Loài vi khuẩn sống trong nước biển có thể giúp ngăn chặn tình trạng nóng lên toàn cầu. (Nguồn: Nature Communications) |
Thực vật phù du Prorocentrum cf. Balticum phân bố rộng rãi trên khắp thế giới, có khả năng quang hợp và cũng có thể lấy chất dinh dưỡng theo nhiều cách khác nhau, điều này cho phép chúng chiếm giữ những phần đại dương không thích hợp cho các loài thực vật phù du khác.
Ngoài ra, chúng có thể thu hút và ăn các vi khuẩn khác bằng cách giải phóng exopolymer giàu CO2. Sử dụng quá trình cô lập carbon, Prorocentrum cf. balticum có khả năng ngăn chặn biến đổi khí hậu.
Theo các chuyên gia, loài vi khuẩn này có khả năng hấp thụ khoảng 0,02-0,15 gigatons carbon mỗi năm.
Một báo cáo năm 2019 từ Học viện Khoa học, Kỹ thuật và Y học quốc gia Australia nhận định, để chống lại sự nóng lên toàn cầu một cách hiệu quả, cần phải làm sạch bầu khí quyển của Trái đất khỏi carbon với số lượng khoảng 10 gigatonnes mỗi năm cho đến năm 2050.
Vào tháng 1/2022, một nhóm các nhà khoa học khí hậu quốc tế đã công bố nhiệt độ đại dương toàn cầu tăng kỷ lục vào năm 2021 do hiện tượng ấm lên. Năm ngoái, đại dương đã hấp thụ nhiều hơn 14 zettajoules (một đơn vị đo năng lượng bằng một tỷ joule) so với năm 2020.