Nhỏ Bình thường Lớn

Tin thế giới 13/7: Căng thẳng quốc tế xoay quanh Bắc Kinh, siêu tàu đổ bộ Mỹ nguy cơ thành phế thải, Iran-Trung Quốc 'kẻ thù của kẻ thù là bạn'?

TGVN. Siêu tàu đổ bộ Mỹ cháy nổ dữ dội, căng thẳng Trung Quốc với các nước Mỹ, Anh, Ấn Độ, quan hệ Iran-Trung Quốc, chính trường Malaysia và chính quyền Tổng thống Trump bị kiện là những sự kiện quốc tế nổi bật 24h qua.
TIN LIÊN QUAN
Tin thế giới ngày 9/7: Thị trưởng Seoul mất tích, Hàn Quốc 'giục' Mỹ nối lại đàm phán với Triều Tiên
Tin thế giới ngày 7/7: Anh 'kẹt cứng' vì Huawei, Pháp-Thổ Nhĩ Kỳ 'kéo nhau' ra EU, Ankara lớn tiếng đe dọa
tin the gioi ngay 77 anh ket cung vi huawei phap tho nhi ky keo nhau ra eu ankara lon tieng de doa

Siêu tàu đổ bộ tấn công Mỹ cháy nổ dữ dội, nguy cơ thành "đống sắt vụn"

Ngày 12/7, siêu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard lớp Wasp trị giá hơn 1,5 tỷ USD của Hải quân Mỹ bị cháy nổ dữ dội. Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ cho biết, do đang neo đậu tại cầu cảng nơi tập trung rất nhiều tàu chiến khác nên nguy cơ cháy lan rất cao. Các tàu neo đậu gần đó đã phải di dời khẩn cấp.

Theo Reuters, kể từ lúc vụ cháy nổ xảy ra, bất chấp các nỗ lực của lực lượng cứu hỏa, con tàu dài 257m này vẫn bị nhấn chìm trong khói lửa, có thể nhìn thấy cách đó vài km. Gần 10 tàu chữa cháy đã được huy động tới dập lửa.

Thông báo trên Twitter chính thức, Bộ Tư lệnh các lực lượng mặt nước của Hải quân Mỹ cho biết, tại thời điểm xảy ra cháy nổ đang có 160 thủy thủ trên tàu đổ bộ tấn công này.

Hiện chưa rõ nguyên nhân tàu USS Bonhomme Richard bốc cháy. Thông tin ban đầu cho thấy ngọn lửa bùng lên từ khu vực cửa mở phục vụ tàu đổ bộ nhỏ đi vào và ra trong bụng tàu nhưng không có bằng chứng về hành vi phá hoại.

Giám đốc Sở Cứu hỏa San Diego Colin Stowell cho rằng, con tàu có thể bốc cháy trong nhiều ngày, trong khi một số chuyên gia cảnh báo nguy cơ siêu tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard bị thiệt hại nghiêm trọng, có thể trở thành đống sắn vụn.

Vụ cháy tàu tấn công đổ bộ USS Bonhomme Richard ngay tại cảng có thể đe dọa kế hoạch nâng cấp 10 tàu tấn công đổ bộ thành hạm đội “tàu sân bay tia chớp”, phóng được nhiều tiêm kích tàng hình F-35B.

Với kích thước khổng lồ, nỗi chiếc tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp đủ sức chuyên chở toàn bộ sức mạnh của đơn vị Lính thủy đánh bộ viễn chinh gồm 1.894 lính, 5 xe tăng M1 Abrams, 25 xe thiết giáp lưỡng cư AAV, 8 pháo M-198, 68 xe tải và tới 12 xe hỗ trợ khác.

Theo Viện Hải quân Mỹ, tàu Bonhomme Richard được biên chế cho căn cứ hải quân San Diego vào năm 2018, sau 6 năm đồn trú tại Nhật Bản. (Reuters)

Bạn có thể quan tâm:

TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Trump nói Mỹ có những 'vũ khí mạnh nhất thế giới'
Mỹ sẽ ra mắt siêu phẩm pháo tầm xa trên 1.800km

Mỹ-Trung Quốc

Mỹ 'đong đếm' lựa chọn đối phó Trung Quốc, Bắc Kinh tuyên bố lệnh trừng phạt

Ngày 12/7, Wall Street Journal đưa tin, Washington đang cân nhắc các lựa chọn có giới hạn nhằm đối phó với Trung Quốc liên quan đến các động thái gần đây của Bắc Kinh đối với đặc khu hành chính Hong Kong.

Nguồn tin dẫn lời các quan chức Mỹ và các nhà phân tích cho biết, các bước đi của Mỹ nhằm vào hệ thống tài chính của Hong Kong có nguy cơ gây tổn thương các công ty, người tiêu dùng của Mỹ, phương Tây và Hong Kong.

Các biện pháp như tăng cường trừng phạt giới chức Trung Quốc và các động thái thương mại nhằm vào các sản phẩm được sản xuất tại Hong Kong sẽ có tác động không lớn tới việc Bắc Kinh hợp nhất thành phố này vào hệ thống an ninh chính trị của Trung Quốc đại lục.

Một nguồn thạo tin hôm 9/7 cho biết, các quan chức chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã thảo luận về kế hoạch đối với Hong Kong tại một cuộc họp ở Nhà Trắng. Các quan chức Mỹ sẽ nhóm họp vào đầu tuần này và có thể sẽ công bố các biện pháp trừng phạt hoặc các bước đi tiếp theo.

Trong khi đó, ngày 13/7, Trung Quốc đã công bố lệnh trừng phạt đối với các thực thể và quan chức Mỹ, trong đó có Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio, để đáp trả lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào các quan chức cấp cao Trung Quốc với cáo buộc ngược đãi nhân quyền người thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã công bố lệnh trừng phạt trên trong cuộc họp báo thường kỳ. (Reuters)

Bạn có thể quan tâm:

TIN LIÊN QUAN
Quan hệ Mỹ-Trung Quốc có thể cứu vãn nhờ kinh tế?
Mỹ-Trung Quốc: Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 thành ‘con tin’

Trung Quốc-Anh

Ưu tiên an ninh quốc gia, Anh thận trọng trong quan hệ với Trung Quốc

Ngày 13/7, Bộ trưởng Tư pháp Anh Robert Buckland cho biết, London sẽ xem an ninh quốc gia là ưu tiên chính khi cân nhắc vai trò của tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei trong phát triển mạng 5G của Anh.

Phát biểu với đài BBC, ông Buckland nói: "An ninh quốc gia là trên hết... Tôi biết rằng, Hội đồng An ninh Quốc gia và toàn bộ Chính phủ sẽ đặt ưu tiên chính vào an ninh quốc gia của chúng ta". Theo ông, một tuyên bố về vai trò của Huawei sẽ được đưa ra "sớm nhất có thể".

Bên cạnh đó, khi được hỏi về vấn đề Hong Kong, Huawei và tương lai của đầu tư của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng Anh, ông Buckland cho hay: "Tôi sẽ nói, đó là một mối quan hệ mà nếu muốn duy trì thì phải là mối quan hệ thành thật và tôi nghĩ rằng, chúng tôi đang chân thành và thẳng thắn khi tiếp cận các vấn đề quan trọng như vấn đề Hong Kong. Chúng tôi sẽ tiếp tục thẳng thắn với Trung Quốc, nơi mà chúng tôi cho rằng, họ đã đi quá giới hạn". (Reuters)

Bạn có thể quan tâm:

TIN LIÊN QUAN
Nghe tin London sắp loại Huawei, Bắc Kinh: 'Không thể có thời đại vàng nếu Anh đối xử Trung Quốc như kẻ thù'
Vấn đề Hong Kong: Trung Quốc dọa trả đũa Anh, Australia 'đổ thêm dầu' vào lửa, định tiếp bước London

Trung Quốc-Iran

Lộ nội dung dự thảo "thỏa thuận bí mật" 25 năm giữa Trung Quốc và Iran

Tờ New York Times đưa tin, Iran và Trung Quốc đã bí mật soạn thảo một kế hoạch đối tác kinh tế và an ninh, mở đường cho Bắc Kinh đầu tư nhiều tỉ USD vào năng lượng và các lĩnh vực khác ở Iran, nhằm vô hiệu hóa những nỗ lực của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong việc cô lập chính quyền Tehran trước những tham vọng của Iran về hạt nhân và quân sự.

Theo New York Times, dự thảo thỏa thuận dài 18 trang sẽ tăng cường sự hiện diện của Trung Quốc tại Iran trong lĩnh vực ngân hàng, viễn thông, bến cảng, đường sắt và hàng chục dự án khác. Đổi lại, theo tiết lộ của một quan chức Iran và một nhà thương lượng về dầu lửa, Trung Quốc sẽ được Tehran cung cấp dầu lửa thường xuyên và giảm giá trong suốt 25 năm.

Bên cạnh đó, tài liệu cũng đề cập đến việc đào sâu quan hệ đối tác quân sự, có thể cho phép Trung Quốc có chỗ đứng ở khu vực vốn là mối bận tâm chiến lược của Mỹ từ nhiều thập niên qua. (New York Times)

Bạn có thể quan tâm:

TIN LIÊN QUAN
'Lộ' nội dung dự thảo thỏa thuận bí mật Trung Quốc-Iran, đòn đau vào chính quyền Tổng thống Trump?
Iran tuyên bố đàm phán 'thỏa thuận chiến lược 25 năm' với Trung Quốc

Ấn Độ-Trung Quốc

Xoa dịu căng thẳng, Ấn Độ có kế hoạch mới với Trung Quốc?

Ngày 13/7, các quan chức Chính phủ Ấn Độ cho biết, New Delhi có kế hoạch thúc đẩy phía Trung Quốc trao đổi bản đồ ở khu vực phía Tây sau khi quá trình rút quân và xoa dịu căng thẳng hoàn tất và binh sĩ Ấn Độ quay trở lại các vị trí tuần tra cũ.

Theo đó, việc trao đổi này sẽ làm rõ các ranh giới theo yêu sách và sự kiểm soát thực tế của mỗi bên, qua đó giúp việc quản lý và tuần tra dễ dàng hơn.

Trung Quốc đến nay đã từ chối trao đổi bản đồ về khu vực này. Ngay cả sau 22 vòng đàm phán về biên giới, Bắc Kinh vẫn không cho thấy chiều hướng sẽ trao đổi bản đồ hoặc làm rõ Đường kiểm soát thực tế (LAC), mà chỉ trao đổi bản đồ ở khu vực trung tâm.

Mặc dù còn lâu mới đạt được giải pháp cho vấn đề biên giới, Ấn Độ hy vọng cuộc đụng độ đẫm máu ở Thung lũng Galwan sẽ tạo lý do đủ lớn để làm rõ về khu vực này. Việc Trung Quốc ngần ngại trao đổi bản đồ khiến người ta hoài nghi nước này muốn khu vực biên giới mơ hồ để có thể thay đổi tình hình trên thực địa.

Theo các nguồn tin Chính phủ Ấn Độ, hai nước hiện đang thực hiện các biện pháp xoa dịu căng thẳng với việc rút các lực lượng khỏi những vị trí tiền tiêu mà họ đã tiến đến trong vài tháng qua. Phía Ấn Độ đang theo dõi chặt chẽ quá trình này, dự kiến sẽ diễn ra trong một thời gian dài.

Trước đó, hôm 12/7, hãng Thông tấn PTI đưa tin, hai bên đang thảo luận để ấn định phiên đàm phán tiếp theo giữa các chỉ huy quân sự cấp cao về giai đoạn hai hạ nhiệt căng thẳng biên giới.

Một nguồn tin cho biết, vòng đàm phán phức tạp hơn này có thể diễn ra ngay đầu tuần tới. Đây sẽ là vòng đàm phán thứ tư ở cấp chỉ huy cấp cao kể từ ngày 5/5 khi Ấn Độ và Trung Quốc lần đầu tiên xảy ra xung đột gần đường Ranh giới thực tế (LAC) dọc theo hồ Pangong ở Ladakh. (Times of India, PTI)

Bạn có thể quan tâm:

TIN LIÊN QUAN
Lý do thực sự đằng sau việc Ấn Độ cấm ứng dụng công nghệ Trung Quốc
Ấn Độ khó 'đoạn tuyệt' với Trung Quốc

Chính trường Malaysia

Hạ viện căng thẳng ngày đầu họp lại, Chủ tịch lập tức bị cách chức

Ngày 13/7, ngày đầu tiên Hạ viện Malaysia (khóa 14) tiến hành phiên họp thứ 3 trong năm, Thủ tướng Muhyiddin Yassin đã tiến hành cải tổ lớn tại Quốc hội, trong bối cảnh tranh cãi gay gắt giữa các nghị sĩ và cuối cùng thông qua với tỷ lệ sát sao kiến nghị thay thế Chủ tịch Hạ viện trong một cuộc bỏ phiếu được đánh giá là công cụ đặc biệt nhằm ủng hộ ông Muhyiddin.

Với 111 phiếu thuận và 109 phiếu chống, các nghị sĩ đã thông qua kiến nghị thay thế Chủ tịch Hạ viện Mohamad Ariff Md Yusof, nhân vật được chính quyền tiền nhiệm của ông Mahathir Mohamad bổ nhiệm.

Nền kinh tế lớn thứ 3 Đông Nam Á này đang phải vật lộn với tình trạng bất ổn chính trị kể từ khi ông Muhyiddin bất ngờ trở thành Thủ tướng hồi tháng 3, sau khi người tiền nhiệm Mahathir Mohamad từ chức.

Tại phiên họp này, các nghị sĩ Hạ viện Malaysia cũng chất vấn Thủ tướng về một số vấn đề, trong đó có việc Chính phủ đưa ra một số gói kích thích kinh tế trị giá hàng chục tỷ USD mà không thông qua thảo luận tại Hạ viện.

Theo thông báo của Hạ viện, có khoảng 30 nội dung sẽ được thảo luận tại kỳ họp này, dự kiến sẽ kéo dài từ ngày 13/7 cho đến hết ngày 27/8. Ngoài việc bỏ phiếu thay thế Chủ tịch Hạ viện, các nghị sĩ còn thảo luận một số dự luật, như dự luật các biện pháp tạm thời về Covid-19 nhằm giảm thiểu tối đa tác động từ dịch bệnh. Bên cạnh đó, đề xuất bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Muhyiddin do cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad đệ trình cũng là một nội dung của kỳ họp. (Reuters)

Bạn có thể quan tâm:

TIN LIÊN QUAN
Tân Thủ tướng Malaysia công bố Nội các chỉ gồm 'những cá nhân trong sạch' và không Phó Thủ tướng
Chính trường Malaysia: Mưu cao quá hoá dễ bại

Chiến sự Afghanistan

Taliban tuyên bố "không định chấm dứt" chiến sự ở Afghanistan

Ngày 12/7, người phát ngôn của Taliban Zabihullah Mujahid cho biết, lực lượng này sẽ không ngừng chiến sự trước các cuộc đàm phán nội bộ Afghanistan vì cho rằng, bất kỳ lời kêu gọi ngừng bắn nào mà không thông qua đàm phán là "phi logic".

Trên trang Twitter, ông Mujahid cho biết, lập trường của Taliban là thực hiện thỏa thuận Doha và việc bắt đầu các cuộc đàm phán nội bộ là điều kiện cần thiết để hướng tới giảm thiểu căng thẳng và kết thúc chiến tranh.

Theo người phát ngôn này, quá trình trao đổi tù nhân phải được hoàn thành và các cuộc đàm phán nội bộ Afghanistan phải được triển khai ngay lập tức. Đây là con đường chính xác và hợp lý nhất để hướng tới một nghị quyết. Người phát ngôn Taliban cũng cho rằng, Chính phủ Afghanistan là "chướng ngại vật" đối với các cuộc đàm phán.

Trước đó một ngày, người phát ngôn của Tổng thống Afghanistan Sediq Sediqqi đã kêu gọi Taliban chấm dứt bạo lực và thực sự tham gia vào một tiến trình hòa bình.

Mặc dù Mỹ và Taliban đã đạt được thỏa thuận hòa bình Doha hồi cuối tháng 2, song các cuộc đụng độ giữa lực lượng chính phủ và phong trào cực đoan vẫn tiếp tục. Các cuộc đàm phán nội bộ trực tiếp giữa những người Afghanistan dự kiến bắt đầu vào tháng 3 nhưng đã bị hoãn do những bất đồng về việc thả tù nhân.

Trong khi đó, ngày 13/7, nhà chức trách Afghanistan cho biết, ít nhất 40 người bị thương sau khi một quả bom gài trên chiếc ô tô phát nổ bên ngoài các tòa nhà văn phòng chính quyền tại Aybak, thủ phủ tỉnh Samangan, miền Bắc Afghanistan. Chưa có tổ chức nào nhận gây ra vụ tấn công.

Ngay sau vụ nổ bom xe đã diễn ra cuộc đọ súng giữa một nhóm tay súng chưa rõ thuộc tổ chức nào với lực lượng an ninh. (The Frontier Post, AP)

Bạn có thể quan tâm:

TIN LIÊN QUAN
Bị Taliban tấn công, quân đội Afghanistan giáng trả đòn mạnh mẽ
Iran triệu tập Đại sứ Afghanistan, lo ngại quan hệ láng giềng 'sứt mẻ'

Chính quyền Tổng thống Trump bị 62 trường đại học kiện

Ngày 12/7, 59 trường đại học ở Mỹ đã gửi lên tòa án văn bản góp ý ủng hộ một đơn kiện của Đại học Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts, trong đó tìm cách ngăn chặn một quy định của chính quyền Tổng thống Donald Trump cấm các sinh viên nước ngoài lưu lại Mỹ, nếu những trường mà họ đang theo học không tổ chức các buổi học trực tiếp trên lớp vào mùa Thu tới.

Văn bản trên được 59 trường đại học Mỹ gửi tới tòa án, trong đó có 7 trường thuộc nhóm các trường đại học ở miền Đông nước Mỹ. Các cơ sở giáo dục này cho biết, họ dựa vào chỉ thị liên bang, vẫn "có hiệu lực trong tình trạng khẩn cấp", cho phép các sinh viên quốc tế tham gia các tiết học trực tuyến trong thời gian dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

Bên cạnh đó, các trường nhấn mạnh: "Trong thời gian tình trạng khẩn cấp tiếp tục kéo dài, việc chính sách của Chính phủ thay đổi đột ngột sẽ gây xáo trộn, cũng như dẫn tới bất ổn và gây tổn thất đáng kể".

Hôm 8/7 vừa qua, Đại học Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts đã đệ đơn lên một tòa án liên bang ở thành phố Boston kiện Chính phủ Mỹ về việc ra sắc lệnh tước thị thực của sinh viên nước ngoài nếu khóa học mùa Thu tới của họ tại các trường đại học ở Mỹ được thực hiện hoàn toàn dưới hình thức trực tuyến.

Trước đó, với việc quan ngại có thể trở thành những ổ dịch Covid-19, nhiều trường đại học tại Mỹ đã áp dụng các biện pháp nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm, từ đeo khẩu trang trong phòng học cho đến hạn chế các hoạt động xã hội nhằm giảm số sinh viên phải đến trường.

Nhiều trường đã thông báo hình thức học hỗn hợp, cho phép các lớp học trực tiếp bên cạnh một lượng lớn tín chỉ được học qua hình thức trực tuyến. Sắc lệnh mới nói trên được dự báo là có thể làm giảm mạnh số sinh viên quốc tế đăng ký khóa học mùa Thu tới.

Theo Viện Giáo dục Quốc tế (IIE), trong năm học 2018-2019, có khoảng 1,1 triệu sinh viên quốc tế theo học tại Mỹ, chiếm 5,5% sinh viên đại học trên toàn nước này. Trong năm 2018, lực lượng này đóng góp 44,7 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ.

'Lộ' nội dung dự thảo thỏa thuận bí mật Trung Quốc-Iran, đòn đau vào chính quyền Tổng thống Trump?

'Lộ' nội dung dự thảo thỏa thuận bí mật Trung Quốc-Iran, đòn đau vào chính quyền Tổng thống Trump?

TGVN. Nhật báo Mỹ The New York Times (NYT) mới đây đã đăng tải thông tin được cho là nội dung của kế hoạch hợp tác ...

Amazon cấm rồi lại không cấm nhân viên sử dụng TikTok - Đâu là lý do?

Amazon cấm rồi lại không cấm nhân viên sử dụng TikTok - Đâu là lý do?

TGVN. Chỉ trong vòng vài giờ, tập đoàn thương mại điện tử Amazon đã cấm và sau đó dỡ bỏ lệnh cấm nhân viên sử dụng ứng ...

Tin thế giới ngày 8/7: Mỹ-Trung 'chiến' nhau thị thực, Hàn Quốc 'đòi' Triều Tiên bồi thường, mưa lũ ở Trung Quốc lên mức cảnh báo đỏ

Tin thế giới ngày 8/7: Mỹ-Trung 'chiến' nhau thị thực, Hàn Quốc 'đòi' Triều Tiên bồi thường, mưa lũ ở Trung Quốc lên mức cảnh báo đỏ

TGVN. Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc, Bán đảo Triều Tiên, tình hình Syria, vấn đề Hong kong, mưa lũ tại Trung Quốc và đại dịch Covid-19 ...

Tin cũ hơn

Ukraine tỏ thành ý đàm phán với Nga một vấn đề, bất ngờ đón khách mang theo 'gói quà quý' khi mùa Đông đến gần Ukraine tỏ thành ý đàm phán với Nga một vấn đề, bất ngờ đón khách mang theo 'gói quà quý' khi mùa Đông đến gần
Jordan khẩn thiết kêu gọi Israel chấm dứt động thái quân sự Jordan khẩn thiết kêu gọi Israel chấm dứt động thái quân sự
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump
Chính trị gia đối lập hàng đầu Mozambique bị ám sát hụt ở Nam Phi Chính trị gia đối lập hàng đầu Mozambique bị ám sát hụt ở Nam Phi
Sáu tiếng trước bầu cử Tổng thống Mỹ, Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa, tuyên bố nguyên nhân phải tăng cường hạt nhân Sáu tiếng trước bầu cử Tổng thống Mỹ, Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa, tuyên bố nguyên nhân phải tăng cường hạt nhân
Điểm tin thế giới sáng 5/11: Trung Quốc cân nhắc gói kích thích kinh tế, Nga-Indonesia tập trận hải quân, Australia hủy bỏ dự án quân sự Điểm tin thế giới sáng 5/11: Trung Quốc cân nhắc gói kích thích kinh tế, Nga-Indonesia tập trận hải quân, Australia hủy bỏ dự án quân sự
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng
Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ
Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui
Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến 'giờ G', ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu? Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến 'giờ G', ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu?
Chảo lửa Trung Đông: Iran thề chống ách áp bức đến cùng, tiết lộ điều sẽ ảnh hưởng đến đòn đáp Israel Chảo lửa Trung Đông: Iran thề chống ách áp bức đến cùng, tiết lộ điều sẽ ảnh hưởng đến đòn đáp Israel