'Món quà' cuối cùng Tổng thống Joe Biden tặng Ukraine, 'nước cờ' cao tay không ai nghĩ tới

Vy Anh
Những điều 'phút chót' mà Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể làm cho Ukraine không chỉ là cung cấp những gói viện trợ quân sự trấn an Kiev mà còn là chiến lược đẩy mạnh Ukraine là một ưu tiên trong chính sách của nước Mỹ và dù có thắng cử ông Donald Trump cũng khó bề chuyển dịch.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
'Món quà' cuối cùng Tổng thống Joe Biden tặng Ukraine, 'nước cờ' cao tay không ai nghĩ tới
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng ở Washington vào ngày 26/9. (Nguồn: AFP)

Không chỉ là gói viện trợ mà là một ngoại lệ

Ngày 26/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố gói viện trợ quân sự trị giá 8 tỷ USD cho Ukraine. Đây có thể là gói viện trợ cuối cùng mà ông dành cho Ukraine trước khi rời nhiệm sở sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới.

Đây là gói trang thiết bị vũ khí thứ 66 mà chính quyền Tổng thống Biden cung cấp cho Ukraine và là một phần trong nỗ lực của Tổng thống sắp mãn nhiệm nhằm tiếp tục gửi vũ khí tới Kiev trong bối cảnh chính trường Mỹ đang tranh luận về số tiền mà nước này dự kiến tiếp tục chi để giúp Ukraine.

Tổng thống Joe Biden cho biết đã ủy quyền giải ngân 5,5 tỷ USD theo Quyền rút vốn của tổng thống, cho phép tổng thống chuyển tiền từ quỹ ngân sách của Bộ Quốc phòng (DOD) cho nước ngoài mà không cần sự chấp thuận của Quốc hội.

Ngoài ra, một gói viện trợ riêng trị giá 2,4 tỷ USD đã được phân bổ thông qua Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine, sẽ cung cấp cho Ukraine thêm hệ thống phòng không, máy bay không người lái và tên lửa không đối đất, cũng như củng cố ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine.

Tổng cộng, tính đến ngày 26/9, Mỹ đã cam kết hơn 59,3 tỷ USD viện trợ an ninh cho Ukraine kể từ đầu nhiệm kỳ của chính quyền Tổng thống Biden.

Tổng thống Biden cho biết: “Thông điệp của tôi rất rõ ràng: Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine sự hỗ trợ cần thiết để giành chiến thắng trong cuộc xung đột”.

Ông Feryal Cherif, Giám đốc Chương trình quan hệ quốc tế tại Đại học Loyola Marymount ở California, nhận định: “Di sản của ông Biden sẽ phụ thuộc vào cuộc bầu cử tổng thống và kết quả của cuộc xung đột Ukraine-Nga”.

Sự "hào phóng" của ông chủ Nhà Trắng với Ukraine diễn ra trong bối cảnh không chắc chắn về cách thức và mức độ hỗ trợ của Mỹ cho Kiev sau bầu cử.

Cựu Tổng thống Donald Trump,những quan điểm của ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa gây khó cho Kiev và Tổng thống Ukraine Zelensky có thể bị gây sức ép để đàm phán nếu ông Trump thắng cử.

Ngày 25/9, ông Trump phát biểu tại cuộc vận động tranh cử ở Bắc Carolina rằng “chúng ta tiếp tục trao hàng tỷ USD cho một người đã từ chối thực hiện một thỏa thuận, đó là Zelensky”, và nói thêm rằng, “Ukraine đã biến mất. Đây không còn là Ukraine nữa. Bất kỳ thỏa thuận nào, ngay cả thỏa thuận tồi tệ nhất, cũng sẽ tốt hơn những gì chúng ta hiện có”.

Theo bà Cherif, nếu ông Trump “đắc cử, rất có khả năng Tổng thống Zelensky sẽ bị gây sức ép để đàm phán một thỏa thuận hòa bình với Nga”. Nếu điều này xảy ra, dư luận có thể nghĩ rằng điều đó có thể đạt được sớm hơn, giúp Mỹ tiết kiệm hàng tỷ USD và khiến ông Biden phải chịu “thất bại về chính sách đối ngoại”.

Ông Trump muốn làm khác cũng khó

Giáo sư Cherif nhận định, nếu Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới, bà “có khả năng sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine”.

Chuyên gia này phân tích: “Nhiệm kỳ tổng thống của Harris có thể sẽ rơi vào tình thế mà nhiều người Mỹ cảm thấy rằng, một là nước Mỹ đang lãng phí tiền bạc cho một cuộc xung đột ở nước ngoài mà họ không thể thắng hoặc quá tốn kém để giành chiến thắng; và hai là, với sự bế tắc trong vấn đề lãnh thổ, chúng ta có thể đạt được kết quả tương tự với số tiền bỏ ra ít hơn từ nhiều năm trước. Trừ khi quỹ đạo của xung đột thay đổi đáng kể, Ukraine có thể sẽ bị coi là một thất bại về chính sách đối ngoại của ông Biden và bà Harris”.

Bà Harris chỉ trích những đề xuất rằng Ukraine nên nhượng bộ lãnh thổ cho Moscow để đổi lấy hòa bình và nói rằng: “Đó là những đề nghị đầu hàng. Mỹ hỗ trợ Ukraine không phải vì lòng từ thiện, mà đó là vì lợi ích chiến lược của chúng tôi”.

Trong chuyến thăm Mỹ vừa qua của ông Zelensky, bà Harris đã nói với ông rằng sự ủng hộ của bà đối với việc bảo vệ Kiev là “không lay chuyển”.

Khi đó, Phó Tổng thống nói: “Tôi tự hào được sát cánh cùng Ukraine. Tôi sẽ tiếp tục sát cánh cùng Ukraine và nỗ lực để bảo đảm Ukraine giành chiến thắng, để được an toàn, an ninh và thịnh vượng. Mỹ phải tiếp tục hoàn thành vai trò lãnh đạo toàn cầu lâu dài của mình”.

Ông Biden khéo léo sắp xếp một cuộc họp cấp cao tại Nhà Trắng nhân dịp chuyến thăm giữa ông Biden, bà Harris và ông Zelensky. Tổng thống Mỹ đang cố gắng chứng minh rằng Ukraine vẫn là "ưu tiên hàng đầu" với Washington và muốn tạo ra kỳ vọng về sự ủng hộ của Mỹ trong tương lai, tốt nhất là theo cách mà ông Trump không thể phớt lờ.

Trong chuyến thăm Mỹ, Tổng thống Ukraine không thể thuyết phục Washington cho phép sử dụng tên lửa ATACMS ở Nga. Kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khiến phương Tây phải bối rối trước những cảnh báo hạt nhân của mình.

Quyết định của Tổng thống Putin gần đây về việc sửa đổi học thuyết của Nga nhằm thiết lập ngưỡng thấp hơn cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân đã mang đến cho ông Biden thêm một lý do nữa. Tuy nhiên có thể thấy rất rõ rằng, Tổng thống Joe Biden đang có những nỗ lực phút chót để hỗ trợ Ukraine trước khi rời Nhà Trắng.

Sau khi cuộc bầu cử kết thúc, ông vẫn còn thời gian tại nhiệm trước khi tổng thống mới nhậm chức vào tháng 1/2025. Trong khoảng thời gian này, đôi khi các tổng thống có thể thúc đẩy các quyết định chính sách quan trọng vào vài tuần cuối cùng nắm quyền. Ông muốn công khai vấn đề Ukraine như một khía cạnh quan trọng trong chiến lược của mình.

Nga nói Ukraine 'đùa với lửa'; Kiev thừa nhận thực hiện một vụ ám sát, cáo buộc Moscow tấn công các cơ sở quan trọng

Nga nói Ukraine 'đùa với lửa'; Kiev thừa nhận thực hiện một vụ ám sát, cáo buộc Moscow tấn công các cơ sở quan trọng

Ngày 4/10, Điện Kremlin cáo buộc giới chức Ukraine "đùa với lửa" - một ngày sau khi lực lượng Nga tuyên bố đánh chặn một ...

Nga tuyên bố đang 'nghiền nát' vũ khí Mỹ, phương Tây sẽ chỉ giáng 'đòn chí mạng' vào an ninh quốc tế

Nga tuyên bố đang 'nghiền nát' vũ khí Mỹ, phương Tây sẽ chỉ giáng 'đòn chí mạng' vào an ninh quốc tế

Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho rằng, Moscow sẽ giành chiến thắng từ "kế hoạch vô vọng" của phương Tây đối với Ukraine.

Chuyên gia Georgia nói gì về cuộc xung đột Nga-Ukraine?

Chuyên gia Georgia nói gì về cuộc xung đột Nga-Ukraine?

Trong lúc cuộc xung đột tại Ukraine đang diễn ra ngày càng khốc liệt, chuyên gia an ninh người Georgia Kakha Qemoklidze đưa ra một ...

Hà Lan chuyển giao lô F-16 đầu tiên cho Ukraine, nhân vật chống Tổng thống Putin thiệt mạng, Nga cảnh cáo NATO

Hà Lan chuyển giao lô F-16 đầu tiên cho Ukraine, nhân vật chống Tổng thống Putin thiệt mạng, Nga cảnh cáo NATO

Kiev tiếp nhận lô máy bay chiến đấu F-16, nhà hoạt động chống Điện Kremlin Ildar Dadin thiệt mạng tại Ukraine, Moscow "khó chịu" với ...

Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Nga nhiều lần cảnh báo “lằn ranh đỏ”. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó ...

(theo Newsweek)

Xem nhiều

Đọc thêm

Bổ sung cách thức thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế PEIC

Bổ sung cách thức thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế PEIC

Bộ GD&ĐT quyết định cho phép bổ sung hình thức làm bài thi trên máy tính cho tất cả các cấp độ của chứng chỉ tiếng Anh...
Dự báo thời tiết ngày mai (8/10): Bắc Bộ ngày nắng, vùng núi sáng sớm trời lạnh; khu vực Quảng Trị đến Quảng Ngãi cục bộ mưa to đến rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (8/10): Bắc Bộ ngày nắng, vùng núi sáng sớm trời lạnh; khu vực Quảng Trị đến Quảng Ngãi cục bộ mưa to đến rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (8/10) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2024 khoảng trên 7%

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2024 khoảng trên 7%

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ đã chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024.
Đầm dạ hội của nhà thiết kế Việt giúp Hoa hậu Nhật Bản nhận nhiều lời khen

Đầm dạ hội của nhà thiết kế Việt giúp Hoa hậu Nhật Bản nhận nhiều lời khen

Tại Miss Cosmo 2024, Hoa hậu Nhật Bản tôn dáng với chiếc đầm do NTK Lê Ngọc Lâm sáng tạo, từng được Lê Hoàng Phương diện khi kết thúc nhiệm ...
Đội công binh số 3 của Việt Nam ra quân thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ UNISFA

Đội công binh số 3 của Việt Nam ra quân thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ UNISFA

Đội công binh số 3 của Việt Nam tại Phái bộ UNISFA đã tổ chức Lễ ra quân thực hiện nhiệm vụ và phát động phong trào thi đua.
Sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sống động qua những con tem

Sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sống động qua những con tem

Công ty Tem Bưu chính tổ chức triển lãm 'Hồ Chí Minh - Hành trình vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội qua sưu tập tem và ...
Iraq: Một chỉ huy cấp cao của tổ chức khủng bố IS bị tiêu diệt

Iraq: Một chỉ huy cấp cao của tổ chức khủng bố IS bị tiêu diệt

Tình hình an ninh ở Iraq đã được cải thiện kể từ khi IS bị đánh bại vào năm 2017, song, tàn quân của tổ chức khủng bố này vẫn còn.
Một năm xung đột ở Gaza: Tổng thống Israel muốn thế giới ủng hộ, Hamas khẳng định người Palestine đang 'viết nên trang sử mới'

Một năm xung đột ở Gaza: Tổng thống Israel muốn thế giới ủng hộ, Hamas khẳng định người Palestine đang 'viết nên trang sử mới'

Qua một năm xung đột ở Gaza, hơn 1.200 người ở Israel đã thiệt mạng, trong khi có ít nhất 41.870 người Palestine, phần lớn là dân thường tử vong.
Triều Tiên cảnh báo NATO về 'hậu quả bi thảm', Nga nhắc nhẹ chớ tiếp tục 'trò chơi' nguy hiểm

Triều Tiên cảnh báo NATO về 'hậu quả bi thảm', Nga nhắc nhẹ chớ tiếp tục 'trò chơi' nguy hiểm

Cả Nga và Triều Tiên đều cảnh báo NATO về những động thái mà liên minh quân sự này đang đưa ra với Moscow và Bình Nhưỡng.
Người dân Morocco biểu tình phản đối Israel, 'coi Palestine là một vấn đề quốc gia'

Người dân Morocco biểu tình phản đối Israel, 'coi Palestine là một vấn đề quốc gia'

Hàng chục nghìn người Morocco biểu tình tại thủ đô Rabat để ủng hộ người dân Palestine và phản đối việc quốc gia Bắc Phi bình thường hóa quan hệ với Israel.
Hà Lan chuyển giao lô F-16 đầu tiên cho Ukraine, nhân vật chống Tổng thống Putin thiệt mạng, Nga cảnh cáo NATO

Hà Lan chuyển giao lô F-16 đầu tiên cho Ukraine, nhân vật chống Tổng thống Putin thiệt mạng, Nga cảnh cáo NATO

Kiev tiếp nhận lô máy bay chiến đấu F-16, nhà hoạt động chống Điện Kremlin thiệt mạng tại Ukraine, Moscow "khó chịu" với các hành động của NATO.
Israel liên tiếp không kích Syria giữa lúc Trung Đông như chảo dầu sôi

Israel liên tiếp không kích Syria giữa lúc Trung Đông như chảo dầu sôi

Các vị trí quân sự ở miền Trung nước này đã bị Israel nhắm mục tiêu không kích, tuy nhiên không ghi nhận thương vong.
Một năm xung đột Israel-Hamas: Nguy cơ cuộc chiến toàn diện

Một năm xung đột Israel-Hamas: Nguy cơ cuộc chiến toàn diện

Ngày 7/10 đánh dấu tròn một năm cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas.
Cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP: Hành trình cam go

Cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP: Hành trình cam go

Cuộc đua vào chiếc ghế Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) ngày 27/9 đang nóng hơn bao giờ hết.
Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Sau hai tháng rưỡi kể từ cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn, Thủ tướng Michel Barnier đã công bố nội các mới với thành phần ngả mạnh sang cánh hữu.
Thượng đỉnh Bộ tứ: Hằng số và biến số

Thượng đỉnh Bộ tứ: Hằng số và biến số

Khẳng định những 'hằng số' giữa vô vàn 'biến số' là trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ ngày 21/9 tại Delaware (Mỹ).
Căng thẳng Somalia-Ethiopia: Chưa tháo được kíp nổ

Căng thẳng Somalia-Ethiopia: Chưa tháo được kíp nổ

Vòng đàm giữa Somalia và Ethiopia một lần nữa bị hoãn cho thấy tương lai mờ mịt trong việc giải quyết bất đồng gia tăng giữa hai quốc gia này.
Trung Quốc chào đón hai Thủ tướng từ châu Âu: Hợp tác trong khác biệt

Trung Quốc chào đón hai Thủ tướng từ châu Âu: Hợp tác trong khác biệt

Chuyến thăm Trung Quốc mới đây của hai Thủ tướng từ hai quốc gia châu Âu là Tây Ban Nha và Na Uy minh chứng rõ nét cho điều này.
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc đua vào ghế Chủ tịch LDP, đồng nghĩa sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo.
Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Là tên dự án nghiên cứu thực hiện bởi Trường ĐH KHXH&NV, với sự hỗ trợ của Viện KAS (Đức) được thực hiện trong 3 năm, từ 2021 đến 2023, qua 3 giai đoạn.
Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Liên hợp quốc hiện là diễn đàn đa phương quan trọng hàng đầu để các quốc gia đối thoại, cùng thúc đẩy giải pháp cho các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Kỷ nguyên mới trong hợp tác Trung Quốc-châu Phi

Kỷ nguyên mới trong hợp tác Trung Quốc-châu Phi

Những cam kết tại Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi diễn ra mới đâycho thấy một cách tiếp cận mới trong quan hệ hợp tác với lục địa đen của Bắc Kinh.
Phiên bản di động