Tin thế giới 5/12: Ukraine pháo kích Alchevsk, Nhật Bản chi 320 tỷ USD cho quốc phòng, Đức muốn kết nối với Ấn Độ

Minh Vương
Nga hạ thấp tác động từ giá trần dầu mỏ, Đức ‘hụt hơi’ trước mục tiêu của NATO, chuyến đi lịch sử tại Trung Đông…là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(12.05) Tổng thống UAE Sheikh Mohamed bin Zayed Al-Nahyan (trái) được Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani đón tại sân bay Hamad, Doha ngày 5/12. (Nguồn: AP)
Tổng thống UAE Sheikh Mohamed bin Zayed Al-Nahyan (trái) được Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani đón tại sân bay Hamad, Doha ngày 5/12. (Nguồn: AP)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

* Nga: Ukraine nã pháo vào thị trấn miền Đông, nhiều người thiệt mạng: Ngày 5/12, giới chức quân sự do Nga hậu thuẫn tại Luhansk, miền Đông Ukraine cho biết 9 người đã thiệt mạng sau khi lực lượng của Kiev nã pháo vào thành phố Alchevsk cùng ngày. Trong khi đó, còi báo động phòng không đã vang lên ở miền Trung và Nam Ukraine, Dnepropetrovsk, Kirovograd, Mykolaiv và cả ở khu vực Zaporizhzhia do Kiev kiểm soát vào lúc 9h41 (giờ địa phương). (Reuters/TASS)

* Nga không muốn Israel cản trở luồng cung cấp vũ khí tới Ukraine: Ngày 4/12, Đài phát thanh Kan (Israel) dẫn lời một quan chức cấp cao giấu tên Israel cho biết trong những ngày qua, nước này và Nga đã thảo luận về tình hình ở Syria và Ukraine. Cụ thể, Moscow đã bày tỏ lo ngại và đề nghị Nhà nước Do Thái không cản trở hoạt động rút vũ khí và thiết bị quốc phòng của Nga từ Syria để tăng viện cho Ukraine. Đại sứ quán Nga chưa phản hồi chính thức về vấn đề trên.

Từ trước tới nay, Israel và Nga lâu nay vẫn tránh va chạm tại chiến trường Syria, nơi quân đội Israel thường xuyên không kích lực lượng thân Iran, trong khi Nga cung cấp nhiều khí tài quan trọng giúp Chính phủ Syria chống lại quân nổi dậy. Hồi tháng 10, New York Times (Mỹ) từng đưa tin Nga đang rút dần vũ khí khỏi Syria để đưa tới Ukraine, trong đó có hệ thống phòng thủ tên lửa S-300. (TTXVN)

* Nga: Áp giá trần dầu mỏ không ảnh hưởng đến hoạt động của nước này tại Ukraine: Ngày 5/12, Điện Kremlin khẳng định việc phương Tây áp giá trần với dầu mỏ của Nga sẽ gây bất ổn cho thị trường năng lượng toàn cầu, song không ảnh hưởng đến khả năng hoạt động quân sự của Moscow ở Ukraine.

Đồng thời, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết nước này sẽ phản ứng trước động thái của Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và đồng minh vì cấm các quốc gia và công ty xuất khẩu dầu bằng đường biển của Nga với giá trên 60 USD/thùng. Một số quan chức nước này cho biết Moscow sẽ không bán dầu cho các nước áp dụng mức giá trần nêu trên.

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác năng lượng với Moscow trên cơ sở tôn trọng, cùng có lợi. (RIA/Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Ukraine: Giá ổ bánh mì tăng gấp đôi, người dân 'chịu trận', IMF có thể cứu vãn tình hình?

Châu Âu

* Tấn công bằng dao gần trường học ở Đức, 2 em nhỏ bị thương: Ngày 5/12, một người đàn ông đã thực hiện vụ tấn công trẻ em bằng dao khi các học sinh đang trên đường đến trường tại thị trấn Illerkirchberg, Tây Nam nước Đức, khiến 2 em nhỏ bị thương. Theo Bild, đối tượng tấn công đã bị cảnh sát bắt giữ. (Bild)

* Đức có thể không đạt mục tiêu 2% ngân sách quốc phòng trong năm nay: Ngày 5/12, tại buổi họp báo thường kỳ của Chính phủ Đức, người phát ngôn Chính phủ Đức cho biết: “Đúng là chúng tôi có thể sẽ không đạt mục tiêu 2% trong năm nay. Thậm chí ở thời điểm hiện tại, chúng tôi cũng để ngỏ mục tiêu này trong năm tới”. Theo quan chức này, hiện Thủ tướng Olaf Scholz vẫn chưa nêu quan điểm về thảo luận liên quan đến mục tiêu ngân sách quốc phòng được Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đề ra.

Trong một diễn biến liên quan, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Đức cùng ngày xác nhận không có bất cứ thay đổi nào trong kế hoạch mua máy bay F-35 của Mỹ: “Dự án này dĩ nhiên đang diễn ra đúng lộ trình”. (Reuters)

* Ngoại trưởng Đức muốn kết nối với Ấn Độ: Ngày 5/12, trả lời họp báo với người đồng cấp Ấn Độ S. Jaishankar, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết Berlin nhận thấy New Delhi có tiềm năng lớn về kinh tế và an ninh, nhất là trong bối cảnh Berlin tìm cách đa dạng hóa quan hệ thương mại.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Đức khẳng định nước này không coi Ấn Độ là một phương án thay thế cho Trung Quốc. Đồng thời, bà khẳng định New Delhi luôn là đối tác của Berlin và EU: “Với Ấn Độ, chúng tôi được kết nối không chỉ thông qua quan hệ đối tác về kinh tế... mà còn thông qua chuỗi giá trị”. (Reuters)

* Chính phủ Phần Lan trình Quốc hội dự thảo luật về gia nhập NATO: Ngày 5/12, Bộ Ngoại giao Phần Lan cho biết: “Chính phủ Phần Lan đã đệ trình đề xuất về việc gia nhập NATO lên Quốc hội vào ngày 5/12”.

Tính đến nay, quá trình tham vấn về dự thảo đề xuất tại Phần Lan đã nhận được khoảng 1.600 phản hồi. Hiện Helsinki đang xem xét đề xuất dựa trên phản hồi và bổ sung cơ sở lý luận với chi tiết liên quan đến hợp tác giữa Chính phủ và Tổng thống, cũng như vai trò của Quốc hội trong xử lý các vấn đề của NATO. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Pháp thăm Mỹ: Chuyến thăm của sự hàn gắn, giờ không phải lúc để đối đầu

Đông Bắc Á

* Nhật Bản dự chi 318 tỷ USD cho kế hoạch quốc phòng 5 năm: Ngày 5/12, phát biểu sau cuộc gặp với Thủ tướng Kishida Fumio và Bộ trưởng Tài chính Suzuki Shunichi, Bộ trưởng Quốc phòng Hamada Yasukazu thông báo ông Kishida đã yêu cầu chính phủ dành 43.000 tỷ Yên (318 tỷ USD) cho kế hoạch xây dựng quốc phòng trung hạn 5 năm tới. Theo ông Suzuki, ngân sách dành cho kế hoạch trên, trong đó có thông tin chi tiết về chính sách thuế, sẽ được quyết định cuối năm nay tại các diễn đàn chính sách của liên minh cầm quyền. (Reuters)

* Canada có kế hoạch điều thêm tàu chiến qua eo biển Đài Loan: Ngày 5/12, trả lời phỏng vấn Financial Times (Anh), Ngoại trưởng Canada Melanie Joly nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đảm bảo trật tự quốc tế dựa trên luật lệ liên quan đến eo biển Đài Loan. Đó là lý do tại sao chúng tôi cũng có một tàu khu trục đi qua eo biển Đài Loan vào mùa Hè này, cùng với Mỹ. Chúng tôi đang xem xét điều thêm nhiều tàu khu trục đi qua eo biển này”.

Theo bà, Canada sẽ tăng số lượng tàu khu trục bố trí ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương lên ba tàu, đồng thời bổ sung một số nhà ngoại giao và tùy viên quân sự. Tổng cộng, Canada sẽ đầu tư 400 triệu CAD (298 triệu USD) vào an ninh của khu vực này. (Financial Times)

TIN LIÊN QUAN
Nhật Bản áp trần giá dầu Nga, có một loại trừ

Nam Á

* Afghanistan bắt người nước ngoài liên quan vụ tấn công Đại sứ quán Pakistan: Viết trên Twitter ngày 5/12, người phát ngôn của chính phủ tạm quyền do Taliban điều hành Zabihullah Mujahid nêu rõ: “Lực lượng đặc nhiệm của lực lượng Tiểu vương quốc Hồi giáo (Afghanistan) đã bắt giữ một người nước ngoài và là thành viên nhóm Daesh - Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng - đã nổ súng vào đại sứ quán Pakistan hôm 2/12...

Theo ông, kết quả điều tra ban đầu cho thấy IS và lực lượng nổi dậy đã phối hợp dàn dựng vụ tấn công nhằm gây hoài nghi giữa hai nước láng giềng. Tuy nhiên, ông không tiết lộ quốc tịch của đối tượng đã bị bắt.

Trước đó, IS đã thừa nhận đứng sau vụ xả súng nhằm vào Đại sứ quán Pakistan tại thủ đô Kabul của Afghanistan hôm 2/12 khiến ít nhất một nhân viên bảo vệ bị thương và khiến tòa nhà bị hư hại. (Tân Hoa xã)

TIN LIÊN QUAN
Lãnh đạo mới của quân đội Pakistan gửi thông điệp, Ấn Độ nói gì?

Châu Mỹ

* Tổng thống Peru sẵn sàng tham gia đối thoại: Ngày 4/12, phát biểu tại khu vực Cajamarca miền Bắc Peru, nơi ông bỏ phiếu trong vòng bầu cử thứ hai đang diễn ra 9 vùng của nước này, Tổng thống Pedro Castillo tuyên bố chính phủ của ông sẵn sàng đối thoại, nhìn nhận mọi việc một cách khách quan và tôn trọng các thể chế. Khẳng định chính phủ được “thành lập bởi đa số” cử tri và cần phải “bảo vệ ý nguyện của dân chúng”, ông cho rằng kiến nghị luận tội mình được Quốc hội, hiện do phe đối lập kiểm soát, thông qua là “một phần của trò chơi chính trị”.

Trước đó, với 73 phiếu thuận, 32 phiếu chống và 6 phiếu trắng, Quốc hội Peru hôm 1/12 đã thông qua việc khởi động tiến trình luận tội Tổng thống Castillo. Ông sẽ bị triệu tập vào ngày 7/12 tới để trả lời những cáo buộc vi phạm Hiến pháp. Hiện Tổng thống Castillo không xác nhận liệu ông có tham dự hay không.

Đây là lần thứ 3 phe đối lập tại Quốc hội Peru đệ trình kiến nghị luận tội Tổng thống Castillo trong 1 năm rưỡi cầm quyền. Theo quy định, để phế truất Tổng thống, phe đối lập cần có được 87/130 phiếu của Quốc hội. Kể từ năm 2016, Peru đã trải qua 5 đời tổng thống. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
'Bóng hồng' làm Thủ tướng Peru thứ 5 trong vòng 16 tháng là ai?

Trung Đông-châu Phi

* Tổng thống Israel bắt đầu thăm chính thức UAE: Sáng 5/12, Tổng thống Israel Isaac Herzog đã tới Abu Dhabi, bắt đầu chuyến thăm chính thức tới Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Ông Herzog đã gặp Tổng thống UAE Mohammed bin Zayed Al Nahyan, trước khi tham dự và phát biểu tại Diễn đàn Hàng không Vũ trụ quốc tế Abu Dhabi. Đây là chặng dừng chân thứ hai của Tổng thống Israel trong chuyến công du tới Bahrain và UAE - hai quốc gia Hồi giáo Vùng Vịnh đã ký cam kết bình thường hóa quan hệ với Israel vào năm 2020.

Kể từ khi bình thường hoá quan hệ, kim ngạch thương mại giữa Israel và UAE đã tăng lên 2,5 tỷ USD và được dự báo sẽ tiếp tục tăng gấp đôi giai đoạn 2023-2024. Cuối tháng 5/2022, hai bên đã ký hiệp định thương mại tự do song phương. (TTXVN)

* Các chính đảng Sudan ký thỏa thuận khung về chuyển tiếp chính trị: Ngày 5/12, các đảng chính trị ở Sudan đã ký thỏa thuận khung về tiến trình chuyển tiếp do phe dân sự lãnh đạo kéo dài hai năm, hướng tới bầu cử và chấm dứt tình trạng bế tắc sau đảo chính hồi tháng 10/2021.

Thỏa thuận sẽ hạn chế vai trò chính thức của quân đội với một hội đồng an ninh và quốc phòng do thủ tướng đứng đầu. Tuy nhiên, các vấn đề nhạy cảm bao gồm sự công bằng trong tiến trình chuyển tiếp và cải cách lĩnh vực an ninh sẽ là chủ đề chính của cuộc đàm phán tiếp theo. (Reuters)

* UAE và chính quyền Taliban thảo luận tăng cường quan hệ song phương: Ngày 5/12, cơ quan quốc phòng Taliban cho hay người đứng đầu cơ quan này, ông Mullha Yaqoob đã gặp Tổng thống UAE Sheikh Mohammed bin Zayed al-Nahyan tại Abu Dhabi để thảo luận về tăng cường quan hệ song phương. Ông Mullah Yaqoob là con trai của cố thủ lĩnh tối cao Taliban Mullah Omar, và cuộc gặp Tổng thống UAE là cuộc gặp hiếm hoi giữa thành viên cấp cao của Taliban với một nguyên thủ quốc gia bên ngoài.

Theo Taliban, quan chức hai bên đã thảo luận về “tăng cường quan hệ, hợp tác song phương cũng như các vấn đề quan trọng khác”. Trong khi đó, hãng thông tấn WAM (UAE) cho biết trước khi họp ngày 4/12, Taliban đã ký hợp đồng cuối cùng với công ty GAAC Holding của UAE để điều hành sân bay Afghanistan. (Reuters)

Tình hình Ukraine: Hơn 500 địa phương vẫn bị mất điện

Tình hình Ukraine: Hơn 500 địa phương vẫn bị mất điện

Các quan chức Ukraine cho biết, tính đến ngày 4/12, hơn 500 địa phương của nước này vẫn bị mất điện sau nhiều tuần không ...

Đức sắm 35 chiến đấu cơ đời mới, thêm một nước tham gia huấn luyện binh sĩ Ukraine

Đức sắm 35 chiến đấu cơ đời mới, thêm một nước tham gia huấn luyện binh sĩ Ukraine

Đức đã lên kế hoạch mua 35 máy bay chiến đấu F-35A Lightning II, trong khi Czech bắt đầu tham gia huấn luyện binh sĩ ...

UAE ‘phá băng’ với Qatar, khởi động đàm phán thương mại với Ukraine

UAE ‘phá băng’ với Qatar, khởi động đàm phán thương mại với Ukraine

Chuyến thăm Doha của Tổng thống UAE diễn ra theo lời mời của Quốc vương Qatar và ‘dựa trên mối quan hệ anh em hiện ...

Mỹ nêu cam kết về giải pháp hai nhà nước, Tổng thống Israel có chuyến thăm lịch sử

Mỹ nêu cam kết về giải pháp hai nhà nước, Tổng thống Israel có chuyến thăm lịch sử

Ngoại trưởng Mỹ tái khẳng định cam kết với giải pháp hai nhà nước để chấm dứt xung đột, đối đầu giữa Israel và Palestine.

Mỹ: Đua tranh với Trung Quốc ở thời điểm then chốt, tránh bị lôi kéo vào đối đầu với Nga

Mỹ: Đua tranh với Trung Quốc ở thời điểm then chốt, tránh bị lôi kéo vào đối đầu với Nga

Khẳng định cam kết với Kiev trong xung đột tại Ukraine, Lầu Năm Góc vẫn cho rằng hiện Trung Quốc vẫn là mối đe dọa ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Luồng gió mới của chính trường Senegal

Luồng gió mới của chính trường Senegal

Tân Tổng thống Bassirou Diomaye Faye hứa hẹn định hình lại tương lai ổn định và phát triển của Senegal.
XSMB 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. dự đoán XSMB 30/3/2024

XSMB 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. dự đoán XSMB 30/3/2024

XSMB 30/3 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 7. kết quả xổ số ngày ...
XSMT 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. SXMT 30/3/2024

XSMT 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. SXMT 30/3/2024

XSMT 30/3 - Kết quả xổ số ngày 30 tháng 3. SXMT 30/3. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3. xổ số miền ...
XSMN 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3

XSMN 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3

XSMN 30/3 - kết quả xổ số ngày 30 tháng 3. trực tiếp xổ số miền Nam 30/3/2024. xổ số miền Nam thứ 7. xo so mien nam. SXMN 30/3/2024. ...
Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba đến thăm New Delhi trong bối cảnh Ukraine nỗ lực giành lấy sự ủng hộ của Ấn Độ.
Bạn có thể bị trầm cảm trong công việc nếu xuất hiện những thói quen sau

Bạn có thể bị trầm cảm trong công việc nếu xuất hiện những thói quen sau

Tờ HuffPost đã tham khảo các nhà trị liệu để tổng kết ra 5 thói quen làm việc thường được ngụy trang là dấu hiệu của trầm cảm. Xin giới ...
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Phiên bản di động