Thượng đỉnh Mỹ-Nhật-Hàn: Sự hợp nhất của hai liên minh tầm cỡ, định hình một khuôn khổ không thể đảo ngược

Phương Hà
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nhật-Hàn tới đây là sự kiện quốc tế được trông đợi với sự bắt tay của hai liên minh Mỹ-Hàn và Mỹ-Nhật.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thượng đỉnh Mỹ-Nhật-Hàn: Sự hợp nhất của hai liên minh tầm cỡ, định hình một khuôn khổ không thể đảo ngược
Chính quyền của Tổng thống Yoon Suk Yeol cần có chính sách khéo léo với cả Trung Quốc và Nga, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng phức tạp. (Nguồn: Reuters)

Cuộc gặp lịch sử cho dấu mốc lịch sử

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nhật-Hàn dự kiến diễn ra tại Trại David, gần thủ đô Washington, D.C của Mỹ vào ngày 18/8 tới sẽ được định vị là thời điểm lịch sử, chứng kiến sự hợp nhất giữa hai liên minh Mỹ-Nhật và Mỹ-Hàn, trở thành một khuôn khổ hợp tác vững chắc và không thể đảo ngược.

Theo kế hoạch, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ chào đón Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đến thăm Mỹ từ ngày 17-19/8 tới.

Tin liên quan
Thượng đỉnh Mỹ-Nhật-Hàn: Định hình tình thân Thượng đỉnh Mỹ-Nhật-Hàn: Định hình tình thân

Đây là lần đầu tiên lãnh đạo ba nước này tiến hành hội nghị thượng đỉnh ba bên mà không phải nhân dịp tham dự một sự kiện đa phương nào. Trước đó, khi tham dự Hội nghị các nền công nghiệp phát triển (G7) tại thành phố Hiroshima diễn ra hồi tháng 5, Tổng thống Biden đã cùng lãnh đạo hai đồng minh thảo luận về kế hoạch tổ chức hội nghị này.

Cùng với cuộc gặp cấp thượng đỉnh, các cuộc tập trận chung giữa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản với quân đội Mỹ và Hàn Quốc cũng sẽ được thúc đẩy.

Tháng 4 vừa qua, ba nước đã tiến hành tập trận hàng hải chung với tình huống giả định là vô hiệu hóa mục tiêu một thiết bị không người lái dưới nước của Triều Tiên. Vào tháng 7, ba nước cũng xác nhận sẽ phản ứng chung đối với tên lửa đạn đạo ở biển Nhật Bản.

Ngoài ra, Mỹ-Nhật-Hàn đã chia sẻ dữ liệu thông qua hệ thống kết nối do Mỹ phát triển thông với hai đường dây của Nhật Bản và Hàn Quốc theo thời gian thực, qua đó giúp cải thiện sự nhận biết các điểm phóng, tốc độ, khoảng cách bay của tên lửa.

Trên thực tế, liên minh Mỹ-Nhật và liên minh Mỹ-Hàn có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Trong trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp trên Bán đảo Triều Tiên, lực lượng quân đội Mỹ đồn trú tại Nhật Bản sẽ hỗ trợ liên quân Mỹ-Hàn tại Hàn Quốc ngay lập tức ở tiền tuyến. Khi đó, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đóng vai trò cung cấp hậu cần, tìm kiếm cứu nạn và bảo dưỡng tàu cho Mỹ và các lực lượng liên quan khác.

Theo hai quan chức cấp cao của Chính quyền Tổng thống Biden, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc dự kiến sẽ công bố kế hoạch mở rộng hợp tác quân sự về phòng thủ tên lửa đạn đạo và phát triển công nghệ trước mối lo ngại ngày càng tăng về chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Các quan chức giấu tên cho biết các thông báo này là một phần của một loạt sáng kiến sẽ được công bố khi Tổng thống Biden tiếp đón Thủ tướng Kishida và Tổng thống Yoon tại Dãy núi Catoctin (Maryland, Mỹ).

Hội nghị thượng đỉnh lần này là hội nghị đầu tiên mà Tổng thống Biden tổ chức trong nhiệm kỳ tổng thống của mình tại Trại David và diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ phức tạp trong lịch sử giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đang tan băng.

Trước đây, Trại David là nơi diễn ra những khoảnh khắc ngoại giao quan trọng.

Tại đây, Tổng thống Jimmy Carter đã tiếp đón Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat và Thủ tướng Israel Menachem Begin vào tháng 9/1978 để thiết lập khuôn khổ cho một hiệp ước hòa bình lịch sử giữa Israel và Ai Cập vào tháng 3/1979. Năm 2000, Tổng thống Bill Clinton đã đưa Chủ tịch Tổ chức Giải phóng Palestine khi đó là Yasser Arafat và Thủ tướng Israel Ehud Barak đến Trại David trong một nỗ lực không thành công nhằm có được một thỏa thuận chấm dứt xung đột.

Một quan chức cho biết Nhà Trắng đang tìm cách cải thiện hơn nữa động lực ngoại giao và đặt mục tiêu tận dụng hội nghị thượng đỉnh lần này để “thể chế hóa, làm sâu sắc hơn và củng cố thói quen hợp tác” giữa Mỹ-Nhật-Hàn, khi họ đối mặt với một Thái Bình Dương ngày càng phức tạp.

Mỹ tận dụng tốt thời cơ

Đối với Mỹ, mối quan hệ Nhật-Hàn nồng ấm là tín hiệu tốt lành cho việc triển khai chiến lược của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Từ năm 2017, Hàn Quốc dưới thời Chính quyền Tổng thống Moon Jae In đã mâu thuẫn sâu sắc với Nhật Bản, nhưng đến thời Chính quyền Tổng thống Yoon Suk Yeol, vấn đề lao động thời chiến kéo dài dai dẳng cuối cùng cũng đã đạt được đồng thuận và kèm theo đó là tốc độ cải thiện quan hệ đáng kinh ngạc.

Hai nhà lãnh đạo đã nối lại “ngoại giao con thoi”, thúc đẩy các chuyến thăm cấp cao và xây dựng mối quan hệ tin cậy.

Tận dụng cơ hội này, Mỹ đã gấp rút xây dựng một khuôn khổ hợp tác ba bên đảm bảo sự hợp tác bền vững ngay cả khi có sự thay đổi chính quyền trong tương lai.

Trong một tuyên bố mới đây, Nhà Trắng đã khẳng định: “Chúng tôi tái xác nhận mối quan hệ hữu nghị bền chặt và liên minh bất khả xâm phạm giữa Mỹ và Nhật Bản cũng như giữa Mỹ và Hàn Quốc, đồng thời mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác ba bên”.

Ông John Kirby, điều phối viên phụ trách truyền thông chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ (NSC) cho biết Tổng thống Biden tin rằng hội nghị thượng đỉnh sắp tới sẽ là một cuộc gặp lịch sử.

Như vậy, ba bên sẽ mở rộng phạm vi hợp tác ngoài bán đảo Triều Tiên, cùng nhau duy trì trật tự quốc tế ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương khi Trung Quốc đang mở rộng ảnh hưởng.

Ngoài ra, nhiều nội dung quan trọng khác dự kiến nằm trong chương trình nghị sự của thượng đỉnh lần này như tầm quan trọng của hòa bình và ổn định ở Eo biển Đài Loan; tăng cường can dự tại các quốc đảo Thái Bình Dương; củng cố chuỗi cung ứng toàn cầu về chất bán dẫn và các khoáng sản quan trọng; biến an ninh kinh tế trở thành một lĩnh vực hợp tác mới giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Lần đầu tiên trong 7 năm, Mỹ-Hàn-Nhật có hành động này giữa lúc Triều Tiên ngày càng cứng rắn

Lần đầu tiên trong 7 năm, Mỹ-Hàn-Nhật có hành động này giữa lúc Triều Tiên ngày càng cứng rắn

Ngày 3/4, Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản tiến hành cuộc tập trận hải quân 3 bên trên vùng biển phía Nam bán đảo Triều ...

Mỹ-Hàn Quốc-Nhật Bản nỗ lực thúc đẩy việc chia sẻ dữ liệu cảnh báo tên lửa

Mỹ-Hàn Quốc-Nhật Bản nỗ lực thúc đẩy việc chia sẻ dữ liệu cảnh báo tên lửa

Theo hãng tin Yonhap, ngày 9/5, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, nước này cùng với Mỹ và Nhật Bản đang đàm phán về ...

Mỹ-Nhật-Hàn sẽ họp bên lề Hội nghị G7, bàn điều gì về Triều Tiên?

Mỹ-Nhật-Hàn sẽ họp bên lề Hội nghị G7, bàn điều gì về Triều Tiên?

Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 14/5 thông báo Tổng thống nước này, ông Yoon Suk Yeol, sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh ...

Tổng thống Hàn Quốc với biệt tài 'ngoại giao thượng đỉnh'

Tổng thống Hàn Quốc với biệt tài 'ngoại giao thượng đỉnh'

Sau một năm cầm quyền, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol giành được những đánh giá tích cực nhất trên các mặt trận đối ...

Triều Tiên phóng vệ tinh không gian: Hàn Quốc theo dõi sát, Nhật Bản quan ngại

Triều Tiên phóng vệ tinh không gian: Hàn Quốc theo dõi sát, Nhật Bản quan ngại

Hàn Quốc, Nhật Bản cùng Mỹ đã đưa ra phản ứng trước và sau khi Triều Tiên phóng vệ tinh vào không gian trong ngày ...

(theo The Nikkei)

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc

Việt Nam luôn coi phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong tổng thể đường lối đối ngoại của ...
Vietlott 9/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 9/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 9/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 9/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 9/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 9/5/2024 nhanh nhất và chính xác nhất từ trường quay. XS Power 655 hom nay. Xo so Vietlott ...
XSAG 9/5, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 9/5/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 9/5, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 9/5/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 9/5 - Trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay - XSAG 9/5/2024. KQXSAG thứ 5. xo so An Giang. kết quả xổ số An Giang ngày ...
XSBTH 9/5, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 9/5/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 9/5, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 9/5/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 9/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay - XSBTH 9/5/2024. xo so Binh Thuan. KQXSBTH thứ 5. kết quả xổ số Bình Thuận ngày ...
XSTN 9/5, trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh hôm nay 9/5/2024. KQXSTN thứ 5

XSTN 9/5, trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh hôm nay 9/5/2024. KQXSTN thứ 5

XSTN 9/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh nhanh nhất hôm nay - XSTN 9/5/2024. KQXSTN thứ 5. ket qua xo so tay ninh. kết quả xổ ...
Chiến thắng Điện Biên Phủ truyền cảm hứng cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới

Chiến thắng Điện Biên Phủ truyền cảm hứng cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới

Ông Pallab Sengupta, Chủ tịch Hội đồng Hòa bình thế giới, đã có cuộc gặp với lãnh đạo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO).
Tin thế giới 8/5: Ukraine muốn phương Tây gửi quân, Nga cảnh báo nguy hiểm; Mỹ-Philippines tập trận ở Biển Đông; Serbia nhờ cậy Trung Quốc

Tin thế giới 8/5: Ukraine muốn phương Tây gửi quân, Nga cảnh báo nguy hiểm; Mỹ-Philippines tập trận ở Biển Đông; Serbia nhờ cậy Trung Quốc

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày 8/5.
Nga bắt tay với Trung Quốc, tính đường phát triển nhà máy điện hạt nhân trên Mặt Trăng

Nga bắt tay với Trung Quốc, tính đường phát triển nhà máy điện hạt nhân trên Mặt Trăng

Nga cùng các đối tác Trung Quốc đang xem xét việc vận chuyển và lắp đặt một nhà máy điện hạt nhân trên bề mặt Mặt Trăng trong giai đoạn 2033-2035.
New Zealand 'chạy đua' ảnh hưởng ở Thái Bình Dương

New Zealand 'chạy đua' ảnh hưởng ở Thái Bình Dương

Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng New Zealand sẽ dẫn đầu phái đoàn chính trị thực hiện chuyến công du khu vực Thái Bình Dương trong tuần tới.
CH Bắc Macedonia bầu cử quốc hội và tổng thống vòng hai

CH Bắc Macedonia bầu cử quốc hội và tổng thống vòng hai

Cử tri nước CH Bắc Macedonia đã đi bỏ phiếu vòng 2 trong cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội.
Mỹ tạm dừng chuyển bom tới Israel, dấu hiệu Washington đang mất kiên nhẫn?

Mỹ tạm dừng chuyển bom tới Israel, dấu hiệu Washington đang mất kiên nhẫn?

Mỹ bắt đầu cân nhắc cẩn trọng đề xuất chuyển giao các loại vũ khí cụ thể, vốn có thể được sử dụng ở Rafah, cho Israel.
Ukraine: Phá tan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky, ai sẽ 'thắng' trong cuộc chạy đua viện trợ F-16?

Ukraine: Phá tan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky, ai sẽ 'thắng' trong cuộc chạy đua viện trợ F-16?

Cơ quan An ninh Ukraine đã bắt giữ 2 nghi phạm liên quan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky và các quan chức cấp cao
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

Ứng dụng của AI trong quân sự là phát triển các hệ thống vũ khí tự hành. AI trở thành thứ vũ khí đầy sức mạnh nhưng cũng nhiều nguy cơ.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Phiên bản di động