Tọa đàm trực tuyến tại Mỹ về những ảnh hưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đối ngoại, ngoại giao

TGVN. Nhân dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/5, phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc phối hợp cùng các cơ quan đại diện Việt Nam tại Hoa Kỳ và Hội sinh viên Việt Nam tại New York và Boston tổ chức buổi Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Cuộc đời, tư tưởng và sự nghiệp Hồ Chí Minh”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
toa dam truc tuyen tai my ve nhung anh huong cua chu tich ho chi minh trong doi ngoai ngoai giao Lễ dâng hương kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nam Phi
toa dam truc tuyen tai my ve nhung anh huong cua chu tich ho chi minh trong doi ngoai ngoai giao Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Côn Minh, Trung Quốc
toa dam truc tuyen tai my ve nhung anh huong cua chu tich ho chi minh trong doi ngoai ngoai giao
Bác Hồ làm việc tại Nhà 54 - ngôi nhà nhỏ vốn của người thợ điện phục vụ cho phủ Toàn quyền Đông Dương cũ, từ tháng 12/1954 đến tháng 5/1958. (Ảnh: Tư liệu)

Sự kiện có sự tham dự của gần 100 đại diện cán bộ, đảng viên các cơ quan đại diện và sinh viên Việt Nam tại thủ đô Washington DC và hai thành phố New York và Boston nhằm tìm hiểu và chia sẻ thông tin về vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng trên thế giới trong việc chấm dứt chủ nghĩa thực dân cũng như tạo điều kiện cho sự phát triển của các dân tộc độc lập non trẻ sau này.

Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ, đồng thời cũng là một học giả có nhiều năm nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì cuộc tọa đàm, chia sẻ rất nhiều thông tin bổ ích về tư tưởng, cuộc đời cũng như sự nghiệp của Người.

Theo Đại sứ Đặng Đình Quý, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại rất nhiều di sản quý báu cho các thế hệ mai sau, nhưng di sản lớn lao nhất chính là sự cống hiến của người cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam.

Lịch sử đã nhìn nhận nếu không có Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giành được độc lập bằng sức mạnh của dân tộc mình thì cũng sẽ khó có phong trào các nước vùng lên giành độc lập và buộc Pháp và các nước thực dân khác trao trả lại thuộc địa. Chính nhờ tầm ảnh hưởng lớn lao của Người mà sau khi đất nước giành được độc lập, tự do năm 1945, nhiều nhân sĩ, trí thức Việt kiều từ khắp nơi trên thế giới đã quyết định trở về Việt Nam chung tay chấn hưng đất nước.

Di sản lớn thứ hai chính là tư tưởng của Người trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực ngoại giao, tư tưởng của Người rất rõ ràng và phong phú. Thế giới quan Hồ Chí Minh chính là cách Người luôn nhìn thế giới theo những dòng chảy, xu hướng lớn, đánh giá đúng vai trò của các nước và ứng xử tôn trọng các nước.

Đại sứ Đặng Đình Quý chia sẻ, điều ông tâm đắc nhất trong quá trình nghiên cứu về Bác Hồ, đó là Bác Hồ có khả năng dự báo rất tài tình. Theo Đại sứ, một trong những lý do khiến Người có được khả năng đó là bởi Người đã thấm nhuần cách tư duy Ngũ tri của phương Đông (biết người, biết ta, biết thời thế, biết dừng và biết biến).

Tư duy của Người - khi thời thế thay đổi, đối tác thay đổi thì mình cũng phải thay đổi - là những điều hết sức giản dị, đúng đắn và còn nguyên giá trị áp dụng vào các lĩnh vực của đời sống hiện tại. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người luôn chú trọng phát huy sức mạnh dân tộc, đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, đưa nước ta đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác.

Là một nhà hoạt động ngoại giao đa phương tại Liên hợp quốc, Đại sứ Đặng Đình Quý khẳng định, thấy khó có lãnh đạo của nước nào hy sinh vì lợi ích dân tộc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cả cuộc đời của Người cống hiến hoàn toàn vì dân tộc Việt Nam, không hề có một chút lợi ích riêng tư dù nhỏ nhất.

Đại sứ Đặng Đình Quý cũng chia sẻ những bằng chứng lịch sử thuyết phục để các sinh viên Việt Nam học tập ở nước ngoài hiểu hơn về Bác Hồ, những văn kiện, tài liệu, và tác phẩm văn thơ của Bác để các em có được thông tin chuẩn xác và tự mình có thể chia sẻ với bạn bè quốc tế hoặc phản bác lại những thông tin sai lệch thiếu kiểm chứng từ mạng xã hội.

Tại Tọa đàm, Đại sứ Đặng Đình Quý đã giải đáp nhiều câu hỏi của các sinh viên Việt Nam liên quan vấn đề vận dụng tư tưởng của Bác trong định hướng đối ngoại của Việt Nam trong tình hình hiện nay. Sinh viên báo chí Nguyễn Thanh Hoa thuộc Đại học Philip Merrill cho biết, cô thấy cuộc trao đổi rất giàu thông tin bổ ích và hấp dẫn.

Phát biểu tại buổi Tọa đàm, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc khẳng định, những phân tích của Đại sứ Đặng Đình Quý cho thấy, cách tiếp cận rất khoa học, rất sâu và toàn diện, giúp cho các cán bộ, học sinh, sinh viên đang làm việc và học tập tại Mỹ nói riêng và người Việt Nam nói chung có thêm kiến thức tìm hiểu và học theo những di sản của Bác Hồ.

Đại sứ Hà Kim Ngọc cho rằng, những bài học đối ngoại của Bác Hồ rất gần gũi và những cán bộ Việt Nam làm việc tại nước ngoài có thể vận dụng một cách thiết thực vào công việc của mình.

Cùng ngày diễn ra hoạt động này, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ vẫn đang tham gia nhiều cuộc họp ở cấp Đại sứ và cấp làm việc tại HĐBA và các cơ quan khác của LHQ.
toa dam truc tuyen tai my ve nhung anh huong cua chu tich ho chi minh trong doi ngoai ngoai giao 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Báo chí nước ngoài ca ngợi 'người viết nên trang sử mới của Việt Nam'

TGVN. Nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2020), báo chí Hàn Quốc, Ai Cập và Bangladesh mới đây có ...

toa dam truc tuyen tai my ve nhung anh huong cua chu tich ho chi minh trong doi ngoai ngoai giao Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta

Báo TG&VN trân trọng giới thiệu bài viết “Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ...

toa dam truc tuyen tai my ve nhung anh huong cua chu tich ho chi minh trong doi ngoai ngoai giao TS. Chu Đức Tính - người lưu giữ di sản quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh

TGVN. TS. Chu Đức Tính - nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh đã dành tâm sức cho công tác nghiên cứu, sưu tầm, trưng ...

(theo Hải Vân - Hữu Thanh/TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

75 năm Ngoại giao Việt Nam

Đọc thêm

Khi nào ban hành Nghị định quy định chế độ tiền lương mới?

Khi nào ban hành Nghị định quy định chế độ tiền lương mới?

Tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, Chính phủ yêu cầu ban hành Nghị định quy định chế độ tiền lương mới trong tháng 5/2024...
Truyền thông Campuchia 'giải mã' nguyên nhân Quảng Ninh trở thành khu vực thu hút FDI lớn nhất Việt Nam

Truyền thông Campuchia 'giải mã' nguyên nhân Quảng Ninh trở thành khu vực thu hút FDI lớn nhất Việt Nam

SBM NEWS đánh giá cao tiềm năng thu hút FDI của Việt Nam, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh, nơi có thắng cảnh Vịnh Hạ Long.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
Người dân Trung Quốc chuộng về các miền quê, du lịch bằng xe tự lái

Người dân Trung Quốc chuộng về các miền quê, du lịch bằng xe tự lái

Trong dịp nghỉ lễ Quốc tế lao động kéo dài 5 ngày, người dân Trung Quốc ưa chuộng các loại hình du lịch như thăm các thành phố xa xôi.
Thêm một thành viên của thể thao Việt Nam giành vé dự Olympic 2024

Thêm một thành viên của thể thao Việt Nam giành vé dự Olympic 2024

Hôm nay (30/4), bảng xếp hạng vòng loại cầu lông Olympic Paris 2024 đã chính thức chốt sổ.
Tài sản Nga bị phong tỏa: Báo Mỹ nói Đức đang xem xét ý tưởng mới, Moscow lập tức 'phản đòn'

Tài sản Nga bị phong tỏa: Báo Mỹ nói Đức đang xem xét ý tưởng mới, Moscow lập tức 'phản đòn'

Việc tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga ở nước ngoài sẽ làm suy yếu niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế vào hệ thống tài ...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động