Back to E-magazine
e magazine
21:00 | 20/11/2021
Tò he - Hà Nội truyền thống trong 'dáng dấp' của sáng tạo hiện đại

21:00 | 20/11/2021

Khi chúng tôi nhìn Hà Nội dưới góc nhìn của một thành phố sáng tạo, chúng tôi tìm thấy con người. Khi chúng tôi tìm ra vẻ đẹp đang dần bị quên lãng trong tò he, chúng tôi cũng tìm thấy con người.
Tò he - Hà Nội truyền thống trong 'dáng dấp' của sáng tạo hiện đại

Khi chúng tôi nhìn Hà Nội dưới góc nhìn của một thành phố sáng tạo, chúng tôi tìm thấy con người. Khi chúng tôi tìm ra vẻ đẹp đang dần bị quên lãng trong tò he, chúng tôi cũng tìm thấy con người. Trước tiên là người Hà Nội, sau đó là con người nói chung, là chúng tôi với cả một hành trình dài từ khi chạm vào văn hoá cho đến khi khát khao sáng tạo, lưu giữ và bảo tồn văn hoá.

Tò he - Hà Nội truyền thống trong 'dáng dấp' của sáng tạo hiện đại

Khái niệm văn hóa như một nhân tố nội sinh trong sự phát triển của một quốc gia từ lâu đã luôn được vô số nhà nghiên cứu bình luận. Khi bàn về văn hóa, dù dưới giác độ nào, dù bàn về vấn đề gì thì cũng đụng chạm đến vấn đề con người, bởi con người vừa là khách thể vừa là chủ thể của văn hóa

Tò he - Hà Nội truyền thống trong 'dáng dấp' của sáng tạo hiện đại

Quan niệm về con người trong thời đại tri thức, thời đại thông tin, công nghệ số và bây giờ là thời đại vạn vật kết nối dần dường như là những con người năng động, tích cực và sáng tạo được đặt lên trên hết. Có nghĩa là con người không được chấp nhận ở đây như một bộ phận hợp thành của một cấu trúc tĩnh với tất cả những phẩm chất bên trong của nó. Con người thực sự trở thành tác nhân của một hệ thống tương tác năng động và nhạy bén. Rằng con người không phải là một chỉnh thể đứng ngoài, mà là chủ thể đóng vai trò bên trong, quyết định mọi lĩnh vực, mọi quá trình vận động tích cực, kiến tạo, sáng tạo của bất kì thành phố nào. Mỗi công dân sáng tạo là hiện thân của một văn hoá luôn cựa quậy sức sống.

Tò he - Hà Nội truyền thống trong 'dáng dấp' của sáng tạo hiện đại

Và trong lúc cứ mãi nghĩ về những vẻ đẹp văn hoá đang cựa quậy giữa lòng thủ đô, chúng tôi nhận ra tài hoa của con người Hà Nội. Rằng quả thực, cốt lõi của một thành phố sáng tạo là con người sáng tạo.

Là nơi sinh sống của khoảng tám triệu dân, Thủ đô Hà Nội đại diện cho một nền văn hóa đa tầng với nội tại sáng tạo. Tiêu biểu là kho tài nguyên văn hóa phong phú với hàng nghìn di sản, 1.350 làng nghề truyền thống, cộng đồng nhà thiết kế, nhà sáng tạo và các không gian sáng tạo trên toàn thành phố.

Tò he - Hà Nội truyền thống trong 'dáng dấp' của sáng tạo hiện đại

Để rồi những nội tại sáng tạo ấy giúp cho thành phố được UNESCO vinh danh là Thành phố Hòa bình năm 1999 và một lần nữa là Thành phố Sáng tạo của UNESCO ở lĩnh vực thiết kế vào năm 2019. Hà Nội đã cam kết đưa văn hóa và sự sáng tạo làm cốt lõi của sự phát triển bền vững, bên cạnh đó với một tầm nhìn lớn hơn là trở thành một trung tâm sáng tạo hàng đầu của Đông Nam Á.

Ông Firmin Edouard Matoko - Trợ lý Tổng Giám đốc phụ trách đối ngoại, đại diện Tổng Giám đốc UNESCO bày tỏ tin tưởng rằng thành phố có tất cả các điều kiện phù hợp để trở thành trung tâm của sự sáng tạo, bởi vì đây là thành phần chính của văn hóa - và Hà Nội có một tâm hồn văn hóa.

Tò he - Hà Nội truyền thống trong 'dáng dấp' của sáng tạo hiện đại

“Trong niềm tự hào của một danh hiệu, thương hiệu thành phố, chúng ta kỳ vọng, mơ ước vào…”

“Chúng tôi mơ ước rằng đổi mới sáng tạo phải lấy mục tiêu phát triển bền vững làm trung tâm, trong đó con người sống và kết nối với tâm hồn văn hoá của chính mình.”

Đó là câu trả lời của chúng tôi khi cùng nhau tìm về, lắng nghe câu chuyện của 1 thành phố sáng tạo hiện diện ngay trong những dáng dấp của các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, cụ thể hơn, ở đây là tò he.

Tò he - Hà Nội truyền thống trong 'dáng dấp' của sáng tạo hiện đại

Vậy, vì sao nói tò he là khởi nguồn của sáng tạo truyền thống?

Vì vốn dĩ, tò he là một loại hình sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam, mang giá trị lịch sử lâu đời và ý nghĩa văn hoá lớn lao. Đến nay, làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội là làng nghề tò he duy nhất ở Việt Nam với truyền thống hơn 300 năm. Vượt lên trên giới hạn của một nghề mưu sinh, nặn tò he ở Xuân La đã trở thành nét đẹp văn hóa dân gian, góp phần giáo dục cho nhiều thế hệ tuổi thơ ở khắp mọi miền đất nước về lịch sử, bản sắc văn hóa và cội nguồn dân tộc Việt, để rồi hiện diện trong đời sống tinh thần của mỗi người dân như thức quà gắn liền với tuổi thơ của các thế hệ trước.

Không phải tự nhiên người làm tò he được gọi là nghệ nhân. Không phải tự nhiên mà những sự vật, khung cảnh xung quanh chúng ta đi vào trong dáng hình thân thương của những con tò he. Vì, đối với những người chưa biết gì về tò he thì phải mất ít nhất 3 tháng học việc mới cho ra được sản phẩm đầu tiên.

Khi được trò chuyện với nghệ nhân Nguyễn Văn Thành - Nguyên chủ nhiệm câu lạc bộ tò he Xuân La, chúng tôi càng hiểu hơn về giá trị sáng tạo trong tò he. Không chỉ là đôi tay bàn khéo léo, không chỉ là kỹ năng tạo hình hay trí tưởng tượng, mà tò he còn là cả một nghệ thuật trình diễn, rằng: Qua quá trình hình thành và phát triển làng nghề, cho đến nay, nặn tò he đã tạo nên những “công trình” tinh xảo, cầu kỳ hơn và “kể” được những câu chuyện lịch sử, quá trình hình thành phát triển của xã hội qua nặn tò he. Câu chuyện về Hà Nội từ quá khứ đến hiện tại được các nghệ nhân "tái hiện" qua nghệ thuật dân gian tò he. Nhờ thế mà chúng tôi càng thêm vững tin rằng, dù đứng giữa muôn hình dáng vẻ của đồ chơi hiện đại, thì bản sắc và giá trị văn hoá của một nghề thủ công truyền thống - Tò he - vẫn không thể lẫn đi đâu được.

Chừng nào còn nghệ nhân tò he, thì chừng ấy vẫn có người ghi lại và kể chuyện Hà Nội.

Tò he - Hà Nội truyền thống trong 'dáng dấp' của sáng tạo hiện đại

Nhưng nếu vậy, “tò he chỉ là sản phẩm sáng tạo mang tính đặc thù của nghệ nhân làng nghề?”

Chỉ có nghệ nhân mới có thể tạo ra tò he? Nếu không còn nghệ nhân, liệu tò he sẽ biến mất vĩnh viễn? Một phần văn hoá trong tò he cũng cứ thế bị lãng quên?

PGS.TS. Phạm Thái Việt - giảng viên môn Đại cương văn hoá Việt Nam tại Học viện Ngoại giao từng nói rằng: “Văn hoá giống như chiếc áo mà chúng ta mặc mỗi ngày, nhưng lại hiếm có ai để ý xem trên áo của mình có bao nhiêu chiếc cúc.” Người ta coi sự tồn tại của văn hoá như 1 điều hiển nhiên, và tò he cũng vậy. Vì vậy, khi nhắc đến Hà Nội, nhắc đến tò he của Hà Nội, chúng tôi muốn những giá trị văn hoá trong tò he phải được hiểu, được biết đến, phải len lỏi vào đời sống, giúp tò he trở thành giá trị văn hoá quen thuộc thông qua tính ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Tò he có thể là một sản phẩm sáng tạo mang tính đặc thù của nghệ nhân làng nghề, nhưng chúng ta không đơn giản chỉ mua và tiêu thụ tò he như 1 sản phẩm có sẵn phản ánh tư duy sáng tạo của người khác. Với tò he, ai cũng có thể trở thành chủ thể sáng tạo, rằng, tò he là những định hình của thiết kế hiện đại.

Tò he đã trở thành cảm hứng cho rất nhiều công trình, trở thành nền tảng cho nhiều thiết kế tương lai. Ví dụ như chủ trương “kĩ hóa” món đồ chơi dung dị này để đem chúng ra sân chơi quốc tế bằng các sản phẩm mới lạ như: tò he trên tranh, tò he trong hộp gỗ, tò he trong cốc thủy tinh, tò he khổng lồ. Hay đưa tò he truyền thống vào trong thương mại, thành thiết kế đồ vật, nội thất, trang trí nhà cửa rất hiện đại hay thiết kế quà tặng chủ lực của Hà Nội.

Tò he - Hà Nội truyền thống trong 'dáng dấp' của sáng tạo hiện đại

Hiểu về cội nguồn sáng tạo của tò he trong lòng Hà Nội, hiểu về những giá trị định hình thiết kế tương lai của tò he, chúng tôi bắt đầu dự án truyền thông “TÒ mò HE hé” cùng điểm nhấn là bộ kit cùng tên mang slogan “Tò he đến mọi nhà - Tòhe to home” với mong muốn được góp một phần công sức trong việc quảng bá và mang cả không gian và nhịp sống của một làng nghề đến với bạn trẻ thông qua trải nghiệm đa giác quan. Để không những nhìn thấy, mà còn phải để bạn nghe thấy, ngửi thấy và “chạm” vào văn hoá; xây dựng thói quen và sự chủ động, sáng tạo mọi lúc mọi nơi - chính trên nền chất liệu văn hoá.

Tầm nhìn của chúng tôi là trở thành dự án có sức lan tỏa trên toàn quốc, bắt đầu từ thành phố Hà Nội, đưa tò he trở thành món đồ chơi giải trí không thể thiếu của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại. Vì với những nguyên liệu có sẵn từ bột màu và các dụng cụ tạo hình đi kèm, bạn có thể sáng tạo ra những tạo hình rất “trendy", rất “gen Z" như lightstick của nhóm nhạc yêu thích, hay cũng có thể tự thử sức mình học theo các nghệ nhân tạo ra các sản phẩm tò he truyền thống.

Mang thông điệp: “Tạo hình tương lai từ truyền thống", bộ kit “TÒ mò HE hé" có đồng thời cả 2 khả năng: chứa đựng văn hoá dân gian và dung chấp văn hoá hiện đại, nhằm tạo nên một thế hệ có hiểu biết và trách nhiệm hơn với văn hóa làng nghề thủ công dân tộc, qua đó góp phần bảo tồn, lưu giữ và phát triển nghề thủ công một cách chủ động.

Tò he - Hà Nội truyền thống trong 'dáng dấp' của sáng tạo hiện đại

Bộ Sản phẩm được thiết kế theo phương pháp tiếp nhận thông tin VAK (Visual, Auditory, Kinesthetic) nhằm mang đến trải nghiệm đa chiều cho người sử dụng. Trong đó gồm 2 phần: (1) Sách giới thiệu và (2) Bộ nguyên liệu và dụng cụ làm tò he được cung cấp bởi các nghệ nhân.

Tò he - Hà Nội truyền thống trong 'dáng dấp' của sáng tạo hiện đại

Trong đó, cuốn sách sẽ gồm các phần sau:

  • Phần 1: Không gian tò he (Xây dựng trải nghiệm ASMR và âm thanh của làng nghề tò he truyền thống Xuân La) - Lý do chúng tôi muốn đưa không gian tò he vào cuốn sách, là vì thời điểm dịch bệnh, các hoạt động du lịch làng nghề trở nên hạn chế -> trải nghiệm sống động như thật ngay trong căn nhà
  • Phần 2: Câu chuyện tò he (lịch sử nghệ thuật tò he và làng nghề truyền thống Xuân La, các chia sẻ từ nghệ nhân, v.v.)
  • Phần 3: Tự làm tò he (Giới thiệu một số kỹ thuật tạo hình tò he; Minh hoạ hướng dẫn một số tạo hình tò he cơ bản trên 2 phương diện: truyền thống và hiện đại)
  • Phần 4: Hương tò he (Đính kèm một lọ chiết nước hoa mùi gạo) - lý giải: giá trị văn hoá đặc biệt của tò he, giúp phân biệt tò he với đất nặn chính là hạt gạo. Chúng tôi muốn tôn vinh giá trị hạt gạo thông qua mùi hương.

Là những người trẻ, chúng tôi chọn làm mới tò he, nhưng vẫn giữ vẹn nguyên giá trị cốt lõi của 1 món đồ chơi truyền thống, vì chúng tôi không muốn đi xa khỏi những hình dáng thân thương này. Với “TÒ mò HE hé", nếu bạn tò mò thì chúng tôi sẽ luôn sẵn sàng he hé, sẽ luôn để bạn được chạm vào những giá trị văn hoá hiện diện ngay trong tò he, sẽ để bất cứ ai trong chúng ta là một phần của thành phố sáng tạo, sẽ trở thành những nền móng sáng tạo tương lai và hiện đại được truyền cảm hứng từ tình yêu truyền thống bất diệt.


Bài dự thi Cuộc thi Nhà Truyền Thông Tài Ba - IC Master

Tác giả: Nhóm The 3Right

Đọc thêm

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

"Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Brazil 112 năm trước chính là biểu tượng cho sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc. Dù cách xa nửa vòng trái đất, nhưng nhân dân hai nước đã có những điểm chung..." Đại sứ Việt Nam tại Brazil Bùi Văn Nghị trả lời phỏng vấn Báo Thế giới và Việt Nam trước thềm chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

‘Nước Mỹ trên hết’, ‘chia sẻ trách nhiệm’, ‘áp lực tối đa’, ‘cây gậy và củ cà rốt’… sẽ là những cách tiếp cận mới trong chính sách đối ngoại mang ‘thương hiệu’ riêng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác 8 ngày với gần 80 hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đạt được kết quả tốt đẹp trên cả bình diện song phương và đa phương.
Trung Quốc dành nhiều biệt lệ đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Trung Quốc dành nhiều biệt lệ đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 18-20/8, Đảng, Nhà nước Trung Quốc thu xếp đón tiếp đặc biệt trọng thị, bố trí các biện pháp lễ tân, an ninh cao nhất theo nghi thức chuyến thăm cấp Nhà nước với nhiều biệt lệ, thể hiện sự coi trọng quan hệ với Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam và cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

"Những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua có những dấu ấn to lớn, quan trọng, có ý nghĩa lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng", Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh trong cuộc trả lời phỏng vấn về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với công tác đối ngoại.
'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

Việc Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ nhất quán, phù hợp với việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, cụ thể hóa các cam kết để mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người tiêu dùng của cả hai nước. Chính việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ giúp đẩy nhanh việc chuyển dịch chuỗi cung ứng, phù hợp với chiến lược friend-shoring của Mỹ để sắp xếp lại chuỗi cung ứng đến các quốc gia an toàn và đáng tin cậy.