Tiến sĩ 8X kể chuyện săn học bổng, mô hình nghiên cứu khoa học

Lưu Đình Long
Tại hai đơn vị công tác, ở Đại học Văn Lang và Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH), TS Trần Ánh Dương đã cùng cộng sự thực hiện hơn 80 bài báo khoa học, đăng trên các tạp chí uy tín hàng đầu thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Giáo dục
TS. Trần Ánh Dương (phải) là người có nhiều bài báo khoa học, đăng trên các tạp chí uy tín hàng đầu thế giới và kinh nghiệm săn học bổng.

Thế giới & Việt Nam có cuộc trò chuyện với TS. Trần Ánh Dương (sinh năm 1981, quê Thanh Hóa) - người từng 6 lần nhận học bổng từ các chương trình ngắn hạn, rồi cao học đến nghiên cứu sinh tiến sĩ, sau tiến sĩ, trong đó có học bổng Fulbright danh giá của Quốc hội Hoa Kỳ vào năm 2021.

9 năm trước, Trần Ánh Dương lặn lội hàng chục cây số từ Long An đến Q.12 (TP. Hồ Chí Minh) để mượn 6 triệu đồng của người bạn thân. Sau đó đổi ra 300 đô Canada, gói ghém hành trang lên đường du học theo diện học bổng của IPCC được tài trợ bởi Cuomo Foundation (Vương quốc Monaco).

Ánh Dương nói: "Bốn năm nay, tôi về Việt Nam vừa trực tiếp nghiên cứu, xuất bản các bài báo khoa học và kết nối, tạo ra mạng lưới các nhà khoa học trẻ để cùng thực hiện các đề tài nóng liên quan đến tài nguyên nước và môi trường, như sạt lở bờ biển, biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn do hạn hán, nhất là ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Tại hai đơn vị công tác - ở Đại học Văn Lang và Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH), anh đã cùng cộng sự thực hiện hơn 80 bài báo khoa học, đăng trên các tạp chí uy tín hàng đầu thế giới.

Đó là một con số ấn tượng?

Đây là cả quá trình học tập. Trước đây tôi không hề biết quy trình để xuất bản một bài báo quốc tế thuộc hệ thống ISI hoặc Scopus, cho đến khi làm nghiên cứu sinh, được các giáo sư nước ngoài chỉ giáo. Khi đã rõ đường đi nước bước trong thực hiện đề tài nghiên cứu, công bố khoa học, tôi muốn đem về Việt Nam để chia sẻ với trí thức trẻ quê nhà.

Tất nhiên, lựa chọn trở về cũng là một sự cân nhắc. Tôi vẫn hay thú nhận sự thật đó khi có người hỏi vì sao không ở lại các nước phát triển để áp dụng tri thức đã học được sẽ hiệu quả và phát triển bản thân hơn.

Thực ra, ở lại tất nhiên thuận lợi, môi trường và chế độ tốt hơn. Nhưng ở Việt Nam cũng là mảnh đất màu mỡ cho những người có trình độ học thuật phát triển vì đang có nhiều vấn đề mang tầm quốc gia, khu vực cần được đặt lên bàn cân khoa học để mổ xẻ, nghiên cứu một cách nghiêm túc.

Hơn nữa, Nhà nước, Chính phủ cũng đã quan tâm về vấn đề nghiên cứu khoa học. Do vậy, tôi về vừa có cơ hội thử thách bản thân và một phần là đóng góp, lợi mình, lợi người - là một sự công bằng giữa cá nhân và tập thể.

Người ta hay nhìn vào thành công để mơ ước, nhưng để bước đến vinh quang luôn là nỗ lực như anh vừa nói, lúc nào anh cảm thấy khó khăn nhất?

Đúng như bạn nói, không có thành công nào dễ dàng. Với tôi, để trở thành tiến sĩ là hành trình gian nan. Tôi nhớ, lúc đang là nghiên cứu sinh Đại học Kỹ thuật Munich (TUM), một giáo sư của mình đã tỏ ra quan ngại vì câu trả “tới đâu hay tới đó” từ tôi, khi ông hỏi “bạn tính sao sau khi hết 2 năm học bổng tiến sĩ?”.

Tôi không thể quên thời điểm 9 năm trước, khi một mình lặn lội hàng chục cây số từ Long An đến Q.12 (TP. Hồ Chí Minh) để mượn 6 triệu đồng của người bạn thân. Sau đó, đổi ra 300 đô Canada, gói ghém hành trang lên đường du học theo diện học bổng của IPCC được tài trợ bởi Cuomo Foundation (Vương quốc Monaco).

Ngoài nỗ lực, tôi tin may mắn cũng là một trong những nguyên nhân giúp mình vượt khó khăn. Đó chính là sự giúp sức, hỗ trợ từ những người thân, người tin mình và có duyên lành với mình. Khi nhận được học bổng Cuomo Foundation lần 2 để hoàn thành chương trình tiến sĩ, tôi bắt đầu tin vào điều đó. Nó đến từ sự chân thành của mình với cuộc đời mình và mọi người.

Hiện tại, nghe nói anh và các cộng sự đang nghiên cứu về vấn đề môi trường ở Việt Nam?

Tôi đang cùng một số nhà khoa học Việt Nam, trong đó có những người trẻ là đồng nghiệp hoặc sinh viên, có cả các nhà khoa học nước ngoài, cùng chung tay phát triển mạng lưới nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến tài nguyên nước, xói lở bờ biển, hạn mặn…

Nhờ Nhà nước, Chính phủ, các bộ ngành quan tâm về vấn đề nghiên cứu khoa học nên các trường đại học cũng đã có chính sách khuyến khích nghiên cứu khoa học và thúc đẩy quá trình nghiên cứu để những nhà khoa học trẻ có điều kiện phát triển.

Về công tác nghiên cứu, anh có góp ý gì với nền khoa học nước nhà?

Thực tế, hiện nay Việt Nam chưa có mô hình nhóm nghiên cứu như các nước phát triển. Mô hình đó có cấu trúc hình tháp. Cụ thể, Giáo sư đứng đầu nhóm nghiên cứu (Head Chair hoặc Head Lab), các nghiên cứu viên sau tiến sĩ (Postdoc fellow), các nghiên cứu sinh tiến sĩ (PhD student) và các trợ lý nghiên cứu viên trình độ đại học hoặc thạc sĩ (Master, Bachelor graduates).

Tôi cho rằng, chúng ta cần sớm có mô hình này cũng như bổ túc hệ thống phòng thí nghiệm, thiết bị máy móc hiện đại có thể thực nghiệm những thí nghiệm phức tạp. Từ đó, các nhà khoa học Việt Nam có thêm những nghiên cứu, đóng góp khoa học thực tiễn hơn không chỉ về mặt lý luận mà còn ứng dụng từ các công trình của mình.

Một điều khác, Việt Nam vẫn thiếu những chuyên gia đầu ngành mang tầm quốc tế trong một số lĩnh vực mũi nhọn để định hướng nghiên cứu và tổ chức thực hiện những dự án lớn. Bên cạnh đó, các nhóm nghiên cứu hoặc các nhà khoa học chủ yếu làm việc độc lập, chưa tạo thành một mạng lưới lớn, đủ mạnh để tăng tính liên kết, hợp tác và thực hiện những dự án liên ngành có thể đối ứng với các tổ chức quốc tế.

Thêm nữa, các thủ tục về hành chính trong các khâu về thanh quyết toán tài chính ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu vì cần nhiều thời gian cho việc thanh quyết toán tài chính. Cần phải có cơ chế đơn giản, gọn nhẹ nhưng chặt chẽ để tạo điều kiện cho khoa học công nghệ phát triển.

Cảm ơn anh đã dành thời gian cho cuộc trò chuyện này!

Bạo lực học đường: Không thể để nhà trường 'đơn độc'

Bạo lực học đường: Không thể để nhà trường 'đơn độc'

Phải có quy trình từ khi tiếp nhận thông tin phản ánh khiếu nại về bạo lực học đường, đến biện pháp xử lý thế ...

Những điểm thí sinh cần lưu ý trong tuyển sinh lớp 10 Hà Nội năm 2023

Những điểm thí sinh cần lưu ý trong tuyển sinh lớp 10 Hà Nội năm 2023

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội cho biết, tuyển sinh lớp 10 không chuyên thực hiện phương thức thi tuyển với 3 ...

Bộ GD&ĐT đề nghị các trường đại học cập nhật nội dung giảng dạy về phòng, chống tham nhũng

Bộ GD&ĐT đề nghị các trường đại học cập nhật nội dung giảng dạy về phòng, chống tham nhũng

Việc cập nhật, bổ sung nội dung chương trình, tài liệu giảng dạy phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thực hiện theo quy định tại ...

Đối tượng nào được cộng điểm ưu tiên trong xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2023?

Đối tượng nào được cộng điểm ưu tiên trong xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2023?

Dưới đây là những đối tượng được cộng điểm ưu tiên trong xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2023.

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Hội nghị Doanh nhân Việt Nam 2024 với chủ đề Doanh nhân Việt Nam: Phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ diễn ra tại ...
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Ngày 24/11, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân Desislava Radeva đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam.
Giao lưu nhân dân: Điểm nhấn hợp tác Gia Lai - Đông Bắc Campuchia

Giao lưu nhân dân: Điểm nhấn hợp tác Gia Lai - Đông Bắc Campuchia

Là cửa ngõ quan trọng trên vùng Tam giác phát triển, khu vực biên giới tỉnh Gia Lai là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động đối ngoại rất ...
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Campuchia

Ngày 24/11, Chủ tịch Quốc hội đã về đến thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức và tham dự các hội nghị tại Campuchia.
Ngày hội cổ phục Việt lan tỏa giá trị và nét đẹp văn hóa truyền thống

Ngày hội cổ phục Việt lan tỏa giá trị và nét đẹp văn hóa truyền thống

Kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, chương trình biểu diễn cổ phục 'Theo sợi chỉ vàng'đ ã diễn ra vào ngày 23/11 tại TP.HCM.
Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Từ ngày 21-23/11, Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, đã có chuyến công tác tới thành phố Reconquista, tỉnh Santa Fe, miền Bắc Argentina.
Bão Bert gây mưa lớn, gió mạnh, tuyết rơi dày, nhiều thiệt hại tại Anh và Ireland

Bão Bert gây mưa lớn, gió mạnh, tuyết rơi dày, nhiều thiệt hại tại Anh và Ireland

Bão Bert gây tuyết dày, mưa lớn, gió mạnh tại Anh và CH Ireland, khiến nhiều đường sá ngập và hàng chục nghìn người dân rơi vào cảnh mất điện.
Dịch sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp, không nên lơ là, chủ quan

Dịch sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp, không nên lơ là, chủ quan

Từ tháng 9 đến tháng 11 được coi là thời điểm 'nóng' của dịch bệnh sốt xuất huyết khi thời tiết bắt đầu trở lạnh, mưa nhiều, muỗi vằn sinh sôi, phát triển.
'Sức mạnh Nhân đạo' 2024: Hỗ trợ 1,2 triệu người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn đón Tết trọn vẹn

'Sức mạnh Nhân đạo' 2024: Hỗ trợ 1,2 triệu người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn đón Tết trọn vẹn

Ngày 23/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức Chương trình 'Sức mạnh Nhân đạo' 2024.
Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I vinh danh 9 nhà khoa học trẻ tiêu biểu

Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I vinh danh 9 nhà khoa học trẻ tiêu biểu

Tối 22/11 đã diễn ra lễ trao Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I, năm 2024, dành cho các nhà khoa học trẻ Việt Nam trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân ...
Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng đến mục tiêu công bằng, văn minh và mang tính cộng đồng.
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
TPHCM: Cảnh báo tăng ca mắc sốt xuất huyết

TPHCM: Cảnh báo tăng ca mắc sốt xuất huyết

Tính đến tuần 46 của năm 2024, TP.HCM đã ghi nhận hơn 12.000 ca mắc sốt xuất huyết, trở thành địa phương có số ca mắc bệnh cao nhất khu vực phía Nam.
Một số nguyên tắc cơ bản trong quá trình giảm mỡ nội tạng

Một số nguyên tắc cơ bản trong quá trình giảm mỡ nội tạng

Bác sĩ chuyên về béo phì Li Tangyue (Trung Quốc), cho biết để loại bỏ mỡ nội tạng cần giảm lượng đường nạp vào, tăng chất xơ hòa tan và protein.
Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên cho biết, cơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh và đưa ra tư vấn cách giúp giảm đau.
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía Tây Australia.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Phiên bản di động