Thủy sản Việt 'rộng cửa' vào RCEP; thách thức vẫn còn, doanh nghiệp cần lưu ý điều gì?

Gia Thành
Không chỉ là cơ hội lớn, RCEP cũng mang tới những sức ép cạnh tranh đối với ngành thủy sản Việt Nam. Vì vậy, doanh nghiệp phải chủ động để thích ứng, nỗ lực chinh phục, biến thách thức thành cơ hội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủy sản Việt 'rộng cửa' vào RCEP,
Hiệp định RCEP mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. (Ảnh: Nhã Chi)

Trong hai ngày 30-31/5, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với các Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại các nước thành viên tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến thủy sản Việt Nam với các thị trường RCEP 2022.

Xuất khẩu thủy sản hưởng lợi

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 đang mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tham gia các chuỗi giá trị và sản xuất mới trong khu vực.

Hiệp định này cũng giúp doanh nghiệp có thể đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thủy sản vào thị trường các nước thành viên, đặc biệt là khi xuất khẩu sang thị trường các đối tác thương mại hàng đầu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… nhờ quy tắc xuất xứ được nới lỏng.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết: Trong xuất khẩu mặt hàng hàng thủy sản, các hiệp định thương mại tự do (FTA) trước đây đều yêu cầu xuất xứ thuần túy ở Việt Nam, nhưng Hiệp định RCEP cho phép con giống, nuôi trồng tại Việt Nam và xuất khẩu mà vẫn được hưởng ưu đãi.

Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang hơn 160 thị trường trên thế giới; trong đó xuất khẩu sang các nước thành viên RCEP chiếm trên 63% thị phần xuất khẩu và chủ yếu sang thị trường các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đều có sự tăng trưởng khả quan.

Riêng 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt khoảng 4,5 tỷ USD, tăng hơn 44,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng cá tra và tôm đạt khoảng 2,8 tỷ USD.

Theo ông Lê Hoàng Tài, những thành tựu trong những năm qua cũng là dấu ấn để khẳng định vị trí của ngành thủy sản Việt Nam sẽ là một trong những ngành có đủ sức cạnh tranh và có thể thâm nhập mạnh hơn vào thị trường các quốc gia thành viên RCEP.

Ông Nguyễn Mạnh Đồng, Bí thư thứ 3, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản chia sẻ, Nhật Bản là đảo quốc địa hình đồi núi, diện tích đất nông nghiệp hạn chế và luôn nằm trong các quốc gia tiêu thụ thuỷ sản nhiều nhất thế giới. Đây cũng là quốc gia nhập khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới với vị trí lớn thứ 3 cả về lượng và trị giá trong năm 2019.

5 năm trở lại đây, các nước xuất khẩu nhiều thuỷ sản nhất vào thị trường Nhật Bản gồm Trung Quốc, Mỹ, Chile, Liên bang Nga, Việt Nam, Thái Lan. Ở góc độ sản phẩm, mặt hàng được Nhật Bản nhập khẩu nhiều nhất trong 5 năm qua là tôm đông lạnh, cá hồi Thái Bình Dương đông lạnh, phile cá ngừ chế biến…

Về xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản, ông Nguyễn Mạnh Đồng thông tin thêm, năm 2021 tổng trị giá xuất khẩu đạt 1,33 tỷ USD, giảm 7% so với năm 2020, chiếm 74% trị giá xuất khẩu nhóm hàng nông, thuỷ sản sang thị trường này.

Tin liên quan
Chủ động lấp lỗ hổng kiến thức về các FTA, tuân thủ luật chơi và gặt hái trái ngọt Chủ động lấp lỗ hổng kiến thức về các FTA, tuân thủ luật chơi và gặt hái trái ngọt

Thống kê từ Hải quan Nhật Bản cho thấy, sản phẩm thuỷ sản mà Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Nhật Bản gồm tôm đông lạnh chiếm tỷ trọng 22% trong tổng nhập khẩu tôm của Nhật Bản; tôm chế biến chiếm 36% tổng nhập khẩu tôm chế biến của Nhật Bản; bạch tuộc chiếm 38% tổng nhập khẩu bạch tuộc của Nhật Bản…

Ông Nguyễn Mạnh Đồng nhấn mạnh: "Hiệp định RCEP với quy mô lớn nhất được đánh giá là sẽ giúp Việt Nam tận dụng tốt hơn về thị trường, cải thiện các điểm yếu về các tiêu chuẩn xuất khẩu. Doanh nghiệp Việt Nam phải sử dụng nguyên liệu đầu vào cùng với các nước ASEAN và 5 nước đối tác để sản xuất và xuất khẩu qua các nước thị trường trong khối.

Ngoài ra, các mức cam kết về cắt giảm thuế quan trong RCEP cũng rất cao, là cơ hội lớn để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu qua các thị trường này".

Biến thách thức thành cơ hội

Bên cạnh những thuận lợi, theo lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại, RCEP cũng mang tới những sức ép cạnh tranh đối với hàng thủy sản. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp thủy sản phải chủ động để thích ứng, nỗ lực chinh phục, biến thách thức thành cơ hội.

Ngoài ra, để tận dụng được những ưu đãi trong RCEP làm nâng cao lợi thế so sánh của ngành thủy sản Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu thật kỹ quy tắc xuất xứ, đặc biệt là quy tắc xuất xứ cộng gộp nội khối.

Đồng thời, các doanh nghiệp cần đáp ứng tốt các quy định về biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động - thực vật (SPS) và rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) của các nước nhập khẩu đối với sản phẩm thủy sản. Đây đang là khâu yếu của thủy sản Việt Nam.

Theo bà Nguyễn Thu Hường, đại diện thương vụ Việt Nam tại Australia, để đảm bảo xuất khẩu thủy sản vào quốc gia này, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý nhiều quy chuẩn, quy định riêng của thị trường Australia. Đầu tiên các doanh nghiệp cần lưu ý về thuế hải quan.

Thuế nhập khẩu tại Australia được tính bởi giá của hàng hóa đã được đóng vào container và được chuyển lên sàn tàu tại cảng xuất hàng, cước vận tải và phí bảo hiểm nội địa cho tới địa điểm cuối cùng tại cảng xuất khẩu được bao gồm trong tổng giá tính thuế.

Để xác định được giá trị lô hàng nhập khẩu ghi bằng đồng ngoại tệ sang đồng AUD, hải quan Australia sử dụng tỉ giá hối đoái tương ứng vào thời điểm xuất hàng.

Bên cạnh đó, thủy sản nhập khẩu vào Australia cần phải đảm bảo tiêu chuẩn khắt khe về an toàn sinh học, tuân thủ các quy định về an toàn sinh học trong đạo luật An toàn sinh học 2015.

Đồng thời, mặt hàng thủy sản cũng phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo Luật kiểm soát thực phẩm nhập khẩu năm 1992 và bộ luật tiêu chuẩn thực phẩm của Australia-Newzealand. Trong đó, có các yêu cầu cụ thể về nhãn mác, bao bì, các yêu cầu đối với chất phụ gia và gia vị thực phẩm, các yêu cầu về các chất tồn dư và các chất gây ô nhiễm thực phẩm, các yêu cầu về chế biến và hạn mức sinh học,

Nằm trong khối RCEP, thị trường Trung Quốc là một “miếng bánh” mà bất cứ quốc gia xuất khẩu thủy sản nào đều muốn giành lấy.

Bất chấp chính sách "zero Covid", xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường 1,4 tỷ dân cũng đang tăng trưởng mạnh.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), trong tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc đã tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2021, đạt 216 triệu USD. Lũy kế 4 tháng, xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này ước đạt 578 triệu USD, tăng 94% so với cùng kỳ năm trước. Riêng mặt hàng cá tra chiếm 53% xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này.

VASEP nhận định, Trung Quốc và Mỹ tiếp tục là trọng lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II/2022.

Phó trưởng ban nghiệp vụ tổng hợp, Hiệp hội xuất nhập khẩu Trùng Khánh (Trung Quốc) Ngụy Giai Vĩ cho biết, thủy sản Việt Nam có uy tín rất cao trên thị trường quốc tế. Các sản phẩm thủy sản Việt Nam, đặc biệt là sản phẩm thủy sản cao cấp như cá ngừ, ngao, cá rô phi rất được người dân yêu thích.

Hiện tại, giao thương từ Trùng Khánh tới Việt Nam có rất nhiều tuyến đường thuận lợi, thời gian giao hàng có thể chỉ 10 tiếng, đảm bảo độ tươi ngon của thực phẩm. Vì vậy, bà Ngụy Giai Vĩ mong muốn các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tận dụng cơ hội này, đưa thủy sản đến Trùng Khánh.

Bà Vĩ kỳ vọng, sau khi RCEP có hiệu lực, Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản lớn của Trùng Khánh.

Nhiều kỳ vọng khi 'siêu hiệp định' RCEP có hiệu lực

Nhiều kỳ vọng khi 'siêu hiệp định' RCEP có hiệu lực

Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam kỳ vọng Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực vào đầu ...

Nhật Bản, Việt Nam, RCEP và mục tiêu thịnh vượng

Nhật Bản, Việt Nam, RCEP và mục tiêu thịnh vượng

TGVN. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được coi là trái ngọt của hơn 8 năm đàm phán, mà trong ...

(tổng hợp)

Đọc thêm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Người đứng đầu Cộng hòa Tatarstan, Liên bang Nga R.N. Minnikhanov

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Người đứng đầu Cộng hòa Tatarstan, Liên bang Nga R.N. Minnikhanov

Chiều ngày 21/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Người đứng đầu Cộng hòa Tatarstan, Liên bang Nga R.N. Minnikhanov.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 22/3 và sáng 23/3: Lịch thi đấu vòng loại World Cup 2026 châu Âu, châu Phi

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 22/3 và sáng 23/3: Lịch thi đấu vòng loại World Cup 2026 châu Âu, châu Phi

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 22/3 và sáng 23/3: Lịch thi đấu vòng loại World Cup 2026 - Moldova vs Na Uy, Sudan vs Senegal; U17 Euro...
Bất động sản: Điểm danh 11 dự án ở Hà Nội mở bán mới nhất, nhà giá rẻ vẫn tiếp tục vắng bóng, khởi công khu đô thị mới tại Đà Nẵng

Bất động sản: Điểm danh 11 dự án ở Hà Nội mở bán mới nhất, nhà giá rẻ vẫn tiếp tục vắng bóng, khởi công khu đô thị mới tại Đà Nẵng

Danh sách 11 dự án ở Hà Nội mở bán mới nhất, quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở… là những tin bất động sản ...
Giáo viên cần 'chuyển mình' để bắt kịp các xu hướng công nghệ mới

Giáo viên cần 'chuyển mình' để bắt kịp các xu hướng công nghệ mới

Để khai thác hiệu quả tiềm năng của AI, đòi hỏi giáo viên không chỉ am hiểu về công nghệ mà còn phải liên tục cập nhật các xu hướng ...
Sau đợt không kích của Mỹ vào Yemen, Houthi bắn tên lửa đạn đạo nhắm tới Israel, lần thứ 3 trong tuần

Sau đợt không kích của Mỹ vào Yemen, Houthi bắn tên lửa đạn đạo nhắm tới Israel, lần thứ 3 trong tuần

Còi báo động đỏ vang lên khắp Israel, từ Jerusalem tới các vùng ngoại ô Tel Aviv vào tối 21/3 khi Houthi phóng tên lửa đạn đạo vào Israel từ ...
Dự báo thời tiết 10 ngày tới (22-31/3): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đêm và sáng trời rét, ngày nắng; Đông Nam Bộ có mưa rào rải rác

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (22-31/3): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đêm và sáng trời rét, ngày nắng; Đông Nam Bộ có mưa rào rải rác

Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đêm và sáng trời rét, ngày nắng nhẹ, khả năng chuyển rét từ 28-29/3; các khu vực khác ngày nắng.
Tài sản Nga bị phong tỏa: Sau EU, tới lượt Anh có hành động mới nhất

Tài sản Nga bị phong tỏa: Sau EU, tới lượt Anh có hành động mới nhất

Anh đã phong tỏa hơn 25 tỷ Bảng Anh (khoảng 32 tỷ USD) tài sản của Nga kể từ khi cuộc xung đột ở Ukraine bùng phát cách đây hơn 3 năm.
Các doanh nghiệp phương Tây đang nóng lòng trở lại, Nga 'lạnh lùng' đón tiếp?

Các doanh nghiệp phương Tây đang nóng lòng trở lại, Nga 'lạnh lùng' đón tiếp?

Các doanh nghiệp phương Tây đang đánh tín hiệu quay trở lại thị trường Nga "béo bở", tuy nhiên, trái với mong đợi của họ, tại sao Moscow tỏ ra 'lạnh lùng"?
Giá vàng hôm nay 22/3/2025: Giá vàng trong nước 'mất phanh', xu hướng chốt lời bắt đầu, vàng có là tài sản an toàn nhất?

Giá vàng hôm nay 22/3/2025: Giá vàng trong nước 'mất phanh', xu hướng chốt lời bắt đầu, vàng có là tài sản an toàn nhất?

Giá vàng hôm nay 22/3/2025: Giá vàng trong nước 'mất phanh', xu hướng chốt lời bắt đầu, vàng vẫn là tài sản an toàn nhất?
Tài sản Nga bị phong tỏa: EU đã có câu trả lời, nêu điều kiện 'mở bung' khoản tiền này, nhắc đến Mỹ

Tài sản Nga bị phong tỏa: EU đã có câu trả lời, nêu điều kiện 'mở bung' khoản tiền này, nhắc đến Mỹ

Liên minh châu Âu (EU) quyết định không tịch thu tài sản của Nga bị phong tỏa từ năm 2022.
Vấn đề ông Trump 'đau đáu' thay đổi cuộc chơi tiền tệ toàn cầu, Tổng thống Mỹ có 'liều một phen'?

Vấn đề ông Trump 'đau đáu' thay đổi cuộc chơi tiền tệ toàn cầu, Tổng thống Mỹ có 'liều một phen'?

Tổng thống Donald Trump dường như tin rằng, một đồng USD mạnh như hiện tại đang kìm hãm ngành công nghiệp Mỹ.
Trước bất ổn thuế quan từ Mỹ, các Ngân hàng trung ương đồng loạt làm điều này

Trước bất ổn thuế quan từ Mỹ, các Ngân hàng trung ương đồng loạt làm điều này

Trong bối cảnh Mỹ có thể rơi vào tình trạng đình lạm, các Ngân hàng trung ương đồng loạt cảnh báo về nguy cơ suy giảm tăng trưởng toàn cầu.
Bất động sản: Điểm danh 11 dự án ở Hà Nội mở bán mới nhất, nhà giá rẻ vẫn tiếp tục vắng bóng, khởi công khu đô thị mới tại Đà Nẵng

Bất động sản: Điểm danh 11 dự án ở Hà Nội mở bán mới nhất, nhà giá rẻ vẫn tiếp tục vắng bóng, khởi công khu đô thị mới tại Đà Nẵng

Danh sách 11 dự án ở Hà Nội mở bán mới nhất, quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu, phát triển hạ tầng khu công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2025-2030

Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu, phát triển hạ tầng khu công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2025-2030

Thị trường bất động sản KCN đang trở thành điểm sáng đầu tư trong bối cảnh thị trường bất động sản nhà ở còn nhiều thách thức.
Bất động sản: Đề xuất nâng chiều cao khu tập thể Thành Công, đối tượng ưu tiên thuê nhà ở xã hội, khởi công dự án 6 sao tại hồ Núi Cốc

Bất động sản: Đề xuất nâng chiều cao khu tập thể Thành Công, đối tượng ưu tiên thuê nhà ở xã hội, khởi công dự án 6 sao tại hồ Núi Cốc

Đề xuất nâng chiều cao lên 40 tầng đối với khu tập thể Thành Công, đối tượng ưu tiên được thuê nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Người Mỹ gia tăng mua bất động sản ở nước ngoài - Bật mí 3 điểm đến yêu thích

Người Mỹ gia tăng mua bất động sản ở nước ngoài - Bật mí 3 điểm đến yêu thích

Nhu cầu của người Mỹ về bất động sản và quyền cư trú ở nước ngoài tăng vọt trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump. Sự gia tăng khi di cư đầu ...
Bất động sản: Chung cư 3-5 tỷ đồng hút khách, loạt dự án tồn đọng kéo dài, cách kiểm tra đất ‘dính’ quy hoạch

Bất động sản: Chung cư 3-5 tỷ đồng hút khách, loạt dự án tồn đọng kéo dài, cách kiểm tra đất ‘dính’ quy hoạch

Nhu cầu sở hữu nhà tiếp tục gia tăng, sẽ có thêm 2 dự án nhà ở xã hội tại Long Biên (Hà Nội)… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Làm mát tòa nhà mang lại lợi ích lớn về môi trường và sức khỏe cộng đồng

Làm mát tòa nhà mang lại lợi ích lớn về môi trường và sức khỏe cộng đồng

Việc làm mát tòa nhà là một yếu tố quan trọng trong thiết kế và vận hành các tòa nhà, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và sự gia tăng nhiệt độ ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/3: USD 'leo dốc'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/3: USD 'leo dốc'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/3 ghi nhận đồng USD giữ đà tăng khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không vội cắt lãi suất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/3: USD tăng nhẹ sau nhiều ngày ảm đạm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/3: USD tăng nhẹ sau nhiều ngày ảm đạm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/3 ghi nhận đồng USD đã thu hẹp mức tăng so với đồng EUR.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/3: USD dao động quanh mốc 103, EUR thêm trợ lực

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/3: USD dao động quanh mốc 103, EUR thêm trợ lực

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/3 ghi nhận đồng USD đã giảm so với EUR khi quốc hội Đức chấp thuận kế hoạch tăng chi tiêu mạnh mẽ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/3: USD ảm đạm, dự báo mới về EUR và Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/3: USD ảm đạm, dự báo mới về EUR và Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/3 ghi nhận đồng USD dao động gần mức thấp nhất trong 5 tháng so với đồng EUR.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/3: Đồng USD 'bi quan', EUR có thể tiếp tục xu hướng tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/3: Đồng USD 'bi quan', EUR có thể tiếp tục xu hướng tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/3 ghi nhận đồng USD dao động dưới mức 104.
Chuyên gia: Việc hình thành một trung tâm tài chính quốc tế ở Việt Nam là tất yếu khách quan

Chuyên gia: Việc hình thành một trung tâm tài chính quốc tế ở Việt Nam là tất yếu khách quan

Theo PGS.TS Nguyễn Đăng Bằng, Đại học Cambridge, Việt Nam có nền tảng và cơ hội để xây dựng thành công trung tâm tài chính quốc tế.
Phiên bản di động