Chính quyền Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã công bố Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ngày 27/11, trong đó thể hiện cam kết toàn diện của nước này về chính trị, kinh tế, thương mại, văn hóa-xã hội và quân sự - Ảnh: Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Bộ trưởng Quốc phòng Anita Anand trong một buổi họp báo tại Ottawa ngày 26/9. (Nguồn: Reuters) |
Trước hết, nước này nhấn mạnh mọi vấn đề quan trọng đối với người dân Canada - bao gồm an ninh quốc gia, kinh tế thịnh vượng, tôn trọng luật pháp quốc tế, các giá trị dân chủ, sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường và quyền con người - sẽ được định hình bởi các mối quan hệ (cùng các đồng minh và đối tác) với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Ottawa khẳng định Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang mang đến những cơ hội mới, đòi hỏi một sự thay đổi mang tính thế hệ trong chính sách đối ngoại của Canada, để bảo đảm rằng, người dân nước này và khu vực được hưởng lợi từ sự tham gia của Canada.
Giai đoạn 5 năm đầu tiên trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Canada bao gồm các sáng kiến mới, với nguồn vốn đầu tư khoảng 2,3 tỷ CAD (1,72 tỷ USD). Trong 2 năm 2026 và 2027, chính phủ Canada sẽ cập nhật các sáng kiến và nguồn lực cho giai đoạn 2027 - 2032.
Đồng thời Canada xác định chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là nỗ lực của toàn xã hội, với 5 mục tiêu liên kết với nhau.
Thứ nhất là thúc đẩy hòa bình, khả năng phục hồi và an ninh. Sự ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương được đánh giá có vai trò thiết yếu đối với toàn cầu. Theo đó, Canada sẽ đầu tư để tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực, củng cố năng lực tình báo và an ninh mạng để thúc đẩy an ninh trong khu vực và đảm bảo sự an toàn của công dân ở trong nước.
Thứ hai là mở rộng thương mại, đầu tư và sự phục hồi của chuỗi cung ứng. Canada sẽ nắm bắt các cơ hội kinh tế bằng cách tăng cường và đa dạng hóa các quan hệ đối tác trong khu vực, đồng thời xây dựng nền kinh tế nội địa mạnh mẽ và an toàn hơn. Nước này cũng sẽ mở rộng khả năng tiếp cận thị trường, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đảm bảo đầu tư hiệu quả, bảo vệ sở hữu trí tuệ, thúc đẩy các cơ hội kinh doanh cạnh tranh và củng cố trật tự kinh tế khu vực cởi mở, bền vững hơn và có thể dự đoán được.
Thứ ba, đầu tư và kết nối giao lưu nhân dân giữa Canada với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là trung tâm của chiến lược này. Ottawa sẽ mở rộng hợp tác giáo dục, tăng cường năng lực xử lý thị thực, đồng thời khuyến khích các chuyên gia nước này tham gia nhiều hơn vào các vấn đề khu vực...
Canada cũng sẽ tăng cường hỗ trợ quốc tế về nữ quyền để giải quyết những thách thức liên quan đến phát triển trong khu vực, thúc đẩy những nỗ lực tập thể hướng tới Mục tiêu Phát triển bền vững, tiếp tục tham gia và bảo vệ quyền con người trong khu vực.
Thứ tư là xây dựng tương lai xanh và bền vững. Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương chiếm hơn một nửa lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu. Đây cũng là nơi có nhiều nền kinh tế đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - nhân tố sẽ tác động đáng kể đến sự bền vững của môi trường. Thông qua những mối quan hệ đối tác mới và mở rộng trong khu vực,
Canada sẽ hỗ trợ Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong quá trình chuyển đổi sang một tương lai bền vững và ít carbon. Ottawa cũng sẽ chia sẻ chuyên môn về công nghệ sạch, quản lý đại dương, chuyển đổi năng lượng và tài chính khí hậu, hợp tác với khu vực để giảm lượng khí thải và ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học.
Thứ năm, Canada hướng tới trở thành đối tác tích cực và gắn kết ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Nước này sẽ mở rộng sự hiện diện và tăng cường sức ảnh hưởng, làm sâu sắc và đa dạng hóa quan hệ đối tác khu vực và hợp tác về các mối quan tâm chung.
Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hiện là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới. Đến năm 2030, đây sẽ là nơi sinh sống của 2/3 tầng lớp trung lưu toàn cầu. Với mối quan hệ lịch sử và văn hóa của Canada với khu vực và hàng chục năm gắn bó với các đối tác tại đây, Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thể hiện cam kết mạnh mẽ của Ottawa, vì tương lai, lợi ích của Canada và của khu vực này.
| Châu Âu cần làm gì để xích lại gần hơn với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tháng 4/2021 là bước tiến cần, nhưng chưa đủ trong bối cảnh châu Âu cần gắn kết hơn ... |
| Cục diện thế giới nhìn từ các hội nghị thượng đỉnh gần đây Sự trở lại của các hội nghị lớn sau thời gian gián đoạn do dịch Covid-19 phần nào cho thấy bức tranh cơ bản về ... |
| Phó Tổng thống Mỹ yêu cầu củng cố luật pháp quốc tế và các nguyên tắc tại Biển Đông Mỹ nhấn mạnh sẽ cùng Philippines đối phó với mọi hành vi đe dọa và ép buộc tại Biển Đông. |
| Tổng thống Biden không dự APEC lần thứ 29, Mỹ đang nhường 'sân chơi' cho Trung Quốc? Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra trong hai ngày 18 ... |
| Công bố chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đầu tiên: Hàn Quốc muốn gì? Các chuyên gia nghiên cứu quốc tế cho rằng chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đầu tiên của Hàn Quốc cho thấy ý định ... |