Tin thế giới 14/9: Armenia cảnh báo nguy cơ chiến tranh, Nga cảnh cáo mong muốn của Ukraine, thêm đụng độ biên giới Kyrgyzstan-Tajikistan

Minh Vương
Tướng Mỹ nêu khả năng Ukraine triển khai tên lửa sát Crimea, Mỹ thành lập quỹ ủy thác Afghanistan, Tòa án Thái Lan ấn định ngày đưa ra phán quyết về vị trí Thủ tướng…là một số sự kiện quốc tế nổi bật 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 14/9: Armenia cảnh báo nguy cơ chiến tranh, Nga cảnh cáo mong muốn của Ukraine, thêm đụng độ biên giới Kyrgyzstan-Tajikistan
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đề cập thảo luận cải cách EU. (Nguồn: AP)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Armenia-Azerbaijan

* Armenia cảnh báo nguy cơ chiến tranh với Azerbaijan: Ngày 14/9, Armenia đã cảnh báo về nguy cơ cuộc xung đột đẫm máu với Azerbaijan leo thang thành chiến tranh, đồng thời kêu gọi các cường quốc quan tâm hơn đến tình hình nghiêm trọng hiện nay.

Trả lời Reuters, Thứ trưởng Ngoại giao Armenia Paruyr Hovhannisyan cho biết, đến nay đã có khoảng 50 binh sĩ Armenia thiệt mạng và 3 dân thường bị thương, song cảnh báo số người thương vong có thể sẽ tăng đáng kể. Về nguy cơ leo thang thành một cuộc chiến toàn diện, ông Hovhannisyan đánh giá: “Có nguy cơ rõ ràng. Bạn biết tình hình mong manh như thế nào trong khu vực của chúng tôi. Tình hình như chúng tôi vừa đề cập tiếp tục leo thang”. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Xung đột Azerbaijan-Armenia leo thang: Động cơ thực sự của các bên là gì?

Nga-Ukraine

* Tướng Mỹ: Ukraine có thể triển khai tên lửa gần Crimea: Trả lời phỏng vấn đài RTVI (Nga), cựu Tư lệnh Lục quân Mỹ tại châu Âu Ben Hodges cho rằng, các lực lượng Ukraine có thể sẽ áp sát Crimea và triển khai các hệ thống tên lửa tầm ngắn ở đó: “Có dấu hiệu rõ ràng cho thấy các lực lượng Ukraine có thể tới gần Crimea và sau đó đặt các hệ thống tên lửa tầm ngắn gần vị trí của Nga. Dĩ nhiên, điều này sẽ giúp cải thiện cân bằng lực lượng chiến lược”.

Về khả năng Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine, cựu Tư lệnh Mỹ cho rằng điều này có thể mang lại cho Moscow “lợi thế nhất định về mặt quân sự”. Song khi đó, Washington chắc chắn sẽ bước vào xung đột và gây ra “thiệt hại không thể bù đắp” cho quân đội Nga. (Sputnik)

* Ukraine tấn công thành phố Krasny Liman ở tỉnh Donetsk: Phóng viên chiến trường Semyon Pegov ngày 14/9 cho biết, đơn vị Bars-16 của Nga (còn được gọi là biệt đội Kuban), đang giao chiến với quân Ukraine ở ngoại ô thành phố Krasny Liman thuộc tỉnh Donetsk. Theo thông tin đăng tải trên Telegram, lực lượng vũ trang Ukraine (VSU) đang tấn công lực lượng Nga và các lực lượng thân cận tại đây.

Trước đó, người đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR), ông Denis Pushilin cho biết VSU đã tìm cách thiết lập tuyến vượt sông Seversky Donets mới và đưa thêm lực lượng và trang thiết bị tới Svyatogorsk, song không thành công. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý còn quá sớm để khẳng định các lực lượng đồng minh của Nga kiểm soát hoàn toàn điểm dân cư này. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Nga: Dự án ‘đảm bảo an ninh’ của Ukraine sẽ khơi mào xung đột toàn cầu

Châu Âu

* Ukraine gia nhập NATO sẽ đe dọa an ninh Nga: Ngày 14/9, Nga khẳng định việc Ukraine muốn gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đe dọa đối với an ninh của Nga. Điện Kremlin cũng coi nhẹ tác động của việc châu Âu dừng mua khí đốt Nga, khẳng định có nhiều quốc gia khác muốn mua mặt hàng này.

Phát biểu họp báo, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov nói: “Có nhiều khu vực đang phát triển với tốc độ nhanh hơn nhiều... họ có thể bù đắp cho sự sụt giảm nhu cầu tiêu thụ khí đốt Nga ở châu Âu”. (Reuters)

* Chủ tịch EC hối thúc EU thảo luận về cải tổ: Ngày 14/9, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã lên tiếng ủng hộ ý tưởng cải cách các thể chế của Liên minh châu Âu (EU) thông qua việc cập nhật các hiệp ước của EU: “Chúng ta cần cải tiến cách thức làm việc và ra quyết định”.

Bà ủng hộ lời kêu gọi của các nghị sĩ về tổ chức một hội nghị để thảo luận về cải cách, điều đặc biệt cần thiết khi EU tiếp tục mở rộng ngoài 27 quốc gia thành viên. Song chủ tịch EC cũng lưu ý việc một số người cho rằng hiện chưa phải là thời điểm thích hợp để thay đổi. (AFP)

* Hungary sẽ hỗ trợ vùng Kosovo và các nước Tây Balkan vào EU: Phát biểu trong cuộc họp báo chung với nhà lãnh đạo Kosovo Vjosa Osmani tại Pristina (Kosovo) ngày 13/9, Tổng thống Hungary Katalin Novák nhấn mạnh hòa bình và an ninh ở Tây Balkan là cần thiết cho hòa bình và ổn định ở châu Âu.

Bà cũng khẳng định Hungary đang đóng vai trò cầu nối giữa Tây Balkan và Liên minh châu Âu (EU), giúp các nước này, bao gồm và cùng lãnh thổ Kosovo, hội nhập EU. (Reuters)

* Serbia kêu gọi IMF và UAE hỗ trợ: Ngày 14/9, Serbia đã đề nghị Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) hỗ trợ hàng trăm triệu USD trong bối cảnh nước này gặp khó khăn về vay nợ do khủng hoảng kinh tế. Theo đó Serbia đã đề nghị một “khoản vay dự phòng” trong trường hợp không thể bán trái phiếu cho các nhà đầu tư. Trước đó, Serbia cũng đã đạt thỏa thuận vay 1 tỷ USD từ UAE.

Với tư cách là bên đi vay có rủi ro cao, nước này cùng một số quốc gia Đông Âu khác đã phải đối mặt với tình trạng lợi suất trái phiếu tăng mạnh sau khi Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất. (FT)

* Lạm phát Slovakia tăng mạnh nhất hai thập kỷ qua: Ngày 14/9, Cơ quan thống kê Slovakia cho biết tỷ lệ lạm phát ở nước này trong tháng 8 đã đạt mức 14%, con số cao nhất kể từ tháng 6/2000. Giá thực phẩm, đồ uống, năng lượng và nhà ở, vốn chiếm tỷ trọng lớn trong chi tiêu hộ gia đình tại Slovakia, đã tăng đáng kể. So với tháng 8/2021, giá thực phẩm tăng 21,6%, giá đồ uống tăng 14%; nhóm nhà ở và năng lượng tăng giá 16,3%. Lạm phát Slovakia đã liên tục tăng nhanh kể từ tháng 2/2021 và lên mức 2 con số từ tháng 3/2022. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
EU trấn an Ukraine bằng 'lời có cánh', thậm chí còn hành động ngay

Đông Nam Á

* Tòa án Thái Lan sẽ ra phán quyết về ông Prayut ngày 30/9: Ngày 14/9, Tòa án Hiến pháp Thái Lan cho biết đã thu thập đủ bằng chứng và sẽ ra phán quyết về nhiệm kỳ của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha vào ngày 30/9.

Hiến pháp hiện hành của Thái Lan quy định thủ tướng có tổng thời gian cầm quyền là 8 năm. Do đó, phe đối lập đã yêu cầu tòa án đưa ra phán quyết về vụ việc trên, đồng thời kêu gọi ông Prayut Chan-o-cha từ chức. Ngày 24/8, tòa án đã đình chỉ nhiệm kỳ thủ tướng của ông Prayut và Phó Thủ tướng Prawit Wongsuwon sẽ tạm quyền. Nếu tòa án kết luận ông Prayut đã làm thủ tướng 8 năm, tính cả thời gian giữ chức thủ tướng lâm thời sau cuộc đảo chính quân sự năm 2014, ông có thể sẽ phải từ chức. (Kyodo)

TIN LIÊN QUAN
Phó Thủ tướng Thái Lan thăm Mông Cổ

Trung Á

* Mỹ lập quỹ tín thác giúp ổn định kinh tế Afghanistan: Ngày 14/9, Chính phủ Mỹ thông báo sẽ chuyển 3,5 tỷ USD của Ngân hàng Trung ương Afghanistan (DAB) đến một quỹ tín thác mới tại Geneva, Thụy Sỹ, để giúp ổn định nền kinh tế của nước này. Bộ Tài chính Mỹ cho biết, Quỹ Afghanistan sẽ được dùng để chi trả cho các hóa đơn nhập khẩu hàng thiết yếu, trả nợ cho các tổ chức tài chính quốc tế, tài trợ chi phí in tiền mới và đảm bảo điều kiện cho Afghanistan nhận được vốn viện trợ phát triển. Tuy nhiên, quỹ này sẽ không được dùng vào viện trợ nhân đạo hay trả lương cho công chức và viên chức.

Tuy nhiên, chính quyền Taliban sẽ không được quyền tiếp cận quỹ này. Quỹ mới sẽ do 1 hội đồng, trong đó có đại diện của các chính phủ Mỹ và Thụy Sỹ cùng cựu lãnh đạo Ngân hàng trung ương và cựu Bộ trưởng Tài chính Afghanistan, giám sát. (Reuters)

* Biên giới Kyrgyzstan-Tajikistan tiếp tục xảy ra đụng độ: Ngày 14/9, lực lượng biên phòng Kyrgyzstan đã báo cáo về một vụ đấu súng nữa trong ngày tại biên giới với Tajikistan. Trước đó vào rạng sáng 14/9, lực lượng biên phòng Kyrgyzstan và Tajikistan đã nổ súng vào nhau, khiến ít nhất 1 người thiệt mạng và 2 người bị thương. Chính phủ Nga đã kêu gọi 2 đồng minh Trung Á này kiềm chế, đồng thời thực hiện những biện pháp khẩn cấp để đưa tình hình biên giới trở lại tầm kiểm soát. (TASS)

Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Nguy cơ 'cạn đáy' đang rất gần, các lệnh trừng phạt Nga được đưa lên bàn cân

Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Nguy cơ 'cạn đáy' đang rất gần, các lệnh trừng phạt Nga được đưa lên bàn cân

Rất có thể EU sẽ sớm phải xem xét lại các lệnh trừng phạt Nga khi sự cầm cự về nguồn cung khí đốt không ...

Tình hình Armenia-Azerbaijan: CSTO vào cuộc, Mỹ nói lệnh ngừng bắn dưới sự giúp đỡ của Nga 'gần như bị phá vỡ ngay lập tức'

Tình hình Armenia-Azerbaijan: CSTO vào cuộc, Mỹ nói lệnh ngừng bắn dưới sự giúp đỡ của Nga 'gần như bị phá vỡ ngay lập tức'

Ngày 13/9, các lãnh đạo của Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) đã nhất trí cử một phái đoàn tới Armenia, trong ...

Nga: SCO là ‘giải pháp thay thế’ cho cơ chế lấy phương Tây làm trung tâm

Nga: SCO là ‘giải pháp thay thế’ cho cơ chế lấy phương Tây làm trung tâm

Quan chức Nga cho biết, các nhà lãnh đạo SCO sẽ thảo luận về các vấn đề an ninh và tình hình hiện nay tại ...

IS thừa nhận đánh bom Đại sứ quán Nga ở Afghanistan, Iran lên tiếng

IS thừa nhận đánh bom Đại sứ quán Nga ở Afghanistan, Iran lên tiếng

Ngày 5/9, tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã thừa nhận trách nhiệm vụ tấn công gần lối vào của ...

Campuchia và Thái Lan 'bắt tay' chống nạn buôn người

Campuchia và Thái Lan 'bắt tay' chống nạn buôn người

Thỏa thuận ký kết giữa Campuchia và Thái Lan thể hiện cam kết mạnh mẽ của hai nước trong cuộc chiến chống buôn người.

Bài viết cùng chủ đề

Nagorno-Karabakh

Đọc thêm

PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

Cần thấy trách nhiệm của chính chúng ta, mỗi người lớn là không thể thiếu trong xây dựng, phát triển văn hóa đọc.
Cuộc sống làm dâu hào môn của 'ngọc nữ' Tăng Thanh Hà

Cuộc sống làm dâu hào môn của 'ngọc nữ' Tăng Thanh Hà

Với nhan sắc xinh đẹp, lối diễn tự nhiên, Tăng Thanh Hà từng là nữ diễn viên được yêu thích của màn ảnh Việt.
Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt...
U23 Việt Nam vs U23 Malaysia: Chiến binh Sao Vàng cần làm gì để thêm nụ cười chiến thắng?

U23 Việt Nam vs U23 Malaysia: Chiến binh Sao Vàng cần làm gì để thêm nụ cười chiến thắng?

HLV Hoàng Anh Tuấn phải điều chỉnh một vài vấn đề cho U23 Việt Nam để có thể thắng U23 Malaysia ở lượt trận thứ 2, lấy vé tứ kết ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Serie A - Empoli ...
Diễn viên Midu đăng ảnh đẹp như nàng thơ

Diễn viên Midu đăng ảnh đẹp như nàng thơ

Bước sang tuổi 35, diễn viên Midu chuộng phong cách thời trang sang trọng, thanh lịch nhưng vẫn trẻ trung.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động