Tin thế giới 6/9: Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ tới Kiev, Iran-Saudi Arabia trao đổi đại sứ

Minh Vương
Ukraine có Bộ trưởng Quốc phòng mới, ông Hun Manet có kế hoạch thăm Brunei, Thủ tướng Đức kêu gọi một việc… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(09.06) Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong cuộc hội kiến Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 8/9 tại Kiev. (Nguồn: AFP/Getty Images)
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hội kiến Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 8/9 tại Kiev. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

* Quân đội Ukraine tấn công Tây Nam Donetsk: Ngày 5/9, viết trên Telegram, phó chỉ huy Lực lượng vệ binh của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng Alexander Khodakovsky cho biết: “Hoạt động lớn nhất được quan sát thấy ở khu vực làng Novodonetskoye. Đang có nỗ lực nhằm đột phá với việc sử dụng số lượng lớn xe bọc thép. Đụng độ diễn ra khốc liệt ở ngoại ô Novodonetskoy”.

Theo ông, Các Lực lượng Vũ trang Ukraine (VSU) đã pháo kích vào các cứ điểm của quân đội Nga “gần như suốt ngày đêm” trong nhiều ngày, khiến các bãi mìn “mất hiệu quả”, đồng thời ngăn cản công binh đặt mìn mới. Ngoài ra, “hoạt động bắn pháo cấp tập” của VSU đã “tác động tâm lý đến các binh sĩ”.

Theo quan chức này, Ukraine đang dùng chiến thuật tương tự ở Novomayorsk. (TASS)

Tin liên quan
Thổ Nhĩ Kỳ và NATO bàn cách Thổ Nhĩ Kỳ và NATO bàn cách 'hồi sinh' thỏa thuận ngũ cốc; Ukraine không ủng hộ việc 'nhân nhượng' Nga

* Quan chức Nga: Ukraine sử dụng máy bay không người lái của Australia: Ngày 5/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói: “Hoá ra, máy bay không người lái (UAV) của Australia thực sự đã được sử dụng để tấn công các mục tiêu ở Nga”.

Theo bà, Australia đã “nhiệt tình đóng góp cho chiến dịch chống Nga do Washington chỉ đạo”, đồng thời che giấu dư luận về “tình huống không thể chối cãi cho thấy Australia ngày càng bị lôi kéo vào xung đột”. (TASS)

* Ukraine tuyên bố thu thập dữ liệu giá trị từ trực thăng Mi-8 của Nga: Ngày 5/9, người phát ngôn Cục Tình báo quân sự Ukraine (GUR) Adriy Yusov cho biết, nước này đã tiến hành một chiến dịch đặc biệt với sự tham gia của một phi công trực thăng Mi-8 của Nga đào thoát sang hàng ngũ Ukraine.

Theo ông Yusov, chiến dịch của GUR đã gây chấn động không chỉ ở Ukraine mà còn vượt ra ngoài biên giới. Ông nhấn mạnh đây là chiến dịch “thực sự quan trọng và phức tạp, có tầm quan trọng thiết yếu đối với quốc phòng và an ninh của Ukraine, đồng thời sẽ gây ra hậu quả lâu dài tới sức mạnh tinh thần cũng như quốc phòng, an ninh của đối thủ. Nhờ chiến dịch này, GUR đã thu thập được thông tin tình báo cực kỳ quan trọng về lực lượng không quân Nga, cũng như nhiều chi tiết khác sẽ giúp Ukranie bảo vệ không phận và tiêu diệt đối phương”.

Trước đó, ngày 23/8, Thiếu tướng Kirilo Budanov, Cục trưởng GUR xác nhận cơ quan này đã hoàn thành một chiến dịch đặc biệt, trong đó trực thăng Mi-8 AMTSh của Nga chở linh kiện máy bay chiến đấu cùng toàn bộ phi hành đoàn đã tiến vào Ukraine và đầu hàng các lực lượng vũ trang Ukraine. (TTXVN)

* Ukraine có Bộ trưởng Quốc phòng mới: Ngày 6/9, Quốc hội Ukraine đã bỏ phiếu chấp thuận bổ nhiệm ông Rustem Umerov làm Bộ trưởng Quốc phòng mới.

Trên trang Telegram, nghị sĩ Yaroslav Zheleznyak cho biết, đa số áp đảo đã ủng hộ ông Umerov giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng mới sau khi ông được Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đề cử. Đây là thay đổi lớn nhất trong lĩnh vực quốc phòng của Ukraine kể từ khi xung đột bùng phát tháng 2/2022. (Reuters)

* Quan chức Ukraine phản đối bầu cử giữa xung đột: Ngày 5/9, phát biểu tại Diễn đàn An ninh Kiev, Thư ký Hội đồng Quốc phòng và an ninh quốc gia Ukraine, ông Oleksiy Danilov, nhấn mạnh: “Bầu cử là một vấn đề rất khó khăn. Tổ chức bầu cử trong điều kiện hiện nay của đất nước chúng ta gây ra vấn đề bất ổn nội bộ. Tại sao? Bởi những cuộc bầu cử chủ yếu là sự cạnh tranh giữa các nền tảng, những cuộc tranh luận lớn và tìm ra hướng đi của đất nước, vì chúng ta đang đề cập đến các cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống. Hãy tưởng tượng những cuộc thảo luận như vậy sẽ diễn ra như thế nào trong giai đoạn hiện nay?”

Trước đó, hồi đầu năm nay, Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham đã đến thăm Ukraine và kêu gọi Tổng thống Volodymyr Zelensky không hoãn cuộc bầu cử theo kế hoạch. Quan chức này cũng hối thúc tất cả các đồng minh Ukraine giúp nước này tổ chức bầu cử vào năm 2024.

Hồi cuối tháng 8, Tổng thống Zelensky bày tỏ mong muốn Ukraine tổ chức các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội vào năm 2024, với điều kiện Quốc hội Ukraine thực hiện những thay đổi về mặt lập pháp để cho phép tổ chức bầu cử trong tình trạng thiết quân luật, cũng như nếu Mỹ và châu Âu hỗ trợ tài chính và giới quan sát viên quốc tế hiện diện. (Sputnik)

* Ngoại trưởng Mỹ thăm chính thức Ukraine: Ngày 6/9, ông Antony Blinken đã thực hiện chuyến thăm chính thức tới Kiev. Theo trang mạng Strana.ua (Ukraine), giao thông đã bị tắc nghẽn ở trung tâm thủ đô Kiev.

Điểm dừng chân đầu tiên của ông Blinken là tại một nghĩa trang quân sự, nơi ông đặt vòng hoa để tưởng nhớ những binh sĩ Ukraine đã hy sinh. Sau đó, ông đã có cuộc tiếp xúc với người đồng cấp chủ nhà Dmytro Kuleba. Ngoại trưởng Mỹ khẳng định ông “đã bất ngờ trước sự dũng cảm phi thường và kiên cường của Ukraine”.

Nhận định về tiến độ phản công của Ukraine, ông cho biết: “Chúng tôi đã nhìn thấy một số bước tiến tích cực từ chiến dịch phản công. Đây là điều đáng mừng, Chúng tôi muốn bảo đảm rằng Ukraine có những gì cần thiết, không chỉ vì chiến dịch phản công thành công, mà còn bảo đảm rằng nước này có một lực lượng răn đe đủ mạnh để… những điều này (xung đột) không diễn ra lần nữa”.

Sau đó ít lâu, Ngoại trưởng Blinken cũng đã hội kiến với Tổng thống nước chủ nhà Volodymyr Zelensky. Hồi tháng 2, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tới thăm Ukraine và hội đàm với ông Zelensky. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Xung đột Nga-Ukraine: Tổng thống Putin nói ‘chưa bao giờ từ chối đàm phán’, ông Zelensky thăm Donetsk

Đông Nam Á

* Thủ tướng Campuchia có kế hoạch thăm Brunei: Ngày 6/9, AKP (Campuchia) đưa tin Thủ tướng Campuchia Hun Manet dự kiến có chuyến thăm chính thức tới Brunei Darussalam trong tương lai gần. Theo AKP, Thủ tướng Hun Manet sẽ thăm Brunei theo lời mời của Quốc vương kiêm Thủ tướng Brunei Sultan Haji Hassanal Bolkiah Mu’issaddin Waddaulah. Hai bên đã gặp song phương sáng 6/9 tại Jakarta (Indonesia), bên lề Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 43 và các hội nghị cấp cao liên quan. Tuy nhiên, kế hoạch cũng như lịch trình chi tiết chuyến thăm hiện vẫn chưa được xác định.

Tại cuộc gặp song phương, lãnh đạo hai nước đã thảo luận về đường hướng tương lai trong quan hệ, trong đó tập trung vào quốc phòng, an ninh, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, nông nghiệp cũng như giao lưu nhân dân. Lãnh đạo hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác giữa hai nước trong việc phòng chống tội phạm xuyên biên giới, kết nối khu vực tư nhân thông qua Phòng Thương mại và hỗ trợ thực hiện cơ chế đối thoại song phương giữa ngoại trưởng hai nước.

Sáng cùng ngày, Thủ tướng Campuchia đã gặp Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) - Giáo sư Klaus Schwab. Thủ tướng Hun Manet đánh giá cao WEF vì thể hiện rõ thành tựu và tiềm năng của Campuchia trên trường quốc tế. Đồng thời, ông hoan nghênh kế hoạch của WEF về tăng cường hợp tác với ASEAN, trong đó có Campuchia. Thủ tướng Hun Manet nhấn mạnh tính nhất quán, gắn kết giữa chương trình nghị sự của WEF và “Chiến lược Ngũ giác-Giai đoạn I” của chính phủ Hoàng gia Campuchia, đặc biệt là về phát triển khu vực tư nhân và phát triển kinh tế-xã hội kỹ thuật số. (AKP)

TIN LIÊN QUAN
Ngoại giao nhộn nhịp của tân Thủ tướng Campuchia

Đông Bắc Á

* Trung Quốc hối thúc các nước lớn “phản đối Chiến tranh Lạnh mới”: Ngày 6/9, phát biểu mở màn Hội nghị cấp cao ASEAN+3 ở Jakarta (Indonesia), Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường nói: “Bất đồng và tranh chấp có thể nảy sinh giữa các quốc gia do nhận thức sai lầm, lợi ích khác biệt hoặc can thiệp từ bên ngoài. Để kiểm soát bất đồng, điều cần thiết hiện nay là phản đối chính sách chọn phe, phản đối đối đầu giữa các khối và phản đối một cuộc Chiến tranh Lạnh mới”. (AFP)

* Nhật Bản muốn cùng Trung Quốc xây dựng quan hệ ổn định: Ngày 6/9, tại hội đàm ngắn với người đồng cấp Trung Quốc Lý Cường, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết hai nước cần xây dựng mối quan hệ “mang tính xây dựng và ổn định”. Ông cũng giải thích về quan điểm của Tokyo về xả nước thải đã qua xử lý tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, vốn bắt đầu được thực hiện vào cuối tháng trước. Trước đó, Trung Quốc đã kiên quyết phản đối và đã cấm nhập khẩu tất cả hải sản từ Nhật Bản do nước “bị nhiễm xạ”. (Kyodo)

* Hàn Quốc tìm cách khôi phục cơ chế 3 bên: Ngày 6/9, phát biểu tại Hội nghị ASEAN+3, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol nhấn mạnh: “Chúng tôi dự định liên lạc chặt chẽ với chính phủ Nhật Bản và Trung Quốc để sớm khôi phục các cơ chế hợp tác 3 bên, bao gồm cả hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc-Nhật Bản-Trung Quốc. Giống như cách mà một chương mới trong hợp tác Hàn-Mỹ-Nhật vừa được mở ra thông qua sự cải thiện trong quan hệ Hàn Quốc-Nhật Bản, việc tái kích hoạt hợp tác giữa Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc sẽ trở thành bước đệm cho bước nhảy vọt mới trong hợp tác ASEAN+3”.

Ông cũng trình bày các cách thức mà Hàn Quốc lên kế hoạch đóng góp trong khuôn khổ ASEAN+3, bao gồm tăng cường khả năng phục hồi, đổi mới trong tương lai và đầu tư cho thế hệ tương lai. Theo nhà lãnh đạo này, Seoul có kế hoạch cung cấp 4.500 tấn gạo cho kho dự trữ khẩn cấp ASEAN+3 năm nay, xây dựng cơ sở hạ tầng để sản xuất xe điện trong ASEAN và tổ chức sự kiện vào tháng 12 cho học sinh có năng khiếu khoa học.

Đồng thời, ông cũng kêu gọi đoàn kết trước các hoạt động quân sự của Triều Tiên, nói rằng cộng đồng quốc tế phải chứng tỏ họ sẽ không “đứng yên” khi Triều Tiên phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Hàn Quốc mở rộng cửa với lao động nước ngoài

Châu Âu

* Một phần UAV Nga rơi xuống lãnh thổ Romania: Ngày 6/9, trang Antena 3 CNN (Romania) đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Angel Tilvar cho biết các bộ phận của máy bay không người lái (UAV) Nga đã rơi xuống lãnh thổ Romania.

Hồi đầu tuần, Kiev cho rằng, UAV Nga đã phát nổ trên lãnh thổ Romania - tuyên bố mà Bucharest đã phủ nhận vào thời điểm đó. Trước đó, ngày 5/9, phát biểu trong họp báo chung với Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel, Tổng thống Romania Klaus Iohannis nêu rõ: “Ngay trong ngày hôm nay, ở chỗ chúng tôi đã có các cuộc tấn công - Bộ trưởng quốc phòng đã thông báo cho tôi, các cuộc tấn công được xác nhận ở khoảng cách 800 mét với biên giới chúng tôi. Rất, rất gần”.

Theo ông, các lực lượng Nga đã liên tục triển khai các cuộc tấn công bằng UAV nhắm vào cơ sở hạ tầng ở sông Dunube ở miền Nam Ukraine. (Reuters)

* Từ bỏ khí đốt Nga là “nhiệm vụ bất khả thi” với châu Âu: Ngày 6/9, trả lời phỏng vấn báo Handelsblatt (Đức), Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Maros Sefcovic cho biết năm 2022, châu Âu đã giảm nhập khẩu khí đốt của Nga từ 150 tỷ m3 xuống dưới 80 tỷ m3. Theo ông, năm nay, con số này có thể chỉ là 40 tỷ m3, kể cả khí đốt thiên nhiên hóa lỏng (LNG). Ông khẳng định: “Vì vậy, tôi có thể nói rằng từ bỏ hoàn toàn khí đốt Nga vẫn là nhiệm vụ gần như bất khả thi”.

Ngoài ra, ông Sefcovic nhấn mạnh nếu Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng và thiết lập các mối quan hệ đối tác mới, biện pháp này có thể làm giảm thêm lượng nhập khẩu LNG từ Nga trong những tháng tới. Theo quan chức này, EC đang dần đảm bảo khí đốt được nhập khẩu qua nền tảng mua sắm chung của EU thay vì đến từ Nga. Phó Chủ tịch EC nhấn mạnh mỗi nguồn lực quan trọng mang tính chiến lược phải đến từ ít nhất 3 nhà cung cấp. (Handelsblatt)

* Thủ tướng Đức kêu gọi vượt qua khủng hoảng kinh tế: Ngày 6/9, Phát biểu trong phiên họp của Hạ viện về ngân sách năm 2024, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói: “Người dân đã chán ngấy tình trạng bế tắc này, tôi cũng vậy”. Ông cũng công bố “hiệp ước Đức” mới với một gói các biện pháp nhằm giải quyết tình trạng trì trệ quan liêu của đất nước và đẩy nhanh quá trình số hóa nền kinh tế.

Đồng thời, ông kêu gọi liên minh cầm quyền và phe dân chủ đối lập cùng nhau vượt qua “sự quan liêu, tâm lý sợ rủi ro và chán nản” đã đè nặng lên nền kinh tế lớn nhất châu Âu trong những năm gần đây. Theo ông, đây là chìa khóa để chống lại “những kẻ muốn có được lợi ích chính trị từ các kịch bản suy thoái và gây hoảng loạn” khi ủng hộ dành cho phe cực hữu ở Đức đang tăng mạnh. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Đức mua thêm 25 xe tăng Leopard của Thụy Sỹ để làm gì?

Trung Đông-Châu Phi

* Iran, Saudi Arabia trao đổi đại sứ: Ngày 5/9, IRNA (Iran) đưa tin Đại sứ Saudi Arabia tại Iran Abdullah bin Saud al-Anzi đã đến Tehran hôm 5/9, vài giờ sau khi Đại sứ Iran tại Saudi Arabia Alireza Enayati đến Riyadh.

Tại Tehran, Đại sứ Al-Anazi tuyên bố các chỉ thị của lãnh đạo Saudi Arabia. Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường quan hệ và liên lạc với Iran, song song với thúc đẩy các cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước. Nhà ngoại giao này cho biết Saudi Arabia đang tìm cách xây dựng mối quan hệ với Iran mang tầm nhìn rộng hơn, bởi hai nước cùng sở hữu các thành phần kinh tế, tài nguyên thiên nhiên và lợi thế góp phần nâng cao khía cạnh phát triển, thịnh vượng, ổn định và an ninh trong khu vực, vì lợi ích chung của nhân dân hai nước.

Đại sứ Al-Anazi nhấn mạnh, Tầm nhìn 2030 của Saudi Arabia thể hiện lộ trình phản ánh tất cả các khía cạnh hợp tác có thể được xây dựng theo quan điểm chiến lược thiết lập các nguyên tắc láng giềng tốt đẹp, hiểu biết, đối thoại có mục đích và tôn trọng để nâng cao sự tin cậy lẫn nhau giữa Saudi Arabia và Iran.

Hồi tháng 3 năm nay, Saudi Arabia và Iran đã đạt được một thỏa thuận mang tính đột phá tại Bắc Kinh, Trung Quốc để nối lại quan hệ ngoại giao, mở lại đại sứ quán và cơ quan đại diện của các bên trong 2 tháng. Ngày 6/4, hai nước chính thức tuyên bố nối lại quan hệ ngoại giao và có hiệu lực tức thì. (THX/TTXVN)

* Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu châu Phi tuyên bố chung: Ngày 6/9, Tổng thống Kenya William Ruto thông báo, Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu mang tính bước ngoặt ở châu Phi cùng ngày đã bế mạc sau khi các nhà lãnh đạo thông qua “Tuyên bố Nairobi”. Đáng chú ý, thông báo này nhằm nêu bật tiềm năng của lục địa này như một châu lục xanh.

Bản thảo cuối cùng của Tuyên bố Nairobi mà hãng AFP (Pháp) đã nhìn thấy nhấn mạnh: “Tuyên bố này sẽ làm cơ sở cho lập trường chung của châu Phi trong tiến trình biến đổi khí hậu toàn cầu”. (AFP)

Xung đột Nga-Ukraine: UAV Bober tấn công sân bay Pskov xuất phát từ đâu?

Xung đột Nga-Ukraine: UAV Bober tấn công sân bay Pskov xuất phát từ đâu?

Những loại máy bay không người lái có tầm hoạt động xa sẽ ngày càng được sử dụng nhiều trong cuộc xung đột, nhằm tấn ...

Thượng đỉnh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ tại Sochi: Cái kết đầy tiếc nuối nhưng còn đó những hy vọng!

Thượng đỉnh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ tại Sochi: Cái kết đầy tiếc nuối nhưng còn đó những hy vọng!

Mặc dù thượng đỉnh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ tại Sochi vừa qua chưa đem lại hy vọng mới cho Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen nhưng ...

ASEAN-43: 2024 sẽ là Năm Giao lưu nhân dân ASEAN-Trung Quốc

ASEAN-43: 2024 sẽ là Năm Giao lưu nhân dân ASEAN-Trung Quốc

Sáng ngày 6/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cùng Lãnh đạo các nước dự các Hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần ...

Thủ tướng Lý Cường: Hợp tác Trung Quốc-Indonesia vượt ra ngoài phạm vi song phương

Thủ tướng Lý Cường: Hợp tác Trung Quốc-Indonesia vượt ra ngoài phạm vi song phương

Trung Quốc và Indonesia có chung tầm nhìn, cũng như sự đồng thuận sâu rộng và lợi ích chung ở cấp khu vực và toàn ...

Hải quân Iran bắt giữ tàu 'chở lậu' nhiên liệu ở vùng Vịnh

Hải quân Iran bắt giữ tàu 'chở lậu' nhiên liệu ở vùng Vịnh

Ngày 3/9, tàu tuần tra hải quân của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran đã bắt giữ một tàu “chở nhiên liệu lậu” ở ...

Bài viết cùng chủ đề

Châu Phi - Trung Đông

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 10/5/2024: Giá vàng miếng SJC 'trên trời', càng đấu giá càng cao bởi lý do này; nhà đầu tư không chờ đợi, đổ xô mua vàng

Giá vàng hôm nay 10/5/2024: Giá vàng miếng SJC 'trên trời', càng đấu giá càng cao bởi lý do này; nhà đầu tư không chờ đợi, đổ xô mua vàng

Giá vàng hôm nay 10/5/2024: Giá vàng miếng SJC 'trên trời', càng đấu giá càng cao bởi lý do này; nhà đầu tư không chờ đợi, đổ xô mua vàng ...
Giá tiêu hôm nay 10/5/2024, thị trường hồ tiêu trong nước hưởng lợi khi cà phê liên tục giảm sâu, nhập khẩu tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 10/5/2024, thị trường hồ tiêu trong nước hưởng lợi khi cà phê liên tục giảm sâu, nhập khẩu tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 10/5/2024 tại thị trường trong nước tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 103.000 - 104.000 đồng/kg.
Điểm tin thế giới sáng 10/5: Malaysia mua tàu chiến từ Thổ Nhĩ Kỳ, tăng trưởng kinh tế Ấn Độ, tập trận không quân ở CH Czech

Điểm tin thế giới sáng 10/5: Malaysia mua tàu chiến từ Thổ Nhĩ Kỳ, tăng trưởng kinh tế Ấn Độ, tập trận không quân ở CH Czech

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 10/5.
XSBD 10/5, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 10/5/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 10/5, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 10/5/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 10/5 - Trực tiếp xổ số Bình Dương hôm nay - XSBD 10/5/2024. xo so binh duong. KQXSBD thứ 6. kết quả xổ số Bình Dương ngày 3 tháng ...
XSTV 10/5, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 10/5/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 10/5, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 10/5/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 10/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay - XSTV 10/5/2024. ket qua xo so tra vinh. XSTV thứ 6. kết quả xổ số Trà ...
XSVL 10/5, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 10/5/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 10/5, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 10/5/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 10/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay - XSVL 10/5/2024. xo so vinh long. KQXSVL thứ 6. kết quả xổ số Vĩnh Long ngày ...
Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Với các điểm đến ở châu Âu và Mỹ Latinh, chuyến đi của Thủ tướng Nhật Bản là một cơ hội rất thuận lợi để Tokyo gia tăng ảnh hưởng và vai trò của mình.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

Ứng dụng của AI trong quân sự là phát triển các hệ thống vũ khí tự hành. AI trở thành thứ vũ khí đầy sức mạnh nhưng cũng nhiều nguy cơ.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Những ngày qua, truyền thông Campuchia đã đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh về sự kiện Việt Nam kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Tờ Grupo R Multimedio của Uruguay khẳng định Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son vàng chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và EU.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Phiên bản di động