Điểm nhấn trong chiến lược mới của Canada

Minh Vương
Ngày 27/11, Canada đã công bố Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Đâu là những nét nổi bật trong chiến lược này?
Theo dõi TGVN trên
Ảnh minh họa. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Canada)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Canada)

Trên thực tế, mặc dù xung đột Nga-Ukraine thu hút sự chú ý của thế giới dành cho châu Âu, song Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương không vì thế mà đánh mất tầm quan trọng vốn có. Thậm chí, với 40 quốc gia, 37.400 tỷ USD trong hoạt động kinh tế cùng nhiều tuyến đường hàng hải then chốt, khu vực này còn là động lực tăng trưởng, phục hồi của thế giới sau đại dịch Covid-19, cũng như là nơi có thể tìm kiếm giải pháp khắc phục hệ quả từ xung đột Nga - Ukraine.

Tầm quan trọng của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương càng được khẳng định khi tháng 11 vừa qua, lãnh đạo các nền kinh tế lớn đã tụ hội về Đông Nam Á dự Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và hội nghị liên quan, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cùng Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á -Thái Bình Dương (APEC).

Có thể thấy, vai trò của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương với thế giới nói chung và Canada nói riêng đòi hỏi chính quyền Thủ tướng Justin Trudeau cần sớm công bố chiến lược khu vực với định hướng rõ ràng, khả thi để đảm bảo lợi ích tại đây. Trong bối cảnh đó, nối bước Liên minh châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc cùng một số nước khác, Canada đã chính thức công bố Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của mình vào ngày 27/11.

Bao trùm, toàn diện

Văn bản chiến lược dài 26 trang của Canada phản ánh cách tiếp cận hướng bao trùm, toàn diện của Canada.

Đầu tiên, đó là “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Chân trời cơ hội”, nêu rõ tầm quan trọng của khu vực nêu trên, những cơ hội kinh tế, thách thức chiến lược, câu chuyện về phát triển bền vững, cũng như vị trí của Ottawa tại đây. Tuy nhiên, trong phần này, cả cơ hội kinh tế, thách thức chiến lược được nêu chủ yếu tập trung ở Đông Bắc Á và Trung Quốc, một số đề cập tới khu vực Biển Đông.

Ở mục thứ hai, “Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Canada”, tài liệu nêu rõ một số định hướng tiếp cận của xứ sở lá phong với Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Phần này đặc biệt phản ánh cách tiếp cận hướng bao trùm, toàn diện, từ thách thức lớn nhất (Trung Quốc) tới một trong những đối tác quan trọng nhất (Ấn Độ), từ Đông Bắc Á sang ASEAN.

Cuối cùng, văn bản này nêu rõ năm mục tiêu chiến lược, sáng kiến triển khai của Ottawa. Đây cũng là phần dài, chi tiết nhất của văn bản và chiếm hơn một nửa nội dung. Nó vạch rõ các mục tiêu chiến lược của Canada tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cũng như cách thức để đạt những mục tiêu đó. Nếu phần hai đề cập tới một số nước và khu vực cụ thể, phần ba lại cho thấy cách tiếp cận chung của Canada với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Đây là sự phản ánh về việc Ottawa có lợi ích toàn diện ở khu vực và sẵn sàng hành động nhằm bảo đảm những lợi ích này, cho dù là về hòa bình, an ninh, thương mại, đầu tư và chuỗi cung ứng, nhân lực hay tăng trưởng bền vững. Tài liệu khẳng định: “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ định hình tương lai nền kinh tế, quan hệ thương mại, chính sách nhập cư, môi trường và an ninh của chúng ta”.

Điểm nhấn Trung Quốc

Không khó để thấy Trung Quốc là điểm nhấn trong Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Canada. Tài liệu này khẳng định cách tiếp cận mới của Ottawa với Bắc Kinh là “một phần then chốt”. Cường quốc châu Á được nhiều lần đề cập trong cả ba phần với tần suất cao với các nội dung chi tiết.

Đồng thời, Ottawa cũng nêu rõ cách tiếp cận đa chiều với Bắc Kinh, từ nội bộ của Canada, trong quan hệ với Trung Quốc, tới bình diện khu vực và quốc tế.

Trong nội bộ và quan hệ với Trung Quốc, Canada sẽ tăng cường bảo vệ cơ sở hạ tầng, nền dân chủ và người dân trước các can thiệp nội bộ, tăng cường đối thoại bảo vệ lợi ích và các ưu tiên quốc gia mà không đánh mất các giá trị cốt lõi.

Tại khu vực, Canada sẽ cân bằng cách tiếp cận với Trung Quốc, phối hợp cùng các đồng minh và đối tác vì một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hòa bình, thịnh vượng và bền vững. Đồng thời, Ottawa khẳng định sẽ phản đối các hành động đơn phương đe dọa tình hình eo biển Đài Loan, Biển Hoa Đông và Biển Đông.

Ở tầm quốc tế, Canada sẽ cùng các nước đối mặt “thực tế phức tạp” từ tầm ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc, tích cực xây dựng hệ thống quản trị toàn cầu, chống lại các hành vi đi ngược lại các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.

Tuy nhiên, văn bản này cũng nhìn nhận thị trường tỷ dân của Trung Quốc ẩn chứa nhiều tiềm năng cho doanh nghiệp Canada khai thác. Đồng thời, Ottawa cần hợp tác với Bắc Kinh “để giải quyết một số áp lực hiện hữu với thế giới” như biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học, sức khỏe toàn cầu và phổ biến vũ khí hạt nhân.

Xét cho cùng, chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Ottawa đã cho thấy một số hướng đi trong bài toán với Trung Quốc và tăng cường sự hiện diện của Canada tại khu vực. Thế nhưng “nói thì dễ, làm thì khó”. Kết quả của chiến lược phụ thuộc vào quá trình triển khai, vì tương lai của Canada tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, khu vực giàu tiềm năng, song cũng nhiều thách thức.

Có gì trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới của Canada?

Có gì trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới của Canada?

Ngày 27/11, Canada đã chính thức công bố Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của mình với một số nội dung đáng chú ý.

Canada nêu điều kiện can thiệp quân sự tại Haiti

Canada nêu điều kiện can thiệp quân sự tại Haiti

Ngày 20/11, Thủ tướng Canada Justin Trudeau nước này sẽ chỉ can thiệp vào Haiti nếu tất cả các đảng phái chính trị ở Haiti ...

Đông Nam Á là trọng tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ

Đông Nam Á là trọng tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ

Ngày 12/11, tại Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Mỹ lần thứ 10 diễn ra ở Campuchia, ...

Chiến lược Quốc phòng mới của Washington: Chuyên gia Mỹ bình luận, có thể khuyến khích Trung Quốc mở rộng năng lực quân sự

Chiến lược Quốc phòng mới của Washington: Chuyên gia Mỹ bình luận, có thể khuyến khích Trung Quốc mở rộng năng lực quân sự

Cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời Tổng thống Mỹ Bill Clinton, ông Chas Freeman nhận định: "Chiến lược này xác nhận và ...

Đọc thêm

TP. Hồ Chí Minh tăng cường kết nối với cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

TP. Hồ Chí Minh tăng cường kết nối với cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Đoàn công tác TP. Hồ Chí Minh vừa có chuyến đi thăm, tìm hiểu cộng đồng người Việt ở Nhật Bản và dự 'Diễn đàn Kinh tế kiều bào toàn ...
Dự báo thời tiết ngày mai (5/10): Bắc Bộ, Trung Bộ trời nắng; Tây Nguyên, Nam Bộ nắng gián đoạn, chiều, tối mưa, giông rải rác

Dự báo thời tiết ngày mai (5/10): Bắc Bộ, Trung Bộ trời nắng; Tây Nguyên, Nam Bộ nắng gián đoạn, chiều, tối mưa, giông rải rác

Dự báo thời tiết Bắc Bộ, Trung Bộ ngày nắng; Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ chiều, tối mưa, giông rải rác; tỉnh, thành phía Nam nắng gián đoạn.
Lĩnh vực bất động sản của Nhật Bản bước vào 'thời kỳ hoàng kim'

Lĩnh vực bất động sản của Nhật Bản bước vào 'thời kỳ hoàng kim'

Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản của Nhật Bản đang 'nở rộ'.
Biệt dược đen tập 15: Tìm ra thông tin của kẻ sát hại Bình

Biệt dược đen tập 15: Tìm ra thông tin của kẻ sát hại Bình

Biệt dược đen tập 15, lộ tung tích kẻ sát hại Bình; trong khi đó Tuấn tiếp tục nhờ cấp dưới tìm cách để điều tra về cái chết của ...
Hàn Quốc cáo buộc tin tặc Triều Tiên tấn công mạng nhằm vào các công ty đóng tàu

Hàn Quốc cáo buộc tin tặc Triều Tiên tấn công mạng nhằm vào các công ty đóng tàu

Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc khẳng định, Triều Tiên đã tiến hành các cuộc tấn công mạng chuyên sâu đối với các công ty đóng tàu của ...
Kết quả xổ số miền Nam hôm nay 4/10 - XSMN 4/10 - SXMN 4/10/2023 - kết quả xổ số hôm nay 4/10

Kết quả xổ số miền Nam hôm nay 4/10 - XSMN 4/10 - SXMN 4/10/2023 - kết quả xổ số hôm nay 4/10

XSMN 4/10 - xổ số hôm nay 4/10. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay - XSMN thứ 4 ngày 4/10/2023. kết quả xổ số ngày ...
Hàn Quốc cáo buộc tin tặc Triều Tiên tấn công mạng nhằm vào các công ty đóng tàu

Hàn Quốc cáo buộc tin tặc Triều Tiên tấn công mạng nhằm vào các công ty đóng tàu

Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc khẳng định, Triều Tiên đã tiến hành các cuộc tấn công mạng chuyên sâu đối với các công ty đóng tàu của Seoul.
Nga tổ chức đợt kiểm tra hệ thống cảnh báo khẩn cấp trên toàn quốc

Nga tổ chức đợt kiểm tra hệ thống cảnh báo khẩn cấp trên toàn quốc

Nga tiến hành đợt kiểm tra các hệ thống cảnh báo công cộng khẩn cấp trên toàn quốc, phòng một số trường hợp nghiêm trọng đáng báo động.
Đoàn Thượng nghị sĩ Mỹ chuẩn bị thăm Bắc Kinh, Trung Quốc hoan nghênh

Đoàn Thượng nghị sĩ Mỹ chuẩn bị thăm Bắc Kinh, Trung Quốc hoan nghênh

Thượng nghị sĩ Chuck Schumer, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ, sẽ dẫn đầu đoàn đại nghị sĩ lưỡng đảng thăm Trung Quốc trong tuần tới.
Nga nói Armenia hành động ‘không giống đối tác’, EU lại ca ngợi

Nga nói Armenia hành động ‘không giống đối tác’, EU lại ca ngợi

Nga và EU đã có phản ứng khác nhau sau khi Armenia chính thức phê chuẩn việc chấp nhận quyền tài phán của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC).
Xung đột Nga-Ukraine: VSU tiến về phía Nam, thêm 3 doanh nghiệp Trung Quốc ‘dính đạn’?

Xung đột Nga-Ukraine: VSU tiến về phía Nam, thêm 3 doanh nghiệp Trung Quốc ‘dính đạn’?

Lính dù Nga tấn công gần Soledar, ông Zelensky thăm vùng Đông Bắc… là một số tin tức đáng chú ý về xung đột Nga-Ukraine.
Trưởng văn phòng Sputnik bị trục xuất, Nga triệu Đại sứ Moldova tại Moscow, thông báo cấm nhập cảnh 'một số cá nhân'

Trưởng văn phòng Sputnik bị trục xuất, Nga triệu Đại sứ Moldova tại Moscow, thông báo cấm nhập cảnh 'một số cá nhân'

Ngày 3/10, Bộ Ngoại giao Nga thông báo họ đã triệu Đại sứ Moldova.
Kỳ cuối: Những triển vọng cho quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc

Kỳ cuối: Những triển vọng cho quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc

Tổng thống Yoon Suk Yeol nhấn mạnh 'Việt Nam là quốc gia đối tác cốt lõi trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hàn Quốc...
Chuyến thăm đặc biệt của một lãnh tụ đặc biệt [Kỳ cuối]

Chuyến thăm đặc biệt của một lãnh tụ đặc biệt [Kỳ cuối]

Chuyến thăm vùng giải phóng miền Nam của Lãnh tụ Cuba Fidel đã gói gọn tất cả tình cảm hữu nghị, đoàn kết chiến đấu của Cuba đối với miền Nam Việt Nam.
Niềm tin chiến thắng mang tên Việt Nam của Fidel Castro 50 năm trước

Niềm tin chiến thắng mang tên Việt Nam của Fidel Castro 50 năm trước

Fidel Castro đã lên tiếng gần 100 lần trên khắp thế giới trong 42 năm từ 1964 đến 2005 để ủng hộ Việt Nam.
Một năm vụ nổ đường ống Nord Stream: Bí mật có được vén màn?

Một năm vụ nổ đường ống Nord Stream: Bí mật có được vén màn?

Một năm sau vụ nổ phá vỡ đường ống Nord Stream cắt đứt tuyến xuất khẩu khí đốt chính của Nga sang châu Âu nhưng thủ phạm vẫn chưa lộ mặt.
Kỳ I: Những điểm đáng lưu ý và vị trí của ASEAN

Kỳ I: Những điểm đáng lưu ý và vị trí của ASEAN

Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hàn Quốc định hình tầm nhìn, nguyên tắc hợp tác và những định hướng trọng tâm của Seoul ở khu vực.
Pháo tự hành ‘sát thủ’ của lực lượng đổ bộ đường không Nga xuất hiện ở Ukraine?

Pháo tự hành ‘sát thủ’ của lực lượng đổ bộ đường không Nga xuất hiện ở Ukraine?

Loại pháo tự hành này của Nga được cho là có khả năng tiêu diệt tất cả các loại xe tăng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Nhiều lý do khiến quan hệ Trung-Hàn sẽ sớm tan băng

Nhiều lý do khiến quan hệ Trung-Hàn sẽ sớm tan băng

Có nhiều lý do cho một cuộc gặp thượng đỉnh Trung-Hàn trong tương lai gần, trong đó có phải kể đến áp lực từ liên kết Mỹ-Nhật-Hàn.
Để ASEAN-Nhật Bản vững vàng trước sóng gió

Để ASEAN-Nhật Bản vững vàng trước sóng gió

Sau hơn nửa thập kỷ hình thành và phát triển, quan hệ ASEAN-Nhật Bản tiếp tục củng cố nền tảng, mở rộng hợp tác để tiến về phía trước.
Hàn Quốc phô trương vũ khí hiện đại: Lấy độc trị độc?

Hàn Quốc phô trương vũ khí hiện đại: Lấy độc trị độc?

Lễ duyệt binh hoành tráng vừa qua của Hàn Quốc cho thấy quyết tâm rất lớn của Seoul trong việc ngăn chặn Bình Nhưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân.
Hội nghị ba bên Hàn-Trung-Nhật: 'Thỏa lòng' các bên, gửi thông điệp gì tới Triều Tiên?

Hội nghị ba bên Hàn-Trung-Nhật: 'Thỏa lòng' các bên, gửi thông điệp gì tới Triều Tiên?

Hội nghị ba bên Hàn-Trung-Nhật đã ấn định thời gian tổ chức thượng đỉnh ba bên, xoa dịu được lo ngại của Bắc Kinh về hợp tác Mỹ-Nhật-Hàn.
Khi nút thắt siết ngày càng mạnh, đối thoại sẽ mở đường cho Thượng đỉnh Mỹ-Trung Quốc

Khi nút thắt siết ngày càng mạnh, đối thoại sẽ mở đường cho Thượng đỉnh Mỹ-Trung Quốc

Cả Washington và Bắc Kinh đều đang hướng đến Thượng đỉnh Mỹ-Trung Quốc để làm dịu căng thẳng khi những bất đồng ngày càng gia tăng.
Đảo chính ở Niger: Bước đi mới và lớn nhất của Pháp đem tới nỗi lo thiệt hại nhãn tiền gì cho cả hai châu lục?

Đảo chính ở Niger: Bước đi mới và lớn nhất của Pháp đem tới nỗi lo thiệt hại nhãn tiền gì cho cả hai châu lục?

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đánh dấu bước đi lớn và mới nhất của nước này tại Niger và những nỗi lo hiển hiện tại hai châu lục.
Phiên bản di động