Tin thế giới 21/6: Nga-Mỹ va chạm sau Thượng đỉnh; Trung Quốc tố Mỹ tống tiền; Tổng thống đắc cử Iran cự tuyệt ý tưởng gặp ông Biden

Hoàng Hà
Quan hệ Nga-Mỹ hậu Thượng đỉnh ở Geneva; căng thẳng Mỹ-Trung Quốc quanh nguồn gốc Covid-19, Mỹ-Triều Tiên, EU trừng phạt Nga và Belarus, tình hình Myanmar, Armenia, cuộc họp báo đầu tiên của Tổng thống đắc cử Iran là một số sự kiện quốc tế nổi bật 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 21/6: Nga-Mỹ va chạm sau Thượng đỉnh; Trung Quốc tố Mỹ tống tiền; Tổng thống đắc cử Iran cự tuyệt ý tưởng gặp ông Biden
Tổng thống đắc cử Iran Ebrahim Raisi trong cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm 18/6. (Nguồn: Canberra Times)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Nga-Mỹ:

Mỹ chuẩn bị trừng phạt, Nga lên tiếng

Ngày 20/6, Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan tuyên bố, Mỹ sẽ tiếp tục áp trừng phạt những công ty Nga tham gia dự án xây dựng đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2, đồng thời chuẩn bị các đòn trừng phạt mới liên quan vụ nhân vật chỉ trích Điện Kremlin Alexei Navalny.

Phản ứng trước tuyên bố trên, ngày 21/6, Điện Kremlin cho rằng, cuộc gặp mang tính xây dựng hồi tuần trước giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Joe Biden đã không ngăn được Washington tiếp tục kiềm chế Nga.

Điện Kremlin lưu ý, việc hai nước có được mối quan hệ thực chất là điều quan trọng nhất.

Trước đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cũng đã lên án tuyên bố của Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki rằng, Mỹ đang xem xét các lệnh trừng phạt mới đối với Nga trong Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW). (Reuters, TASS)

TIN LIÊN QUAN
Thượng đỉnh Nga-Mỹ: Tia hy vọng bên bờ vực thẳm

Nga không loại Mỹ khỏi danh sách đen "quốc gia không thân thiện"

Ngày 21/6, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, không có cơ sở nào để Nga loại Mỹ khỏi danh sách quốc gia không thân thiện trước khi các thỏa thuận đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh ở Geneva hôm 16/6 được thực hiện. (TASS)

Nga tập trận ở Thái Bình Dương, 7 tàu chiến áp sát căn cứ hải quân lớn nhất của Mỹ

Nga đang tiến hành tập trận ở khu vực trung tâm Thái Bình Dương, cách quần đảo Kuril khoảng 4,6 nghìn km về phía Đông Nam với sự tham gia của 20 tàu chiến, tàu ngầm và khoảng 20 máy bay.

Theo Avia.Pro hình ảnh vệ tinh cho biết, ít nhất 7 tàu chiến của Nga, gồm các tàu tham gia tập trận, đã xuất hiện gần căn cứ hải quân lớn nhất của Mỹ ở Hawaii, cách lãnh hải của quần đảo Hawaii 40-50km.

Trong nhóm này có tàu trinh sát quân sự Marshal Krylov, dường như có nhiệm vụ thu thập dữ liệu về tên lửa siêu vượt âm mà Mỹ thử nghiệm.

Theo thông tin trước đó, Mỹ sẽ tiến hành các cuộc thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm từ ngày 20-21/6.

Được biết, Mỹ đang giám sát chặt chẽ và đã điều động ít nhất 3 tàu chiến "hộ tống" nhóm tàu này của Nga. (Sputnik, Daily Mail)

TIN LIÊN QUAN
Thượng đỉnh Nga-Mỹ: Quay lại ngoại giao truyền thống và chiến thắng cho ai?

Mỹ-Trung Quốc:

Mỹ cảnh báo Trung Quốc đối mặt với "sự cô lập"

Ngày 20/6, trả lời phỏng vấn Fox News, khi đề cập cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói: "Ở thời điểm hiện tại, chúng tôi sẽ không đưa ra bất cứ đe dọa hay tối hậu thư nào. Điều mà chúng tôi sẽ làm là tiếp tục kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế".

Theo ông Sullivan: "Nếu Trung Quốc từ chối tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế, khi đó chúng tôi sẽ cân nhắc phản ứng và trên cơ sở phối hợp với các đối tác, đồng minh".

Quan chức Nhà Trắng nhấn mạnh, hoặc Trung Quốc cho phép các nhà điều tra tiếp tục công việc để tìm hiểu nguồn gốc đại dịch hoặc sẽ phải "đối mặt với sự cô lập của cộng đồng quốc tế".

Mỹ sẽ không chỉ dựa vào Trung Quốc để tìm ra nguồn gốc đại dịch mà kết hợp hai hướng tiếp cận, gồm dựa vào đánh giá của cộng đồng tình báo và hỗ trợ cuộc điều tra của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Cố vấn An ninh Mỹ tuyên bố: "Chúng tôi không đơn giản chấp nhận việc Trung Quốc nói không. Chúng tôi sẽ hành động từ bây giờ cho đến khi giai đoạn hai cuộc điều tra của WHO được tiến hành một cách đầy đủ để có sự nhất trí mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế". (SCMP)

TIN LIÊN QUAN
Giải mã gen-Mặt trận mới của cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Trung Quốc tố cáo Mỹ "tống tiền, công nhiên đe dọa"

Trước những tuyên bố trên của ông Sullivan, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho hay, nước này "cực kỳ không hài lòng và kiên quyết phản đối".

Ông Triệu cho hay: "Những tuyên bố của phía Mỹ là hành động tống tiền và đe dọa công nhiên. Chúng tôi sẽ không bao giờ chấp nhận điều đó".

Khẳng định ngay từ khi xuất hiện dịch, Trung Quốc đã nêu lập trường cởi mở, minh bạch, chia sẻ vô điều kiện với các nước khác về kinh nghiệm phòng chống dịch, chẩn đoán và điều trị bệnh, nhắc nhở rằng, nước này "đã hai lần tiếp đón các chuyên gia WHO".

Phát ngôn viên này cho hay: "Những tuyên bố cho rằng Trung Quốc nói "không" với cuộc điều tra truy tìm nguồn gốc Covid-19 là tuyệt nhiên không có cơ sở, những tuyên bố cho rằng Trung Quốc sẽ bị cô lập quốc tế lại càng là sự uy hiếp có chủ ý".

Theo ông Triệu, việc phát hiện nguồn gốc virus corona là vấn đề khoa học mà các chuyên gia trên toàn thế giới cần hợp tác nghiên cứu và "không nên chính trị hóa tùy tiện". (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Những điều không có trong báo cáo của WHO về đại dịch Covid-19

Iran: Tổng thống đắc cử Iran ra loạt tuyên bố cứng rắn

Ngày 21/6, tại cuộc họp báo đầu tiên tại Tehran kể từ khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Iran hôm 18/6, Tổng thống đắc cử Ebrahim Raisi cho rằng, Mỹ đã vi phạm thỏa thuận hạt nhân năm 2015 (JCPOA) trong khi EU đã không thực hiện đầy đủ các cam kết của mình.

Khi được hỏi liệu ông sẽ gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden hay không, Tổng thống đắc cử Raisi đáp: "Không", đồng thời "khuyên" Mỹ nên lập tức tham gia trở lại JCPOA và dỡ bỏ tất cả các biện pháp trừng phạt Iran.

Nhà lãnh đạo Iran cũng tuyên bố, chính sách đối ngoại của Tehran sẽ không bị giới hạn bởi JCPOA: "Chúng tôi sẽ có sự tương tác với thế giới. Chúng tôi sẽ không ràng buộc lợi ích của người dân Iran với thỏa thuận hạt nhân này".

Theo ông Raisi, ưu tiên của chính phủ của ông sẽ là cải thiện quan hệ với các nước láng giềng ở Trung Đông, đồng thời kêu gọi Saudi Arabia lập tức ngừng can thiệp vào Yemen.

Về chương trình tên lửa đạn đạo của Iran, Tổng thống đắc cử Raisi khẳng định, đây là vấn đề không thể thương lượng, bất chấp việc phương Tây và các nước vùng Vịnh yêu cầu đưa chương trình này vào các cuộc đàm phán hạt nhân đang diễn ra ở Vienna (Áo). (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Kết quả bầu cử tổng thống Iran: Trung Quốc chúc mừng, Nga nói tích cực, Nhật Bản gửi gắm hy vọng

Nhà máy điện hạt nhân duy nhất của Iran ngừng hoạt động khẩn cấp

Ngày 20/6, kênh truyền hình quốc gia Iran dẫn lời quan chức của công ty điện quốc gia Gholamali Rakhshanimehr cho hay, nhà máy điện Bushehr đã phải tạm ngừng hoạt động từ hôm 19/6 và tình trạng này sẽ kéo dài “từ 3 đến 4 ngày”.

Theo ông Rakhshanimehr, tình trạng thiếu điện có thể xảy ra, song không cung cấp thêm thông tin.

Đây là lần đầu tiên Iran thông báo sự cố ngừng hoạt động khẩn cấp của nhà máy điện hạt nhân nằm ở thành phố cảng miền Nam Bushehr. Nhà máy Bushehr bắt đầu hoạt động từ năm 2011, với sự hỗ trợ của Nga. (Times of Israel)

TIN LIÊN QUAN
Mỹ cam kết tiếp tục đàm phán hạt nhân sau bầu cử tổng thống Iran

EU-Nga: EU gia hạn lệnh trừng phạt Nga

Ngày 21/6, Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) đã thông báo gia hạn thêm 1 năm các biện pháp trừng phạt mà khối này áp đặt đối với Nga nhằm đáp trả vụ Moscow sáp nhập Bán đảo Crimea và Sevastopol.

Cùng ngày, các công tố viên liên bang Đức thông báo đã bắt giữ một nhà khoa học Nga bị cáo buộc chuyển thông tin nhạy cảm từ một trường đại học Đức đến Moscow để đổi lấy tiền mặt. (Reuters, AFP)

TIN LIÊN QUAN
Khi Nga và Trung Quốc nhắm trúng 'gót chân Achilles' của EU

EU-Belarus: EU công bố lệnh trừng phạt mới đối với Belarus

Ngày 21/6, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell cho biết, EU sẽ áp đặt lệnh cấm nhập cảnh và đóng băng tài sản đối với 86 cá nhân và công ty của Belarus liên quan vụ máy bay của hãng Ryanair (Ireland) phải chuyển hướng hạ cánh xuống Minsk ngày 23/5. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Căng thẳng EU-Belarus: Nhân tố mới trong câu chuyện cũ

Mỹ-Triều Tiên: Mỹ sẵn sàng gặp Triều Tiên mọi lúc, mọi nơi "vô điều kiện"

Ngày 21/6, trong cuộc gặp 3 bên với người đồng cấp Hàn Quốc Noh Kyu-duk và Nhật Bản Takehiro Funakoshi tại thủ đô Seoul, Đặc phái viên Mỹ về vấn đề hạt nhân Triều Tiên Sung Kim cho hay, Mỹ sẵn sàng gặp phía Triều Tiên.

Ông Sung Kim nêu rõ: "Chúng tôi tiếp tục hi vọng Triều Tiên sẽ phản hồi tích cực với nỗ lực tiếp cận của chúng tôi. Chúng tôi đề xuất gặp phía Triều Tiên ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào và không cần điều kiện đi kèm".

Đặc phái viên của Mỹ nhấn mạnh, chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ tiếp tục thực thi các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm vào Triều Tiên.

Cũng trong cuộc gặp, các đặc phái viên đã "đã nhất trí tiếp tục hợp tác giữa ba nước để mang lại tiến triển hiệu quả trong việc đạt được phi hạt nhân hóa hoàn toàn và giải pháp hòa bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên bằng cách nối lại cuộc đàm phán với Bình Nhưỡng sớm nhất có thể. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Triều Tiên sẵn sàng cả đối đầu lẫn đối thoại, Mỹ 'khen' thú vị, sẽ tung những quân bài nào?

Myanmar: Lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar thăm Nga tăng cường hợp tác

Ngày 20/6, nhà lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar, Tướng Min Aung Hlaing đã tới Nga để tham dự Hội nghị An ninh Quốc tế Moscow, dự kiến được tổ chức từ ngày 22-24/6.

Đây là chuyến công du nước ngoài thứ hai của Tướng Hlaing kể từ khi quân đội lên nắm quyền. Dự kiến ông Hlaing cũng sẽ tham dự triển lãm trực thăng quân sự tại Moscow.

Ngày 21/6, Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Nikolai Patrushev và Tướng Min Aung Hlaing đã có cuộc thảo luận về các vấn đề an ninh, trong đó hai bên cam kết tăng cường hơn nữa quan hệ song phương.

Hãng tin Interfax dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biếtm Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không gặp ông Min Aung Hlaing. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Myanmar: Vẫn khủng hoảng vì hết tiền

Bầu cử Quốc hội Armenia: Kết quả ngã ngũ

Ngày 21/6, kết quả kiểm phiếu tại 100% khu vực bầu cử cho thấy, đảng Khế ước dân sự của quyền Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã giành chiến thắng với 53,92% số phiếu ủng hộ trong cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn diễn ra ngày 20/6.

Liên minh Armenia của cựu Tổng thống Robert Kocharyan đứng thứ 2 với 21,04% số phiếu ủng hộ.

Với kết quả trên, đảng Khế ước dân sự vẫn còn thiếu 0,08% phiếu ủng hộ để có thể tự đứng ra thành lập chính phủ.

Tuy nhiên, Liên minh Armenia của cựu Tổng thống Kocharyan đã phản đối kết quả trên với cáo buộc gian lận bầu cử, đồng thời khẳng định sẽ không công nhận tuyên bố thắng lợi của ông Pashinyan "cho tới khi những hành vi vi phạm bị điều tra". (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Cập nhật Covid-19 ngày 21/6: Ấn Độ phát hiện biến chủng mới của virus; thủ đô Indonesia phá kỷ lục số ca mắc mới; biến thể Delta đe dọa EU
Mỹ khẳng định đối ứng tín hiệu từ Triều Tiên, Trung Quốc nhấn mạnh tình đồng minh với Bình Nhưỡng
Vấn đề hạt nhân Iran: Đàm phán bị hoãn, đại diện 7 quốc gia về nước tham vấn, Israel cảnh báo 'hồi chuông cảnh tỉnh cuối cùng'
Thượng đỉnh chưa 'nguội', Mỹ tung đòn trừng phạt Dòng chảy phương Bắc 2, rục rịch 'sờ' vụ Navalny, Nga phát cảnh báo
Tin thế giới 18/6: Ông Putin khen ngợi ông Biden; Dải Gaza lại chìm trong tiếng súng; Khả năng tổ chức thượng đỉnh Mỹ-Trung?

Đọc thêm

Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Tòa án phúc thẩm Paris sẽ mở phiên điều trần liên quan đến vụ kiện dân sự giữa bà Trần Tố Nga, công dân Pháp gốc Việt, và các tập ...
XSMB 29/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 2 ngày 29/4/2024. dự đoán XSMB 29/4

XSMB 29/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 2 ngày 29/4/2024. dự đoán XSMB 29/4

XSMB 29/4 - KQXSMB thứ 2. Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 29/4/2024. SXMB 29/4. xổ số hôm nay 29/4. dự đoán XSMB hôm nay. KQSXMB ...
Lần đầu tham dự Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev, cả 10/10 học sinh của Việt Nam đều giành huy chương

Lần đầu tham dự Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev, cả 10/10 học sinh của Việt Nam đều giành huy chương

Tại cuộc thi Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev (IMChO) lần thứ 58 được tổ chức tại Thâm Quyến (Trung Quốc), đoàn Việt Nam xếp thứ ba, sau Trung Quốc ...
Gần 1.600 người Việt cùng thi tìm hiểu pháp luật Nhật Bản

Gần 1.600 người Việt cùng thi tìm hiểu pháp luật Nhật Bản

Chiều 28/4, Lễ trao giải Cuộc thi 'Tìm hiểu pháp luật Nhật Bản' đã được tổ chức tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.
XSMT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 29/4/2024. SXMT 29/4/2024

XSMT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 29/4/2024. SXMT 29/4/2024

XSMT 29/4 - KQXSMT thứ 2. Trực tiếp cập nhật kết quả xổ số miền Trung hôm nay - XSMT thứ 2 ngày 29/4/2024. SXMT 29/4/2024. xổ số hôm nay ...
XSMN 29/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Hai 29/4/2024. xổ số hôm nay 29/4

XSMN 29/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Hai 29/4/2024. xổ số hôm nay 29/4

XSMN 29/4 - xổ số hôm nay 29/4. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 29/4/2024. SXMN 29/4/2024. KQXSMN thứ 2. kết quả xổ số ngày 29 ...
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động