Tin thế giới 28/12: Ukraine được viện trợ bao nhiêu tỷ USD năm 2023, Trung Quốc cách chức 3 quan chức cấp cao, Mỹ muốn tịch thu 300 tỷ USD của Nga

Nhất Phong
Iran 'kiên quyết' trả thù Israel, The New York Times kiện OpenAI và Microsoft, Máy bay Nga hạ cánh khẩn trên sông băng, Pháp trục xuất 2 nhà ngoại giao Azerbaijan.... là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 28/12: Ukraine có 42 tỷ USD viện trợ năm 2023, Trung Quốc cách chức thêm 3 'ông lớn', Mỹ muốn tịch thu 300 tỷ USD của Nga
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông tiếp tục gia tăng. (Nguồn: Reuters)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

*Ukraine có 42 tỷ USD viện trợ quốc tế trong năm 2023: Ukraine đã nhận được hơn 38 tỷ euro (42 tỷ USD) viện trợ quốc tế trong suốt năm 2023. Phát biểu với tạp chí Forbes (Ukraine), Bộ trưởng Tài chính nước này Serhiy Marchenko cho biết: "Số viện trợ trên đã cho phép chúng tôi sử dụng trong mọi chi tiêu cần thiết".

Tuy nhiên, một số tiền cũng đã được sử dụng để tài trợ cho người tị nạn trong nước, lương hưu và tiền lương. Ông Marchenko cho rằng năm 2023 Ukraine ổn định tài chính hơn năm 2022, thời điểm Nga bắt đầu tiến hành cuộc chiến toàn diện tại nước này. Ukraine phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài trợ từ Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) trong cuộc chiến chống lại Nga. Ước tính mỗi ngày Ukraine tiêu tốn 120 triệu euro. (RT)

Tin liên quan
Tại sao Nga không thể đánh chặn tên lửa của đối phương tại Biển Đen Tại sao Nga không thể đánh chặn tên lửa của đối phương tại Biển Đen

*Ukraine bắn hạ 7/8 máy bay không người lái của Nga: Lực lượng phòng không Ukraine ngày 28/12 cho biết đã bắn hạ 7 trong số 8 máy bay không người lái Shahed do Nga phóng đi chỉ trong đêm qua. Số máy bay không người lái này đã bị bắn rơi ở 3 khu vực thuộc miền Trung và miền Nam Ukraine.

Không rõ liệu chiếc máy bay không người lái không bị bắn hạ có đánh trúng mục tiêu hay không. Bộ Quốc phòng Nga cũng cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine vào bán đảo Crimea trong đêm qua. (Reuters)

*Mỹ thay đổi quan điểm về Ukraine: Nhà báo Zoran Meter của trang mạng Geopolitika.news (Croatia) nhận định Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ám chỉ với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky rằng viện trợ cho Kiev có thể chấm dứt, bất chấp thực tế là trước đó ông tuyên bố sẽ giúp đỡ Ukraine bất cứ khi nào cần thiết. Trong bài viết, tác giả cho rằng nhà lãnh đạo Mỹ đã thay đổi lập trường đối với Nga khi ngừng yêu cầu “gây thất bại chiến lược” cho Moscow.

Hồi tháng 2/2023, Tổng thống Biden, trong bài phát biểu hàng năm trước Quốc hội Mỹ, tuyên bố Washington luôn ủng hộ Kiev và sẵn sàng tiếp tục chính sách này miễn là cần thiết. Ông chủ Nhà Trắng đã nhiều lần lặp lại tuyên bố này. Ngày 12/12, Tổng thống Mỹ đã thông qua quyết định phân bổ gói viện trợ quân sự mới trị giá 200 triệu USD dành cho Ukraine. (AFP)

Châu Á-Thái Bình Dương

*Trung Quốc tuyên bố "không làm ngơ" trước hành động khiêu khích của Philippines: Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm ngày 28/12 tuyên bố nước này luôn cam kết giải quyết bất đồng thông qua đối thoại và tham vấn, song khẳng định sẽ không "làm ngơ" trước hành vi gây hấn và quấy rối liên tục của Philippines.

Tuyên bố này được đại diện Bộ Quốc phòng Trung Quốc đưa ra tại buổi họp báo sau khi Manila cáo buộc các tàu của Trung Quốc sử dụng vòi rồng nhằm vào các tàu của Philippines gần Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông. (Reuters)

*Trung Quốc cách chức thêm 3 quan chức cấp cao: Ba quan chức của các tập đoàn chế tạo tên lửa hàng đầu Trung Quốc đã bị loại khỏi Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc. Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, trong số những người bị cách chức lần này có Wu Yansheng, Chủ tịch Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc, cơ quan giám sát việc phát triển hệ thống tàu vũ trụ và tên lửa của nước này.

Ngoài ra còn có Liu Shiquan – Chủ tịch Tập đoàn Norinco, nhà sản xuất thiết bị quân sự hàng đầu – và Wang Changqing, cựu chuyên gia Tập đoàn Công nghiệp và Khoa học Hàng không Vũ trụ Trung Quốc. Cả 3 tập đoàn này đều thuộc sở hữu nhà nước và đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Đối thoại Chiến lược về ngoại giao, an ninh, quốc phòng cấp Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam-Hàn Quốc lần thứ 5

*Tình báo Hàn Quốc dự báo Triều Tiên sắp có hành động quân sự: Ngày 28/12, Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) của Hàn Quốc nhận định khả năng cao Triều Tiên có thể thực hiện những hành động khiêu khích quân sự vào đầu năm 2024 trước thềm các cuộc bầu cử quan trọng ở Hàn Quốc và Mỹ.

Nhận định trên của NIS viện dẫn hồ sơ theo dõi của Triều Tiên về việc dàn dựng các hành động khiêu khích trước cuộc tổng tuyển cử ở Hàn Quốc và việc Bình Nhưỡng phục hồi các nhân vật chủ chốt liên quan đến các hành động khiêu khích chống lại Seoul.

Báo cáo của NIS có đoạn viết: "Khả năng cao Triều Tiên có thể bất ngờ tiến hành Hàn Quốc dự kiến tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 4/2024, trong khi Mỹ sẽ tổ chức bầu cử tổng thống vào tháng 11/2024. (Yonhap)

*Nhật Bản chuẩn bị di dời căn cứ Mỹ ở Okinawa: Đài NHK ngày 28/12 đưa tin Chính phủ Nhật Bản đã phê duyệt việc khởi công các công trình mặt đất để di dời căn cứ quân sự Mỹ ở tỉnh Okinawa, bất chấp sự phản đối của chính quyền địa phương. NHK cho biết Bộ Đất đai Nhật Bản đã bật đèn xanh cho các công trình bồi đắp đất ở Vịnh Oura vào sáng 28/12, đồng thời lưu ý rằng đây là lần đầu tiên chính quyền trung ương Nhật Bản bác bỏ quyết định của chính quyền địa phương.

Tokyo và Washington đã nhất trí di dời căn cứ quân sự Futenma từ gần khu vực đông dân cư ở Okinawa đến một địa điểm ngoài khơi trong cùng tỉnh vào năm 2006. Điều này đòi hỏi phải bồi đắp đất song chính quyền địa phương đã từ chối cấp phép. Nguyên nhân đã được đưa lên Tòa án Tối cao Nhật Bản, cơ quan đã ra phán quyết vào năm 2018 cho phép tiến hành công trình này. (AFP)

*Trung Quốc phản đối Mỹ rút khỏi Hiệp ước hạt nhân tầm trung: Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm trong cuộc họp báo ngày 28/12 cho biết, việc Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) sẽ gây ra hậu quả tiêu cực về nhiều mặt và Trung Quốc phản đối quyết định này.

Ông Ngô Khiêm lưu ý rằng hiệp ước được ký kết trong Chiến tranh Lạnh đã giúp duy trì sự ổn định và cân bằng chiến lược toàn cầu.

Trước đó, trong cuộc hội đàm qua video với Tham mưu trưởng Liên quân quân đội Mỹ, Tướng Charles Brown, người đứng đầu Quân ủy Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tướng Lưu Chấn Lập, tuyên bố Washington phải cẩn trọng trong lời nói và hành động của mình.

Tướng Lưu Chấn Lập tuyên bố: "Điều quan trọng là phía Mỹ phải thực sự tôn trọng lợi ích và mối quan tâm cốt lõi của Trung Quốc, đồng thời tập trung vào việc thúc đẩy hợp tác thực tế và tăng cường hiểu biết lẫn nhau".(Sputnik)

*Tổng thống Hàn Quốc ra lệnh đáp trả tức khắc khi bị tấn công: Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ngày 28/12 ra lệnh cho lực lượng vũ trang nước này trước tiên phải trả đũa ngay lập tức và báo cáo sau trong trường hợp bị kẻ thù tấn công.

Trong chuyến thăm một đơn vị quân đội tiền tuyến, ông Yoon Suk Yeol nhấn mạnh: “Trong trường hợp có hành động khiêu khích, tôi yêu cầu các bạn trả đũa ngay lập tức và báo cáo sau". Tổng thống Yoon Suk Yeol tái khẳng định sự hỗ trợ của chính phủ đối với quân nhân Hàn Quốc và cam kết sẽ giải quyết mọi mối quan ngại của họ, bao gồm cả việc tăng lương. (Yonhap)

*Myanmar gia tăng trấn áp ở khu vực biên giới với Thái Lan: Truyền thông Myanmar ngày 28/12 đưa tin các cơ quan chức năng nước này sẽ tăng cường trấn áp các hoạt động lừa đảo trực tuyến dọc biên giới với Thái Lan sau các cuộc đàm phán về hợp tác quân sự giữa hai nước.

Các tổ hợp lừa đảo đã tăng lên nhanh chóng ở khu vực biên giới của Myanmar với nhân viên là công dân từ Trung Quốc và các quốc gia khác, những người thường xuyên bị buôn bán và buộc phải làm việc để lừa đảo đồng bào của họ. Thị trấn Myawaddy được kiểm soát bởi lực lượng dân quân phối hợp với quân đội chính phủ.

Các nhà phân tích cũng như các báo cáo truyền thông cho rằng các khu vực xung quanh là điểm nóng sản xuất ma túy và các trang web lừa đảo trực tuyến. Đầu năm nay, văn phòng nhân quyền Liên hợp quốc cho biết ít nhất 120.000 người đang bị giam giữ trong các khu lừa đảo ở Myanmar. (Bangkok Post)

Trung Đông – Châu Phi

*Iran “kiên quyết” trả thù Israel: Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ngày 27/12 tuyên bố sẽ “kiên quyết” trả đũa vụ Israel sát hại Chuẩn tướng Sayyed Razi Mousavi - sĩ quan cấp cao của lực lượng này ở Syria.

Phát biểu họp báo tại thủ đô Tehran, người phát ngôn IRGC Ramezan Sharif tố cáo Israel hôm 25/12 đã tấn công thủ đô Damascus của Syria bằng tên lửa, khiến Chuẩn tướng Mousavi thiệt mạng.

Ông Sharif khẳng định IRGC “sẽ kiên quyết trả thù Israel” giống như những lần trước đó. Hồi đầu tháng, IRGC cũng tố cáo Israel sát hại 2 thành viên của lực lượng này khi đang làm cố vấn cho “mặt trận kháng chiến” Hồi giáo ở Syria. Theo Tehran, 2 sĩ quan của IRGC tới làm cố vấn theo lời mời của Damascus và nhiều lần bị Israel nhắm mục tiêu tấn công. (Gulf News)

*Iran tăng cường nhập khẩu hàng hóa Nga. Hãng thông tấn nhà nước Iran (IRNA) đưa tinngày 27/12 đã ký 2 thỏa thuận tài chính với Moscow nhằm thúc đẩy nhập khẩu hàng hóa từ Nga.

Các thỏa thuận vừa ký kết bao gồm thư tín dụng 18,9 triệu USD nhằm đảm bảo cho việc thanh toán các giao dịch nhập khẩu hàng hóa từ Nga. Đây được coi là phương thức bảo lãnh về kinh tế của ngân hàng đối với các nhà xuất khẩu. Bên cạnh đó, Ngân hàng Sberbank của Nga và Ngân hàng Melli của Iran cũng nhất trí về hạn mức tín dụng 70,91 triệu USD để Tehran nhập khẩu các loại hàng hóa thiết yếu từ Moskva.

Cả Iran và Nga đều đang bị Mỹ và phương Tây trừng phạt, dẫn đến việc 2 nước tăng cường các quan hệ kinh tế và chính trị để chống lại áp lực này. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Việt Nam nỗ lực đưa công dân từ Myanmar về nước an toàn

*Mỹ tìm cách “hất cẳng” Wagner khỏi Cộng hòa Trung Phi: Công ty an ninh tư nhân của Mỹ Bancroft Global Development xác nhận đang đàm phán với Cộng hòa Trung Phi về “các hoạt động trong tương lai”, trong nỗ lực được cho là nhằm “hất cẳng” nhóm lính đánh thuê Wagner của Nga ra khỏi quốc gia đang có xung đột này.

Tiến trình đàm phán của công ty Bancroft với Chính phủ CH Trung Phi diễn ra khi Nga tìm cách duy trì và mở rộng ảnh hưởng ở châu Phi sau cái chết của ông Yevgeny Prigozhin - nhà sáng lập Wagner, nhóm lính đánh thuê lớn nhất của Nga.

Tuần trước, Đài phát thanh Ndeke Luka của CH Trung Phi đã phát sóng một đoạn ghi âm, trong đó, ông Albert Yaloke Mokpeme - người phát ngôn của Tổng thống Touadera - tuyên bố CH Trung Phi đang thực hiện nhiệm vụ “đa dạng hóa các mối quan hệ”. Ông cho biết CH Trung Phi đã kêu gọi các nước, bao gồm cả Nga, hỗ trợ huấn luyện binh sĩ. Ông Mokpeme tiết lộ: “Mỹ cũng đề nghị CH Trung Phi huấn luyện binh lính, cả trên lãnh thổ Trung Phi và trên đất Mỹ”. (Reuters)

*Israel cảnh báo công dân sau vụ nổ gần Đại sứ quán tại Ấn Độ: Israel mới đây đã khuyến cáo công dân nước này đề cao cảnh giác khi đi lại ở Ấn Độ sau vụ nổ gần Đại sứ quán Israel tại New Delhi vào tối 26/12 vì nghi ngờ đây có thể là một vụ tấn công khủng bố. An ninh đã được tăng cường tại khu vực gần Đại sứ quán Israel.

Vụ nổ nói trên được nghe thấy cách Đại sứ quán Israel khoảng 100 mét trong khu ngoại giao được bảo vệ an ninh nghiêm ngặt ở New Delhi. Không có trường hợp thương vong trong vụ việc này. Gần 3 năm trước cũng đã xảy ra vụ nổ gần Đại sứ quán Israel tại New Delhi nhưng không có ai bị thương. Vụ việc xảy ra trong bối cảnh xung đột Hamas-Israel bùng nổ hôm 7/10. Kể từ đó, hơn 21.000 người Palestine đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công trên bộ và trên không của Israel. (IRNA)

Châu Âu

*Máy bay chở khách của Nga hạ cánh trên sông băng: Các công tố viên ngành giao thông vận tải cho biết một máy bay Antonov-24 từ thời Liên Xô chở 30 hành khách đã hạ cánh xuống một con sông đóng băng gần một sân bay ở vùng Viễn Đông của Nga vào ngày 28/12 do lỗi của phi công. Theo thông tin ban đầu, nguyên nhân của sự cố hàng không này là do lỗi của phi hành đoàn trong việc điều khiển chiếc máy bay.

Hãng hàng không Polar Airlines ra thông cáo xác nhận: "Chiếc An-24 đã hạ cánh bên ngoài đường băng của sân bay Zyryanka. Không có ai bị thương". (Reuters)

*Mỹ đề xuất các nước G7 thu giữ 300 tỷ USD của Nga, nhiều nước lo ngại: Tờ Financial Times đưa tin hôm 28/12 cho biết Mỹ đã yêu cầu các chuyên viên của nhóm nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tìm cách thu giữ số tài sản bị phong tỏa trị giá 300 tỷ USD của Nga.

Theo tờ báo, Mỹ, với sự hậu thuẫn của Anh, Nhật Bản và Canada, đã đề xuất tiến hành chuẩn bị để sẵn sàng đưa ra các phương án thu giữ số tài sản này cho lãnh đạo các nước G7 xem xét tại cuộc họp có thể diễn ra vào ngày 24/2 năm tới. (Financial Times)

*Pháp trục xuất 2 nhà ngoại giao Azerbaijan: Bộ Ngoại giao Pháp ngày 27/12 tuyên bố “không hoan nghênh” 2 nhân viên của Đại sứ quán Azerbaijan tại Paris. Động thái của Pháp được đánh giá là biện pháp “có đi có lại” nhằm đáp trả quyết định tương tự trước đó của Azerbaijan.

Hôm 26/12, Bộ Ngoại giao Azerbaijan thông báo 2 nhân viên của Đại sứ quán Pháp tại Baku là những người không được hoan nghênh do “cách ứng xử không phù hợp với địa vị ngoại giao của họ”.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Pháp cũng “bác bỏ hoàn toàn” những cáo buộc nêu trên của phía Azerbaijan, đồng thời cho biết đã triệu Đại sứ Azerbaijan tới để “truyền đạt những thông điệp này”. (AP)

*Ba Lan nỗ lực xử lý khủng hoảng biên giới với Ukraine: Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk ngày 27/12 cho biết chính phủ nước này đang tiến gần tới việc chấm dứt hoạt động phong tỏa một số khu vực biên giới với Ukraine của các tài xế xe tải.

Trước đó, các tài xế xe tải Ba Lan đã phong tỏa một số cửa khẩu ở biên giới nước này với Ukraine, yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) khôi phục hệ thống, theo đó, các công ty Ukraine cần giấy phép để hoạt động trong khối, và đây cũng là yêu cầu tương tự đối với các tài xế xe tải châu Âu khi vào Ukraine. Sau đó, nông dân Ba Lan đã dừng biểu tình ở 1 cửa khẩu hồi cuối tuần qua, song các tài xế xe tải vẫn tiếp tục biểu tình ở 3 địa điểm khác. (TASS)

Châu Mỹ

*Thủ tướng Nhật Bản sắp thăm Mỹ: Đài NHK đưa tin Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida có kế hoạch thăm chính thức Mỹ vào tháng 3/2024. Đây sẽ là chuyến thăm chính thức cấp nhà nước đầu tiên của nhà lãnh đạo Nhật Bản tới Mỹ sau 9 năm kể từ chuyến thăm năm 2015 của cựu Thủ tướng Shinzo Abe.

Bắt đầu từ tháng 2/2024, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc có kế hoạch tiến hành hội nghị thượng đỉnh ba bên. NHK cho biết Tokyo hy vọng các nước này sẽ trao đổi quan điểm về diễn biến gần đây trên bán đảo Triều Tiên, đặc biệt là ở Triều Tiên, cùng những vấn đề khác. Hồi tháng 11, Tổng thống Joe Biden đã mời ông Kishida thăm chính thức Mỹ với tư cách khách mời cấp nhà nước. (Sputniknews)

*Mỹ công bố gói viện trợ quân sự cuối cùng trong năm 2023 cho Ukraine: Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 27/12 đã công bố gói viện trợ vũ khí cuối cùng dành cho Ukraine trong khuôn khổ Đạo luật Ủy quyền quốc phòng (NDAA) hiện hành.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ “gói viện trợ cuối cùng trong năm nay (2023)” trị giá 250 triệu USD, bao gồm “đạn dược cho hệ thống phòng không, các cấu kiện khác cho hệ thống phòng không, bổ sung đạn dược cho các hệ thống rocket pháo binh cơ động cao (HIMARS), đạn pháo 105 mm và 155 mm, đạn xuyên giáp và hơn 15 triệu băng đạn”.

Bộ Ngoại giao Mỹ cũng yêu cầu Quốc hội nước này “hành động nhanh chóng” và “càng sớm càng tốt” để “thúc đẩy các lợi ích an ninh quốc gia của chúng ta thông qua chính sách hỗ trợ Ukraine tự vệ và bảo vệ tương lai của nước này”. (Reuters)

*The New York Times kiện OpenAI và Microsoft: Báo The New York Times của Mỹ ngày 27/12 đã đệ đơn kiện OpenAI và Microsoft với cáo buộc hai công ty này đã sử dụng trái phép hàng triệu bài báo của họ để đào tạo các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI).

Bản quyền hiện là một vấn đề nóng trong lĩnh vực phát triển AI tạo sinh. Với việc đệ đơn kiện OpenAI và Microsoft, báo The New York Times đã lựa chọn giải pháp phản ứng mang tính đối đầu mạnh mẽ hơn trước sự bùng nổ của các chatbot AI, trái ngược với các tập đoàn truyền thông khác như Axel Springer của Đức hay Associated Press (Mỹ) - vốn đã ký kết các thỏa thuận chia sẻ nội dung với OpenAI. Phản ứng trước động thái trên, đại diện OpenAI cho biết công ty này “ngạc nhiên và thất vọng” về vụ kiện, đồng thời đang đàm phán với The New York Times để giải quyết vấn đề một cách có thiện chí. (Reuters)

Các vấn đề trên biển không phải là tất cả trong quan hệ Philippines - Trung Quốc

Các vấn đề trên biển không phải là tất cả trong quan hệ Philippines - Trung Quốc

Một số chính trị gia, lãnh đạo doanh nghiệp và học giả ở Philippines khẳng định các vấn đề trên biển không phải là tổng ...

Philippines và Trung Quốc đối thoại nhằm hạ nhiệt tranh chấp Biển Đông

Philippines và Trung Quốc đối thoại nhằm hạ nhiệt tranh chấp Biển Đông

Bộ Ngoại giao Philippines ngày 21/12 ra thông cáo cho biết nước này và Trung Quốc nhất trí tiếp tục tiến hành các cuộc đối ...

'Điểm tên' 6 nước EU ủng hộ Iran, Thủ tướng Israel gay gắt 'nên cảm thấy tự xấu hổ'

'Điểm tên' 6 nước EU ủng hộ Iran, Thủ tướng Israel gay gắt 'nên cảm thấy tự xấu hổ'

TGVN. Ngày 1/12, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chỉ trích 6 quốc gia thành viên của EU mới tham gia vào cơ chế trao đổi ...

Mỹ ủng hộ ‘bước đi táo bạo’ của Philippines tại bãi cạn Scarborough

Mỹ ủng hộ ‘bước đi táo bạo’ của Philippines tại bãi cạn Scarborough

Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách Nam Á và Đông Nam Á Lindsey Ford cho rằng việc Philippines dỡ bỏ hàng rào ...

Philippines tố Trung Quốc ‘cố ý’ đâm tàu, Bắc Kinh tuyên bố tiếp tục biện pháp cần thiết ở Biển Đông

Philippines tố Trung Quốc ‘cố ý’ đâm tàu, Bắc Kinh tuyên bố tiếp tục biện pháp cần thiết ở Biển Đông

Ngày 23/10, Philippines tố cáo các tàu Trung Quốc đã 'cố ý' đâm vào các tàu Philippines khi đang thực hiện sứ mệnh cuối tuần ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Từ ngày 4-8/11, một đoàn đại biểu từ Estonia sẽ có chuyến thăm Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024 ghi nhận thị trường thế giới duy trì tương đối ổn định khi chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024.
Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.
Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Các nhà nghiên cứu Mỹ đang phát triển một loại chip bộ nhớ mới có thể vừa lưu trữ thông tin vừa thực hiện các phép tính với tốc độ ...
Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Đại sứ quán Nhật Bản và UN Women hỗ trợ 7.200 người dân, đặc biệt là phụ nữ tại Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán ...
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris bắt đầu

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris bắt đầu

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Tôi hỏi là ông sẽ bỏ phiếu cho ai? Kamala Harris, ông trả lời tôi với giọng nhỏ nhẹ nhưng dứt khoát.
'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

Đây là thời điểm tồi tệ nhất có thể dẫn tới chính phủ sụp đổ, xét theo những gì đang xảy ra ở Ukraine và tình hình kinh tế ở Đức.
Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Bộ Ngoại giao Syria kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) hành động khẩn cấp để ngăn chặn các động thái quân sự của Israel nhằm vào dân thường.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Nếu các cuộc thăm dò trước bầu cử tổng thống Mỹ 2024 là chính xác, cuộc đua năm nay cần theo dõi sát 7 tiểu bang chiến địa.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động