay còn được biết đến là Bộ tứ.

Tuy nhiên, Seoul gắn kết với Bộ tứ ở mức độ như thế nào vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Hàn đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quan hệ hai nước, song phần lớn lại không được ghi nhận.

Cuộc gặp này đã vượt qua phạm vi mối quan hệ đồng minh an ninh Mỹ-Hàn, đặt nền tảng xây dựng tầm nhìn về mối quan hệ đối tác toàn cầu giữa hai nền dân chủ công nghệ hiện đại thuộc nhóm G20 này.

Có lẽ, Trung Quốc là nhân tố gây quan ngại.

TIN LIÊN QUAN
Ấn định thời điểm gặp mặt người đồng cấp Joe Biden, Tổng thống Hàn Quốc chuẩn bị công du Mỹ
Hàn Quốc: Thông tin Mỹ đề nghị Seoul tham gia Bộ tứ là 'không chính xác'
Trước cuộc gặp với ông Joe Biden, Thủ tướng Suga Yoshihide nói gì?
Giữa những phản ứng 'rầm rộ' từ Triều Tiên, Mỹ-Hàn Quốc hội đàm 2+2, tiết lộ vấn đề ưu tiên
Hội nghị Thượng đỉnh Bộ tứ: Trung Quốc cảnh báo, tuyên bố chung 'Tinh thần Bộ tứ' có gì?

(theo The Hill)

Tin cũ hơn

Mỹ cam kết sát cánh, khẳng định đưa Ukraine vào NATO; lý do khiến ông Zelensky hủy chuyến đi Tây Ban Nha? Mỹ cam kết sát cánh, khẳng định đưa Ukraine vào NATO; lý do khiến ông Zelensky hủy chuyến đi Tây Ban Nha?
Đội máy bay tàng hình F-22 của Mỹ xuất hiện ở Hàn Quốc Đội máy bay tàng hình F-22 của Mỹ xuất hiện ở Hàn Quốc
Nhà lãnh đạo Singapore Lý Hiển Long: Người luôn tìm ra những giải pháp 'cùng thắng' cho những vấn đề khó Nhà lãnh đạo Singapore Lý Hiển Long: Người luôn tìm ra những giải pháp 'cùng thắng' cho những vấn đề khó
Mỹ-Philippines tuyên bố siết hợp tác về một lĩnh vực, giúp Manila giám sát lãnh hải và EEZ Mỹ-Philippines tuyên bố siết hợp tác về một lĩnh vực, giúp Manila giám sát lãnh hải và EEZ
Xung đột ở Ukraine: Tổng thống Nga 'ưng ý' kế hoạch của Trung Quốc, Bắc Kinh tích cực ngoại giao con thoi Xung đột ở Ukraine: Tổng thống Nga 'ưng ý' kế hoạch của Trung Quốc, Bắc Kinh tích cực ngoại giao con thoi
Bán đảo Triều Tiên: Chủ tịch Kim Jong-un nhấn mạnh bước đột phá cho quân đội, Mỹ nói bất đắc dĩ tăng gấp đôi hợp tác cùng Nhật-Hàn Bán đảo Triều Tiên: Chủ tịch Kim Jong-un nhấn mạnh bước đột phá cho quân đội, Mỹ nói bất đắc dĩ tăng gấp đôi hợp tác cùng Nhật-Hàn
Mỹ thúc đẩy gói viện trợ vũ khí mới cho Israel trị giá 1 tỷ USD, trực tiếp gạt luôn đồn đoán vạch giới hạn với đồng minh Mỹ thúc đẩy gói viện trợ vũ khí mới cho Israel trị giá 1 tỷ USD, trực tiếp gạt luôn đồn đoán vạch giới hạn với đồng minh
Anh tuyên bố 'ranh giới đỏ' liên quan Hiệp ước toàn cầu phòng chống đại dịch trong tương lai Anh tuyên bố 'ranh giới đỏ' liên quan Hiệp ước toàn cầu phòng chống đại dịch trong tương lai
Tổng thống Putin thăm Trung Quốc: Tiết lộ về văn kiện quan trọng nhất sẽ được ký kết, ai tháp tùng nhà lãnh đạo Nga? Tổng thống Putin thăm Trung Quốc: Tiết lộ về văn kiện quan trọng nhất sẽ được ký kết, ai tháp tùng nhà lãnh đạo Nga?
Israel không kích trung tâm chỉ huy của Hamas bên trong cơ sở do Liên hợp quốc điều hành Israel không kích trung tâm chỉ huy của Hamas bên trong cơ sở do Liên hợp quốc điều hành
Điểm tin thế giới sáng 15/5: Nga-Trung lên tầm cao mới, EU mở rộng trừng phạt Iran, Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ đến Ukraine Điểm tin thế giới sáng 15/5: Nga-Trung lên tầm cao mới, EU mở rộng trừng phạt Iran, Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ đến Ukraine
Phó Thủ tướng Singapore Lawrence Wong và kỳ vọng 'giữ cho điều diệu kỳ tồn tại lâu nhất có thể' Phó Thủ tướng Singapore Lawrence Wong và kỳ vọng 'giữ cho điều diệu kỳ tồn tại lâu nhất có thể'