Tin thế giới 22/8: Đức nói Nga hành động vô căn cứ, B-52 xuất hiện ở Balkan, ‘lằn ranh đỏ’ ở Pakistan, Tehran chê Mỹ chậm trễ

Minh Vương
Đức nói Nga hành động ‘vô căn cứ’, B-52 xuất hiện ở Balkan, ‘lằn ranh đỏ’ ở Pakistan, Tehran chê Mỹ chậm trễ là một số tin thế giới nổi bật ngày 22/8.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck. (Nguồn: Reuters)
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck khẳng định sẽ không kéo dài tuổi thọ nhà máy hạt nhân. (Nguồn: Reuters)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin nổi bật ngày 22/8:

Châu Âu

* Đức: Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine là “vô căn cứ”: Phát biểu tại cuộc đối thoại công khai trong “Ngày mở cửa” của Chính phủ liên bang diễn ra hôm 21/8, Thủ tướng Đức Scholz nói: “Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) chưa bao giờ là mối đe dọa đối với Nga”.

Theo ông Scholz, trong cuộc hội đàm với nhà lãnh đạo Nga trước khi diễn ra cuộc xung đột vào tháng 2/2022, ông đã đảm bảo với Tổng thống Putin rằng Ukraine sẽ không gia nhập NATO trong 30 năm tới. Tuy nhiên, ông Putin lại có những ý nghĩ hoàn toàn “vô căn cứ”. Chẳng hạn, Tổng thống Nga từng nói với ông rằng Belarus và Ukraine thực sự không nên là các quốc gia độc lập.

Vì vậy, Thủ tướng Olaf Scholz cho rằng ông Putin đã lên kế hoạch cho cuộc chiến này từ rất lâu: “Ông Putin thực sự muốn dùng bút để vẽ lại châu Âu và sau đó tuyên bố: 'Đây là của tôi và đây là của ông’”. Nhà lãnh đạo Đức khẳng định điều này là không thể chấp nhận. Mặc dù vậy, ông Scholz khẳng định sẽ không chấm dứt đối thoại với Tổng thống Nga. (Reuters)

* Đức không kéo dài tuổi thọ của các nhà máy điện hạt nhân: Ngày 21/8, Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết việc cho phép 3 nhà máy điện hạt nhân cuối cùng của nước này tiếp tục hoạt động sẽ không mang lại nhiều lợi ích trong giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng của đất nước. Ông cho rằng kéo dài tuổi thọ của các nhà máy nói trên, dự kiến đóng cửa cuối năm, sẽ chỉ tiết kiệm 2% khí đốt.

Tuy nhiên, quan chức này cũng để ngỏ khả năng kéo dài tuổi thọ của 1 nhà máy hạt nhân ở Bayern, tùy thuộc vào kết quả khảo sát hệ thống tải điện quốc gia. Ông cho biết kết quả của cuộc khảo sát nhằm tính toán xem nước này đối phó như thế nào trong trường hợp Nga cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt vào mùa Đông, sẽ được đưa ra sau vài tuần nữa.

Bayern là một bang lớn sản xuất điện phụ thuộc vào các nhà máy điện khí và có ít nhà máy điện than và sản lượng điện gió thấp.

Ông Habeck trấn an người dân không nên hoảng sợ về viễn cảnh thiếu khí đốt trong những tháng mùa Đông, cho rằng nếu các hộ gia đình và ngành công nghiệp cắt giảm mức sử dụng 15-20% thì có thể dễ dàng vượt qua mùa Đông.

Ông nhấn mạnh ngay cả khi Nga cắt hoàn toàn nguồn cung, Đức vẫn sẽ không rơi vào tình trạng không có nguồn cung khí đốt. Na Uy và Hà Lan đang tăng thêm nguồn cung khí đốt. Bên cạnh đó, các cảng tiếp nhận khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới sẽ đi vào hoạt động từ cuối năm nay.

Về lâu dài, Bộ trưởng Habeck cho biết Đức phải mở rộng đầu tư vào năng lượng tái tạo và loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch. Quan chức Đức cũng phản đối đề xuất đưa vào vận hành tuyến đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2), khẳng định đề xuất này đồng nghĩa nhượng bộ Nga.

Đức đang trong giai đoạn loại bỏ dần năng lượng hạt nhân kể từ khi chính phủ của cựu Thủ tướng Angela Merkel thông qua luật này sau sự cố hạt nhân Fukushima năm 2011 ở Nhật Bản. Tuy nhiên, ngày càng nhiều lời kêu gọi tiếp tục sử dụng một số nhà máy điện hạt nhân trong bối cảnh giá năng lượng tăng vọt trong năm qua và quan hệ căng thẳng với Nga, nước cung cấp khí đốt chính của Đức gia tăng liên quan đến cuộc xung đột với Ukraine. (Spiegel)

* B-52 Mỹ hoạt động ở Balkan: Hai máy bay ném bom B-52 của Không quân Mỹ sẽ bay qua Balkan trong ngày 22/8, nhằm thể hiện cam kết của Washington với các đồng minh NATO.

Hai máy bay này sẽ bay tầm thấp qua tòa nhà chính phủ ở thủ đô Skopje của Bắc Macedonia và Quảng trường Skanderbeg ở thủ đô Tirana của Albania, sau đó bay dọc bờ biển Montenegro và Lovrijenac ở Dubrovnik của Croatia. Lực lượng Không quân Mỹ tại châu Âu tuyên bố mục đích chuyến bay này là thể hiện cam kết đảm bảo của Wahsington với đồng minh và đối tác NATO ở Đông Nam Âu.

B-52H Stratofortress là máy bay ném bom hạng nặng tầm xa, có khả năng phóng nhiều loại vũ khí nhất trong kho vũ khí của Mỹ. Hiện các đồng minh NATO đang điều tàu và máy bay đến tăng cường sườn phía Đông của liên minh quân sự này nhằm đáp trả hành động gây hấn của Nga ở Ukraine.

Hồi tháng 6, Không quân Mỹ cũng đã điều hai chiếc máy bay chiến đấu F-35 thực hiện các chuyến bay tầm thấp qua khu vực Baltic. (AFP)

* Mỹ nêu điều kiện bán tiêm kích F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ: Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, ông Bob Menendez tuyên bố phản đối việc bán máy bay tiêm kích F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ cho đến khi Ankara thay đổi đường lối chính trị và thực hiện cam kết của họ với NATO.

Trả lời phỏng vấn của báo Kathimerini (Hy Lạp), ông Menendez nhấn mạnh: “Từ việc tiếp tục vi phạm không phận của Hy Lạp và làm trì hoãn tiến trình kết nạp Thụy Điển và Phần Lan vào NATO, tôi thực sự hy vọng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thay đổi đường lối và thực hiện đúng trách nhiệm của mình đối với liên minh quân sự này bằng cách trở thành đối tác xây dựng trong khu vực. Cho đến lúc đó, tôi không thể ủng hộ việc bán hoặc chuyển giao máy bay F-16 của Mỹ cho Thổ Nhĩ Kỳ”. Theo ông, Ankara phải ngừng khiêu khích tại không phận và lãnh hải của Hy Lạp.

Ngoài ra, ông Menendez cũng bày tỏ lo ngại trước thông tin Thổ Nhĩ Kỳ đang xem xét mua thêm hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga, động thái vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ. Ông kêu gọi Ankara xem xét lại quan hệ với Moscow.

Thổ Nhĩ Kỳ đang muốn mua 40 máy bay F-16 của Mỹ và hiện đại hóa 80 chiếc khác đang hoạt động. Tổng thống Mỹ Joe Biden hiện đang tìm kiếm sự ủng hộ của Quốc hội Mỹ. Song với tư cách là người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, Thượng nghị sĩ Menendez có quyền phủ quyết với thương vụ này. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Châu Âu 'co ro' trước mùa Đông

Đông Bắc Á

* Phái đoàn chính khách Nhật Bản đến Đài Loan (Trung Quốc): Sáng 22/8, Chủ tịch Hội đồng tư vấn nghị sĩ Nhật Bản-Đài Loan, ông Furuya Keiji và Tổng thư ký hội đồng này, ông Kihara Minoru đã bắt đầu chuyến thăm Đài Bắc dài 3 ngày.

Theo hãng Kyodo, hai chính khách của Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản sẽ gặp người đứng đầu Đài Loan Thái Anh Văn để thảo luận về việc tăng cường cơ chế phòng thủ với Mỹ và trao đổi quan điểm về các cuộc tập trận bắn đạn thật của Trung Quốc xung quanh hòn đảo này sau chuyến thăm Đài Bắc của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi. (Taiwan News)

TIN LIÊN QUAN
Thống đốc Mỹ tới thăm Đài Loan (Trung Quốc)

Nam Á

* Phe đối lập Pakistan cảnh báo về “lằn rảnh đỏ”: Ngày 22/8, các thủ lĩnh đối lập ở Pakistan cảnh báo chính quyền nước này sẽ vượt “lằn ranh đỏ” nếu bắt giữ cựu Thủ tướng Imran Khan sau khi ông này bị cáo buộc vi phạm luật chống khủng bố do những phát biểu liên quan đến ngành tư pháp.

Đăng tải trên Twitter, cựu Bộ trưởng thông tin Fawad Chaudhry kêu gọi: “Dù bạn ở đâu, hôm nay hãy đến Bani Gala (địa chỉ nhà của ông Imran Khan) và thể hiện tình đoàn kết với ông Imran Khan. Ông Imran Khan là lằn ranh đỏ của chúng ta”. Hiện hàng trăm người đã tụ tập bên ngoài khu vực này, dường như nhằm ngăn cản cảnh sát tiếp cận ông Khan.

Trước đó cùng ngày, giới chức Pakistan cho biết cảnh sát nước này đã đưa ra các cáo buộc khủng bố đối với ông Imran Khan, gây leo thang căng thẳng chính trị trong nước sau khi ông bị cho là đứng đằng sau các cuộc biểu tình để trở lại nắm quyền. Cáo buộc trên xuất phát từ bài phát biểu của ông Khan hôm 20/8, trong đó ông tuyên bố sẽ kiện các sĩ quan cảnh sát, một nữ thẩm phán và cáo buộc rằng một phụ tá thân cận của mình đã bị tra tấn sau khi bị bắt giữ. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Pakistan: Xe buýt va chạm xe bồn chở dầu, 20 người thiệt mạng

Trung Á

* Nga, Uzbekistan thảo luận về chuẩn bị hội nghị thượng đỉnh SCO: Điện Kremlin ngày 22/8 cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm với người đồng cấp Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev thảo luận về việc chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), dự kiến diễn ra tại Samarkand (Uzbekistan) vào tháng 9 tới.

Tuyên bố cho hay: “Hai nhà lãnh đạo tiếp tục thảo luận về việc phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác Nga-Uzbekistan, cũng như chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh SCO sắp tới tại Samarkand”.

Tuyên bố nhấn mạnh đến uy tín quốc tế tăng cao của SCO cũng như sự đóng góp ngày càng lớn của tổ chức này trong việc thúc đẩy ổn định và an ninh khu vực.

Trước đó hai tổng thống cũng điện đàm vào ngày 16/8 để bàn về việc chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh SCO. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Bạo loạn lịch sử ở Karakalpakstan: Tổng thống Uzbekistan đổ lỗi cho các lực lượng nước ngoài

Thỏa thuận hạt nhân Iran

* Iran chỉ trích Mỹ chậm phản hồi về JCPOA: Ngày 22/8, Iran đã chỉ trích Mỹ vì điều Tehran cho là phản ứng chậm của Washington đối với đề xuất nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 hay Kế hoạch hành động Toàn diện Chung (JCPOA). Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang nghiên cứu phản hồi của Iran đối với dự thảo thỏa thuận “cuối cùng” về việc khôi phục JCPOA.

Phát biểu với báo giới ở Tehran, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanani nhấn mạnh: “Điều quan trọng là sự chậm trễ của phía Mỹ trong đưa ra phản hồi. Về vấn đề này, chúng tôi đã hành động một cách kịp thời và luôn cho thấy chúng tôi là bên có trách nhiệm... Mỹ phải chịu trách nhiệm về tình hình hiện nay. Nếu họ thể hiện quyết tâm chính trị trong hành động, đưa ra các cam kết và hành động có trách nhiệm, chúng ta có thể tiến tới giai đoạn tiếp theo”. (AFP)

* EU đánh giá phản hồi của Iran đối với đề xuất liên quan thỏa thuận hạt nhân: Ngày 22/8, phát biểu tại sự kiện của trường đại học thành phố Santander, miền Bắc Tây Ban Nha, Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell nói: “Tôi có một đề xuất với tư cách là người điều phối các cuộc đàm phán... và một phản hồi từ Iran mà tôi cho là hợp lý. Văn bản của Iran đã được chuyển tới Mỹ, song nước này chưa có phản hồi chính thức”.

Ông Borrell đã đề cập đến văn bản trả lời Iran đưa ra tuần trước cùng đề xuất mới nhất của EU về cập nhật JCPOA sau 16 tháng đàm phán gián tiếp Mỹ-Iran. (Reuters)

Iran lên tiếng về việc trao đổi tù binh với Mỹ, nhắc thái độ của Washington trong đàm phán hạt nhân

Iran lên tiếng về việc trao đổi tù binh với Mỹ, nhắc thái độ của Washington trong đàm phán hạt nhân

Iran nhấn mạnh rằng việc trao đổi tù nhân với Mỹ là một vấn đề riêng biệt với vấn đề đàm phán hạt nhân.

Vì sao Ukraine phải 'mòn mỏi' đợi vũ khí của Đức?

Vì sao Ukraine phải 'mòn mỏi' đợi vũ khí của Đức?

Trong vấn đề chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã và đang phải chịu rất nhiều áp lực ...

Thủ tướng Canada: Các nghị sĩ nên suy nghĩ về 'những hậu quả' của chuyến thăm Đài Loan

Thủ tướng Canada: Các nghị sĩ nên suy nghĩ về 'những hậu quả' của chuyến thăm Đài Loan

Các nghị sĩ Canada muốn đến thăm Đài Loan (Trung Quốc) vào mùa Thu tới và theo Thủ tướng Canada Justin Trudeau, các nghị sĩ ...

Ngân hàng Nga dự báo về khủng hoảng kinh tế toàn cầu, châu Âu lo nền tảng lung lay, Bắc Kinh đạt kỷ lục thương mại mới với Moscow

Ngân hàng Nga dự báo về khủng hoảng kinh tế toàn cầu, châu Âu lo nền tảng lung lay, Bắc Kinh đạt kỷ lục thương mại mới với Moscow

Trong dự thảo báo cáo của Ngân hàng Trung ương Nga (BR) về các định hướng chính sách tiền tệ chủ chốt giai đoạn 2023-2025, ...

Ấn Độ-Pakistan: Nhất trí thúc đẩy quan hệ song phương

Ấn Độ-Pakistan: Nhất trí thúc đẩy quan hệ song phương

Pakistan và Ấn Độ đã nhất trí khôi phục các Biện pháp xây dựng lòng tin (CBM) để giảm bớt những căng thẳng ngoại giao ...

Bài viết cùng chủ đề

Châu Âu

Đọc thêm

Việt Nam và Nga thống nhất phối hợp thu xếp chuyến thăm của Tổng thống Putin

Việt Nam và Nga thống nhất phối hợp thu xếp chuyến thăm của Tổng thống Putin

Tổng thống Putin đã vui vẻ nhận lời mời thăm Việt Nam và hiện hai bên thống nhất sẽ phối hợp thu xếp chuyến thăm vào thời điểm phù hợp.
Khơi thông 'điểm nghẽn', tìm cách thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp Việt Nam

Khơi thông 'điểm nghẽn', tìm cách thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp Việt Nam

Việc phát triển các khu công nghiệp thời gian qua đã bộc lộ một số 'điểm nghẽn', hạn chế, đòi hỏi cần phải có chính sách và hành động để ...
Vì sao những kẻ khủng bố nhà hát Crocus được tìm ra nhanh chóng?

Vì sao những kẻ khủng bố nhà hát Crocus được tìm ra nhanh chóng?

Những kẻ khủng bố nhà hát Crocus đã nhanh chóng bị cảnh sát Nga bắt giữ bởi những hình ảnh ghi lại từ camera giám sát.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm chính thức Trung Quốc

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm chính thức Trung Quốc

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 3-4/4/2024 theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.
Điện mừng Tổng thống Cộng hòa Indonesia

Điện mừng Tổng thống Cộng hòa Indonesia

Nhân dịp ông Prabowo Subianto được bầu làm Tổng thống Indonesia, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi điện chúc mừng.
Bình luận của Việt Nam về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây

Bình luận của Việt Nam về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây

Chiều 28/3, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng đã bình luận về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu về Ukraine mới đây tại Paris với những lời kêu gọi tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhưng đã không đưa ra được biện pháp cụ thể nào.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan là tháng thứ Chín trong lịch Hồi giáo, được xem là tháng linh thiêng nhất trong năm đối với người Hồi giáo trên toàn thế giới.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động