Nhỏ Bình thường Lớn

Tiến sĩ 8X kể chuyện săn học bổng, mô hình nghiên cứu khoa học

Tại hai đơn vị công tác, ở Đại học Văn Lang và Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH), TS Trần Ánh Dương đã cùng cộng sự thực hiện hơn 80 bài báo khoa học, đăng trên các tạp chí uy tín hàng đầu thế giới.
Giáo dục
TS. Trần Ánh Dương (phải) là người có nhiều bài báo khoa học, đăng trên các tạp chí uy tín hàng đầu thế giới và kinh nghiệm săn học bổng.

Thế giới & Việt Nam có cuộc trò chuyện với TS. Trần Ánh Dương (sinh năm 1981, quê Thanh Hóa) - người từng 6 lần nhận học bổng từ các chương trình ngắn hạn, rồi cao học đến nghiên cứu sinh tiến sĩ, sau tiến sĩ, trong đó có học bổng Fulbright danh giá của Quốc hội Hoa Kỳ vào năm 2021.

9 năm trước, Trần Ánh Dương lặn lội hàng chục cây số từ Long An đến Q.12 (TP. Hồ Chí Minh) để mượn 6 triệu đồng của người bạn thân. Sau đó đổi ra 300 đô Canada, gói ghém hành trang lên đường du học theo diện học bổng của IPCC được tài trợ bởi Cuomo Foundation (Vương quốc Monaco).

Ánh Dương nói: "Bốn năm nay, tôi về Việt Nam vừa trực tiếp nghiên cứu, xuất bản các bài báo khoa học và kết nối, tạo ra mạng lưới các nhà khoa học trẻ để cùng thực hiện các đề tài nóng liên quan đến tài nguyên nước và môi trường, như sạt lở bờ biển, biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn do hạn hán, nhất là ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Tại hai đơn vị công tác - ở Đại học Văn Lang và Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH), anh đã cùng cộng sự thực hiện hơn 80 bài báo khoa học, đăng trên các tạp chí uy tín hàng đầu thế giới.

Đó là một con số ấn tượng?

Đây là cả quá trình học tập. Trước đây tôi không hề biết quy trình để xuất bản một bài báo quốc tế thuộc hệ thống ISI hoặc Scopus, cho đến khi làm nghiên cứu sinh, được các giáo sư nước ngoài chỉ giáo. Khi đã rõ đường đi nước bước trong thực hiện đề tài nghiên cứu, công bố khoa học, tôi muốn đem về Việt Nam để chia sẻ với trí thức trẻ quê nhà.

Tất nhiên, lựa chọn trở về cũng là một sự cân nhắc. Tôi vẫn hay thú nhận sự thật đó khi có người hỏi vì sao không ở lại các nước phát triển để áp dụng tri thức đã học được sẽ hiệu quả và phát triển bản thân hơn.

Thực ra, ở lại tất nhiên thuận lợi, môi trường và chế độ tốt hơn. Nhưng ở Việt Nam cũng là mảnh đất màu mỡ cho những người có trình độ học thuật phát triển vì đang có nhiều vấn đề mang tầm quốc gia, khu vực cần được đặt lên bàn cân khoa học để mổ xẻ, nghiên cứu một cách nghiêm túc.

Hơn nữa, Nhà nước, Chính phủ cũng đã quan tâm về vấn đề nghiên cứu khoa học. Do vậy, tôi về vừa có cơ hội thử thách bản thân và một phần là đóng góp, lợi mình, lợi người - là một sự công bằng giữa cá nhân và tập thể.

Người ta hay nhìn vào thành công để mơ ước, nhưng để bước đến vinh quang luôn là nỗ lực như anh vừa nói, lúc nào anh cảm thấy khó khăn nhất?

Đúng như bạn nói, không có thành công nào dễ dàng. Với tôi, để trở thành tiến sĩ là hành trình gian nan. Tôi nhớ, lúc đang là nghiên cứu sinh Đại học Kỹ thuật Munich (TUM), một giáo sư của mình đã tỏ ra quan ngại vì câu trả “tới đâu hay tới đó” từ tôi, khi ông hỏi “bạn tính sao sau khi hết 2 năm học bổng tiến sĩ?”.

Tôi không thể quên thời điểm 9 năm trước, khi một mình lặn lội hàng chục cây số từ Long An đến Q.12 (TP. Hồ Chí Minh) để mượn 6 triệu đồng của người bạn thân. Sau đó, đổi ra 300 đô Canada, gói ghém hành trang lên đường du học theo diện học bổng của IPCC được tài trợ bởi Cuomo Foundation (Vương quốc Monaco).

Ngoài nỗ lực, tôi tin may mắn cũng là một trong những nguyên nhân giúp mình vượt khó khăn. Đó chính là sự giúp sức, hỗ trợ từ những người thân, người tin mình và có duyên lành với mình. Khi nhận được học bổng Cuomo Foundation lần 2 để hoàn thành chương trình tiến sĩ, tôi bắt đầu tin vào điều đó. Nó đến từ sự chân thành của mình với cuộc đời mình và mọi người.

Hiện tại, nghe nói anh và các cộng sự đang nghiên cứu về vấn đề môi trường ở Việt Nam?

Tôi đang cùng một số nhà khoa học Việt Nam, trong đó có những người trẻ là đồng nghiệp hoặc sinh viên, có cả các nhà khoa học nước ngoài, cùng chung tay phát triển mạng lưới nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến tài nguyên nước, xói lở bờ biển, hạn mặn…

Nhờ Nhà nước, Chính phủ, các bộ ngành quan tâm về vấn đề nghiên cứu khoa học nên các trường đại học cũng đã có chính sách khuyến khích nghiên cứu khoa học và thúc đẩy quá trình nghiên cứu để những nhà khoa học trẻ có điều kiện phát triển.

Về công tác nghiên cứu, anh có góp ý gì với nền khoa học nước nhà?

Thực tế, hiện nay Việt Nam chưa có mô hình nhóm nghiên cứu như các nước phát triển. Mô hình đó có cấu trúc hình tháp. Cụ thể, Giáo sư đứng đầu nhóm nghiên cứu (Head Chair hoặc Head Lab), các nghiên cứu viên sau tiến sĩ (Postdoc fellow), các nghiên cứu sinh tiến sĩ (PhD student) và các trợ lý nghiên cứu viên trình độ đại học hoặc thạc sĩ (Master, Bachelor graduates).

Tôi cho rằng, chúng ta cần sớm có mô hình này cũng như bổ túc hệ thống phòng thí nghiệm, thiết bị máy móc hiện đại có thể thực nghiệm những thí nghiệm phức tạp. Từ đó, các nhà khoa học Việt Nam có thêm những nghiên cứu, đóng góp khoa học thực tiễn hơn không chỉ về mặt lý luận mà còn ứng dụng từ các công trình của mình.

Một điều khác, Việt Nam vẫn thiếu những chuyên gia đầu ngành mang tầm quốc tế trong một số lĩnh vực mũi nhọn để định hướng nghiên cứu và tổ chức thực hiện những dự án lớn. Bên cạnh đó, các nhóm nghiên cứu hoặc các nhà khoa học chủ yếu làm việc độc lập, chưa tạo thành một mạng lưới lớn, đủ mạnh để tăng tính liên kết, hợp tác và thực hiện những dự án liên ngành có thể đối ứng với các tổ chức quốc tế.

Thêm nữa, các thủ tục về hành chính trong các khâu về thanh quyết toán tài chính ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu vì cần nhiều thời gian cho việc thanh quyết toán tài chính. Cần phải có cơ chế đơn giản, gọn nhẹ nhưng chặt chẽ để tạo điều kiện cho khoa học công nghệ phát triển.

Cảm ơn anh đã dành thời gian cho cuộc trò chuyện này!

Bạo lực học đường: Không thể để nhà trường 'đơn độc'

Bạo lực học đường: Không thể để nhà trường 'đơn độc'

Phải có quy trình từ khi tiếp nhận thông tin phản ánh khiếu nại về bạo lực học đường, đến biện pháp xử lý thế ...

Những điểm thí sinh cần lưu ý trong tuyển sinh lớp 10 Hà Nội năm 2023

Những điểm thí sinh cần lưu ý trong tuyển sinh lớp 10 Hà Nội năm 2023

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội cho biết, tuyển sinh lớp 10 không chuyên thực hiện phương thức thi tuyển với 3 ...

Bộ GD&ĐT đề nghị các trường đại học cập nhật nội dung giảng dạy về phòng, chống tham nhũng

Bộ GD&ĐT đề nghị các trường đại học cập nhật nội dung giảng dạy về phòng, chống tham nhũng

Việc cập nhật, bổ sung nội dung chương trình, tài liệu giảng dạy phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thực hiện theo quy định tại ...

Đối tượng nào được cộng điểm ưu tiên trong xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2023?

Đối tượng nào được cộng điểm ưu tiên trong xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2023?

Dưới đây là những đối tượng được cộng điểm ưu tiên trong xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2023.