Tin giả - Một loại 'giặc' khác

Tuấn Quỳnh
Thông tin bịa đặt vốn dĩ vẫn luôn tồn tại trong đời sống xã hội. Với sự nở rộ của mạng xã hội và công nghệ mới, tin giả ngày càng trở nên phổ biến, thậm chí là khó kiểm soát, nhất là trong đại dịch Covid-19.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Tin giả giống như một loại virus độc hại, nó xâm nhập, gây rối loạn dư luận, làm mất niềm tin, thậm chí gây khủng hoảng lòng tin. Các thế lực phản động, thù địch và cơ hội chính trị lợi dụng việc này để xuyên tạc, xúi giục, phá hoại sự ổn định của đất nước ta.

Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong năm 2021, tình trạng phát tán tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch Covid-19 có dấu hiệu gia tăng. Trong đó, tập trung chủ yếu vào việc kích động vùng miền, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; tung tin sai sự thật về hiệu quả của các loại vaccine Covid-19, xuyên tạc chính sách phân bổ, cung cấp vắc xin của Chính phủ, việc sử dụng Quỹ Vaccine phòng, chống Covid-19; diễn biến dịch bệnh tại điểm nóng như Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam; xuyên tạc về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của Chính phủ và các địa phương...

Tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng đặc điểm chung nhất của tin giả là thông tin cung cấp không đúng sự thật. Với sự lan truyền dữ dội của thông tin trên mạng xã hội, đây là điều vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là tin giả liên quan đến đại dịch Covid-19.

Tin giả về Covid-19 gây hoang mang, bức xúc dư luận
Tin giả về Covid-19 gây hoang mang, bức xúc dư luận

Càng giả càng... tin

Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã cảnh báo và xử lý các trường hợp tung tin giả nhưng cách thức tung tin giả vẫn phức tạp và có nhiều “biến tướng”. Nguy hiểm nhất là sử dụng khoảng trống thông tin, còn được gọi là "vùng trắng" và "khoảng thời gian chờ", để tấn công sự tò mò của công chúng, xuyên tạc và cập nhật thông tin cũ, bịa đặt mới.

Ông Guy Berger, Giám đốc về chính sách và chiến lược thông tin truyền thông thuộc UNESCO, nhấn mạnh rằng “thời điểm xảy ra những nỗi sợ hãi, những điều bất an và những vấn đề không lý giải được chính là cơ hội để những điều bịa đặt - xuyên tạc nở rộ và phát triển mạnh mẽ”.

Khi những thông tin sai lệch được lặp đi lặp lại và khuếch đại, nhất là bởi những người có ảnh hưởng, thì người ta lại càng tin vào những thông tin đó, tưởng rằng nó là thực.

Dịch bệnh Covid-19 có lẽ là “mảnh đất màu mỡ” để tin giả bùng phát với quy mô chưa từng thấy trên thế giới và ở Việt Nam: từ những người vô tình hay hữu ý tung tin về việc phát hiện ca nhiễm bệnh ở chỗ này chỗ kia; từ những status vô cùng ngớ ngẩn nhưng vẫn thu hút khá đông lượt chia sẻ như chính phủ phun thuốc lên trời để chống dịch hoặc phải ăn 6 - 12 quả trứng luộc để phòng virus; cho đến những thông tin gây hoang mang và hoảng loạn cho xã hội như việc loan báo có người đầu tiên tử vong vì virus corona, thúc bách người dân tích trữ lương thực thực phẩm và thuốc men, xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam...

Theo một báo cáo của cơ quan công an, lợi dụng tình hình dịch bệnh với nhiều diễn biến gây lo ngại, nhiều đối tượng thù địch đã thiết lập hàng trăm website và hàng nghìn nhóm (kín và công khai), tài khoản mạng xã hội (Facebook, YouTube, Zalo…) tán phát thông tin dưới nhiều thủ đoạn khác nhau.

Vaccine phòng tin giả

Đã có rất nhiều người đặt ra câu hỏi về việc ai phải chịu trách nhiệm về sự lan tràn của tin giả và đối tượng chịu sự chỉ trích đầu tiên chính là các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, YouTube hay Twitter, Whatsapp.

Đương nhiên rồi, bởi mạng xã hội chính là công cụ phát tán tin giả vô cùng nhanh chóng và phi biên giới. Các “ông lớn” công nghệ sở hữu các mạng xã hội đã có nhiều "chiêu" đáp trả tin giả như “dán nhãn” hoặc thậm chí gỡ bỏ thông tin sai lệch, phối hợp với các cơ quan báo chí chính thống và các tổ chức kiểm chứng thông tin (fact-check) để cảnh báo cho người dùng.

Tuy nhiên, những nỗ lực này chưa mang lại hiệu quả rõ rệt, số lượng thông tin sai lệch chưa có dấu hiệu giảm đi, chưa kể việc sản xuất tin giả bằng trí tuệ nhân tạo không còn là chuyện xa vời.

Chính quyền cũng được coi là một thực thể đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống tin giả. Sau rất nhiều tranh cãi về việc các quy định pháp lý để ngăn chặn tin giả có bị lợi dụng để hạn chế quyền tự do ngôn luận hay không, thì một loạt các quốc gia không còn cách nào khác ngoài việc đặt ra những biện pháp chế tài vô cùng nghiêm khắc đối với tội sản xuất và phát tán tin giả: nhẹ thì phạt vài trăm đến vài ngàn USD, nặng thì có thể lên tới hàng chục ngàn USD và thậm chí án tù nhiều năm.

2145-104343217-fake-news-gettyimages-645357576
Tin giả là vấn nạn không chỉ ở Việt Nam. (Nguồn: Internet)

Trước tình trạng tin giả gia tăng trên không gian mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề nghị các bộ, tỉnh tăng cường rà soát, phát hiện kịp thời tin giả, tin sai sự thật. Các chuyên gia cho rằng hiện chúng ta đã có đủ quy định để xử lý tin giả thì căn cứ vào đây để xử lý thật nghiêm.

Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị khi phát hiện tin giả, tin sai sự thật, lực lượng công an, các lực lượng có liên quan cần kịp thời xác minh đối tượng phát tán tin giả, phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông để thẩm định nguồn tin, công bố, cảnh báo tin giả, tin sai sự thật và xử lý nghiêm các đối tượng phát tán thông tin vi phạm pháp luật trên địa bàn.

Trường hợp không xác định được danh tính, nhân thân của đối tượng vi phạm, đề nghị phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Công an để có biện pháp ngăn chặn nội dung vi phạm trên không gian mạng.

Hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội vi phạm điểm e khoản 1 Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Tùy theo tính chất và mức độ, hành vi này có thể sẽ bị xử phạt tối đa 30 triệu đồng theo quy định tại Điều 101, 102 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Thậm chí, hành vi vi phạm này có thể bị xử lý hình sự, như Điều 288, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định với khung hình phạt cao nhất là bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, hoặc phạt tù từ 2 - 7 năm.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, những thông tin liên quan đến dịch bệnh được người dân đặc biệt quan tâm. Nhiều người dân đề nghị cần tăng mạnh chế tài, xử lý mạnh tay hơn nữa với hành vi phát tán tin giả, thông tin xấu, độc, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội.

Chuyên gia Lê Quốc Vinh: 'Truyền thông thời chiến phải quyết liệt, minh bạch hơn; công chúng phải tìm cách tự miễn dịch với tin giả'

Chuyên gia Lê Quốc Vinh: 'Truyền thông thời chiến phải quyết liệt, minh bạch hơn; công chúng phải tìm cách tự miễn dịch với tin giả'

Trước hiện tượng ‘tin giả’ xuất hiện nhan nhản trong đại dịch Covid-19, chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh (Chủ tịch Công ty Le ...

Nhiễu như tin giả - một 'đại dịch' khác thời Covid-19

Nhiễu như tin giả - một 'đại dịch' khác thời Covid-19

TGVN. Phòng thí nghiệm bí mật, thuốc chữa bệnh thần kỳ, chính phủ che đậy thông tin... những thông tin sai lệch về dịch Covid-19 đang ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Đời thực đối lập trên phim của Út Khờ trong Địa đạo

Đời thực đối lập trên phim của Út Khờ trong Địa đạo

Diễm Hằng Lamoon, đảm nhiệm vai nữ du kích Út Khờ trong bom tấn "Địa đạo" gây chú ý bởi nhan sắc đời thường khác xa trên phim.
Tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên không gian mạng

Tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên không gian mạng

Trong bối cảnh cách mạng 4.0 diễn ra mạnh mẽ, hoạt động tôn giáo trên không gian mạng ngày càng trở nên đa dạng và phong phú.
Động đất ở châu Á: Sự nổi giận của thiên nhiên và nỗi đau ở lại

Động đất ở châu Á: Sự nổi giận của thiên nhiên và nỗi đau ở lại

Trái đất, vốn dĩ là nơi nuôi dưỡng sự sống, cũng là nơi chứng kiến những thảm kịch kinh hoàng do động đất gây ra.
Xuất bản sách 'Những biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng: Phút sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa'

Xuất bản sách 'Những biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng: Phút sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa'

Xuất bản 2 cuốn sách "Những biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng: Phút sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa" và cuốn sách "Thư vào Nam".
7 đại gia công nghệ Mỹ ‘bốc hơi’ 1,8 nghìn tỷ USD chỉ trong hai ngày

7 đại gia công nghệ Mỹ ‘bốc hơi’ 1,8 nghìn tỷ USD chỉ trong hai ngày

Trong hai phiên giao dịch ngày 3/4 và 4/4, tổng vốn hóa thị trường của nhóm Magnificent Seven đã ‘bốc hơi’ 1,8 nghìn tỷ USD
Khi gia đình là nguồn tiếp sức tinh thần cho các chiến sĩ mới nhập ngũ

Khi gia đình là nguồn tiếp sức tinh thần cho các chiến sĩ mới nhập ngũ

Việc tạo điều kiện để các chiến sĩ được gặp gỡ gia đình, nhận thêm sức mạnh tinh thần, từ đó yên tâm rèn luyện, hoàn thành tốt nhiệm vụ ...
Syria hoan nghênh nghị quyết điều tra vi phạm nhân quyền của Liên hợp quốc

Syria hoan nghênh nghị quyết điều tra vi phạm nhân quyền của Liên hợp quốc

Syria hoan nghênh nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhằm điều tra các hành vi vi phạm ở nước này sau 13 năm nội chiến.
Việt Nam đóng góp thiết thực cho Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việt Nam đóng góp thiết thực cho Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Sự tham gia tích cực của đoàn Việt Nam tại Khóa họp 58 của Hội đồng Nhân quyền thể hiện nỗ lực và trách nhiệm của Việt Nam...
Can thiệp sáng tạo để giảm tử vong mẹ tại các khu vực dân tộc thiểu số

Can thiệp sáng tạo để giảm tử vong mẹ tại các khu vực dân tộc thiểu số

Các can thiệp đổi mới, sáng tạo có thể thu hẹp khoảng cách trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ, giảm tử vong mẹ tại các khu vực dân tộc thiểu số.
'Đóng góp của nữ giới Việt Nam với giao lưu và phát triển Phật giáo châu Á'

'Đóng góp của nữ giới Việt Nam với giao lưu và phát triển Phật giáo châu Á'

Là chủ đề của hội thảo khoa học do Viện nghiên cứu Nam Á, Tây Á và châu Phi và Trung tâm nghiên cứu nữ giới Phật giáo phối hợp tổ chức.
Việt Nam-Anh đẩy mạnh hợp tác trong phòng chống mua, bán người

Việt Nam-Anh đẩy mạnh hợp tác trong phòng chống mua, bán người

Việt Nam-Anh ký kế hoạch hành động chung nhằm đối phó nạn mua bán người, ngăn chặn những tuyến đường nguy hiểm, hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng.
Cử chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em từ Hoàng hậu Bỉ Mathilde

Cử chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em từ Hoàng hậu Bỉ Mathilde

Chiều 1/4, Hoàng hậu Mathilde đã thăm Bệnh viện Nhi Trung ương trong chương trình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu Bỉ.
Nỗ lực thúc đẩy tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Nỗ lực thúc đẩy tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Việt Nam luôn nỗ lực và đạt được những thành tựu quan trọng trong bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.
Phụ nữ Việt Nam: Từ 'nhà bếp' ra thế giới!

Phụ nữ Việt Nam: Từ 'nhà bếp' ra thế giới!

Phụ nữ Việt Nam ở thế kỷ XXI đã có nhiều thay đổi về chức năng, vị trí và vai trò đối với gia đình và xã hội.
Để phụ nữ tham gia và dẫn đầu kỷ nguyên số

Để phụ nữ tham gia và dẫn đầu kỷ nguyên số

Nhân Ngày quốc tế Phụ nữ, Điều phối viên LHQ Pauline Tamesis chia sẻ cách thức giúp phụ nữ Việt Nam tỏa sáng trong kỷ nguyên mới của chuyển đổi số.
Thời khắc quyết định cho phụ nữ và trẻ em gái ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Thời khắc quyết định cho phụ nữ và trẻ em gái ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Nhân Ngày quốc tế Phụ nữ, Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA kêu gọi bảo vệ thành tựu bình đẳng giới và thúc đẩy vai trò lãnh đạo của phụ nữ.
Bắc Ninh: Giúp phạm nhân được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng

Bắc Ninh: Giúp phạm nhân được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng

Công an tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều mô hình giúp phạm nhân được đặc xá năm 2024 tái hòa nhập cộng đồng.
Việt Nam thể hiện vai trò tiên phong khu vực trong công tác phòng, chống mua bán người

Việt Nam thể hiện vai trò tiên phong khu vực trong công tác phòng, chống mua bán người

Đó là nhận định của ông Jonathan Turley, Phó Giám đốc Văn phòng theo dõi và chống mua bán người (J/TIP) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khi thăm Việt Nam
Thanh thiếu niên Afghanistan theo đuổi ước mơ bóng đá vì tương lai của đất nước

Thanh thiếu niên Afghanistan theo đuổi ước mơ bóng đá vì tương lai của đất nước

Đối với nhiều thanh thiếu niên Afghanistan, bóng đá không chỉ là một trò chơi mà còn là giấc mơ thay đổi vận mệnh...
Uganda: Bước đi táo bạo giải phóng gánh nặng của bệnh sốt rét

Uganda: Bước đi táo bạo giải phóng gánh nặng của bệnh sốt rét

Uganda phát động chiến dịch tiêm vaccine phòng sốt rét, với mục tiêu tiêm chủng cho 1,1 triệu trẻ em dưới hai tuổi.
ACS - Nơi trẻ em được 'nhìn thấy, lắng nghe và tham gia'

ACS - Nơi trẻ em được 'nhìn thấy, lắng nghe và tham gia'

Hội nghị thượng đỉnh Trẻ em châu Phi (ACS) lần thứ hai chuẩn bị diễn ra tại thành phố Johannesburg, Nam Phi.
Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) phê duyệt việc thành lập quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học.
Namibia có nữ Tổng thống đầu tiên

Namibia có nữ Tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah tuyên thệ nhậm chức, trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi giành được độc lập vào năm 1990.
Sự chậm trễ trong viện trợ gây nguy hiểm cho cuộc sống của trẻ em

Sự chậm trễ trong viện trợ gây nguy hiểm cho cuộc sống của trẻ em

Việc cắt giảm mạnh viện trợ toàn cầu đang gây ra cuộc khủng hoảng sinh tồn ở trẻ em.
Phiên bản di động