Toàn văn bài phát biểu của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tại Hội thảo về các ưu tiên của Năm APEC 2017

Sáng 8/12, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017 đã  tới tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo về các ưu tiên của Năm APEC 2017. Báo TG&VN xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
toan van bai phat bieu cua pho thu tuong pham binh minh tai hoi thao ve cac uu tien cua nam apec 2017 CEO các nước APEC đang quan tâm đến điều gì?
toan van bai phat bieu cua pho thu tuong pham binh minh tai hoi thao ve cac uu tien cua nam apec 2017 Phương án phân luồng giao thông phục vụ ISOM APEC

PHÁT BIỂU

CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG, BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO PHẠM BÌNH MINH TẠI HỘI THẢO VỀ CÁC ƯU TIÊN CỦA NĂM APEC VIỆT NAM 2017 Hà Nội, ngày 8 tháng 12 năm 2016

 

Kính thưa quý vị đại biểu,

Thưa quý bà, quý ông,

Tôi vui mừng chào đón toàn thể quý vị đến Hà Nội tham dự Hội thảo về các ưu tiên của năm APEC Việt Nam 2017. Chính tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia này cách đây 10 năm, Việt Nam đã tổ chức Tuần lễ cấp cao APEC 2006.

Tôi đặc biệt vui mừng được gặp lại nhiều gương mặt quen thuộc đến từ các nền kinh tế thành viên, cộng đồng doanh nghiệp cũng như các tổ chức quốc tế. Cảm ơn các bạn đã luôn hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong thời gian vừa qua.

Nhân dịp này, tôi nhiệt liệt chúc mừng Peru đã tổ chức hết sức thành công năm APEC 2016, nhờ những nỗ lực to lớn của các bạn.     

Việt Nam vinh dự là nền kinh tế chủ nhà Năm APEC 2017. Với thế và lực sau ba mươi năm đổi mới, đây là lúc Việt Nam có thể đóng góp thiết thực hơn nữa cho APEC, mang lại những lợi ích thực chất cho doanh nghiệp và người dân trong khu vực. Việc tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế và xây dựng nhiều hiệp định thương mại tự do với hầu hết các nền kinh tế thành viên là minh chứng sinh động cho cam kết của Việt Nam đối với APEC cũng như khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

MỘT THẾ GIỚI ĐANG THAY ĐỔI VÀ MỘT APEC ĐANG CHUYỂN MÌNH

Thưa quý vị,

Mười năm sau khi Việt Nam lần đầu tiên đăng cai APEC, thế giới đang biến chuyển không ngừng. Tình hình tại nhiều khu vực diễn biến phức tạp. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ cùng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang thay đổi sâu sắc cuộc sống cũng như cách thức chúng ta kết nối và giao lưu.

Các nền kinh tế, các khu vực đều đang phải đối mặt với những thách thức đan xen, đa chiều, nhất là kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu năm 2016 giảm xuống mức thấp nhất kể từ sau khủng hoảng năm 2008-2009, chỉ lần lượt đạt 2,2% và 1,7%.

Giá nguyên liệu giảm, thương mại toàn cầu và chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt đã tác động không nhỏ tới tăng trưởng kinh tế khu vực APEC và toàn cầu. Chủ nghĩa bảo hộ gia tăng gây quan ngại sâu sắc. Những thành quả của tiến trình toàn cầu hóa không được phân bổ đồng đều giữa các khu vực, các nền kinh tế và cộng đồng dân cư. Những tiến bộ về công nghệ có thể làm gia tăng khoảng cách phát triển giữa các nền kinh tế.

Cạnh tranh địa chính trị, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng, bất bình đẳng, nghèo đói, dịch bệnh và biến đổi khí hậu đều ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế cũng như phát triển bền vững và bao trùm.

Trong một thế giới ngày càng gắn kết, APEC đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới trong việc thực hiện các Mục tiêu Bogor, bảo đảm tăng trưởng chất lượng và liên kết khu vực. Những nỗ lực cải cách APEC chưa được như mong đợi.

Trước sự hình thành của ngày càng nhiều các cơ chế liên kết khu vực, APEC cần tự đổi mới để khẳng định vai trò là diễn đàn kinh tế hàng đầu ở khu vực. Những hoạt động hợp tác và liên kết của APEC cần được mở rộng và thực chất hơn.

ĐỘNG LỰC MỚI CHO MỘT APEC CÓ TRÁCH NHIỆM   

Thưa quý vị,

Trong 27 năm hình thành và phát triển, APEC đã chứng tỏ được sức sống mãnh liệt của mình, nhất là vào những thời điểm khó khăn. Vào đỉnh điểm các cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997-1998 và toàn cầu năm 2008-2009, các nền kinh tế thành viên APEC đã hợp tác, sát cánh cùng vượt qua khó khăn.

APEC đã thích ứng tốt hơn với tình hình mới. Chúng ta đã nỗ lực cải cách cơ cấu, thúc đẩy tăng trưởng chất lượng, kết nối, chuỗi giá trị toàn cầu, đẩy mạnh tự do hóa thương mại, đầu tư và dịch vụ, phát triển nhân lực và tăng cường năng lực. Chúng ta cũng khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với hệ thống thương mại đa phương.

Tôi cho rằng APEC cần tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách hiện nay thông qua đẩy mạnh hợp tác với tầm nhìn dài hạn. Chúng ta đang đứng trước vận hội mới để tăng cường hợp tác APEC nhằm mang lại lợi ích cho mọi nền kinh tế, các doanh nghiệp và người dân. Tôi hi vọng những kết quả đạt được trong năm 2017 sẽ tạo động lực mới để APEC tiếp tục đi đầu trong thời gian tới.

 Do vậy, tại Hội thảo này, chúng ta cần tập trung thảo luận để xác định những ưu tiên cho APEC trong năm sau, dưới chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”. Những ý kiến và khuyến nghị của quý vị sẽ là những đóng góp hết sức quan trọng.

Chúng ta cần phát huy những kết quả đạt được tại Peru và trong những năm trước để tiếp tục thúc đẩy những nỗ lực chung, nhất là thực hiện các chiến lược của APEC về tăng trưởng chất lượng, kết nối và năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ. Năm APEC 2017 cần tiếp nối những nỗ lực dài hạn này, trong đó tập trung vào những lĩnh vực mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.

Tôi xin chia sẻ với quý vị một số suy nghĩ về định hướng hợp tác APEC thời gian tới như sau:

Trước hết, chúng ta cần thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm. Cải cách cơ cấu cần là ưu tiên của APEC nhằm thúc đẩy tăng năng suất, tăng trưởng sáng tạo và thu hẹp khoảng cách phát triển. Chúng ta cần xây dựng các cộng đồng vững mạnh và bao trùm, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm. Cần tăng cường khả năng thích ứng trước những biến động và cú sốc về kinh tế, tài chính, cũng như trước thiên tai và dịch bệnh.

Thứ hai, chúng ta cần đẩy mạnh kết nối và hội nhập khu vực sâu rộng. Làm sống động hợp tác thương mại và đầu tư là nhân tố thiết yếu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực và hoàn thành các Mục tiêu Bogor vào năm 2020. APEC cần tăng cường hợp tác trên các vấn đề thương mại và đầu tư thế hệ mới để bảo đảm mọi người dân đều có thể hưởng lợi. Đặc biệt, chúng ta cần tận dụng cơ hội do những cơ chế hiện có và đang hình thành ở khu vực mang lại, trong đó có Cộng đồng ASEAN, TPP, RCEP và FTAAP. Và để tăng cường kết nối khu vực và tiểu khu vực, chúng ta cần xây dựng cơ sở hạ tầng có chất lượng, tận dụng các cơ chế tài chính sáng tạo và quan hệ đối tác công – tư.

Thứ ba, bước vào kỷ nguyên số, APEC cần hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) tăng cường năng lực cạnh tranh, sáng tạo và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Đại diện hơn 97% tổng số doanh nghiệp trong khu vực, MSMEs là động lực quan trọng cho tăng trưởng và tạo việc làm. APEC cần hành động mạnh mẽ hơn để thực hiện sáng kiến Thuận lợi hóa kinh doanh, kể cả cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo. Là khu vực có số lượng người sử dụng internet lớn nhất và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, Châu Á – Thái Bình Dương có nhiều tiềm năng hợp tác xây dựng hạ tầng kỹ thuật số và quốc tế hóa doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Và thứ tư, trước những tác động chưa từng có của biến đổi khí hậu, chúng ta cần tăng cường an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững. APEC cần thúc đẩy chuyển giao và áp dụng công nghệ mới nhằm tăng năng suất, chất lượng và tính bền vững của nông nghiệp. Chúng ta cũng cần tăng cường quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, đào tạo kỹ năng cho nông dân và hỗ trợ họ tiếp cận vốn và thị trường. Đặc biệt, APEC cần thúc đẩy thương mại và đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, thúc đẩy phát triển nông thôn sáng tạo và bao trùm.

Trong một thế giới đầy biến động, APEC cần tăng cường vai trò là cơ chế khởi xướng ý tưởng và động lực cho tăng trưởng kinh tế và hội nhập. Chúng ta cần tiếp tục khẳng định vai trò tầm toàn cầu trong điều phối các liên kết kinh tế khu vực đa tầng nấc, ủng hộ hệ thống thương mại đa phương mở, minh bạch và bao trùm, và thực hiện Chương trình nghị sự đến năm 2030 về Phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu.

Đây là thời điểm chúng ta cần cùng nhau xây dựng tầm nhìn cho APEC sau năm 2020, vì một “Quan hệ đối tác Châu Á – Thái Bình Dương vì Phát triển bền vững và bao trùm trong thế kỷ 21” – một quan hệ đối tác thiết thực vì hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.

Xin trân trọng cảm ơn.

toan van bai phat bieu cua pho thu tuong pham binh minh tai hoi thao ve cac uu tien cua nam apec 2017 Hội nghị ISOM khởi động Năm APEC Việt Nam 2017

Hội nghị không chính thức các quan chức cao cấp APEC (ISOM) và các hoạt động liên quan sẽ chính thức khai mạc vào ngày ...

toan van bai phat bieu cua pho thu tuong pham binh minh tai hoi thao ve cac uu tien cua nam apec 2017 Giới thiệu Năm APEC 2017 tới các nền kinh tế thành viên

Sáng 2/12, tại trụ sở Ban Thư ký, Ủy ban Quốc gia APEC 2017 đã diễn ra buổi gặp mặt giới thiệu về năm APEC ...

toan van bai phat bieu cua pho thu tuong pham binh minh tai hoi thao ve cac uu tien cua nam apec 2017 Vang tên Việt Nam ở “ba châu bốn bể”

Tên Việt Nam đã được nhắc lại nhiều lần trong hàng chục cuộc hội đàm, hội kiến, tiếp xúc cấp cao với lãnh đạo các ...

 

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024, nối dài chuỗi đi ngang, sản lượng thu hoạch có thể thấp hơn dự kiến, thị trường tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024, nối dài chuỗi đi ngang, sản lượng thu hoạch có thể thấp hơn dự kiến, thị trường tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.500 – 96.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 29/3/2024: Giá vàng 'miệt mài' đi lên, cán mốc quan trọng, thế giới sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng hôm nay 29/3/2024: Giá vàng 'miệt mài' đi lên, cán mốc quan trọng, thế giới sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng hôm nay 29/3/2024 tại thị trường thế giới và trong nước đều giữ nhịp đi lên, cán mốc quan trọng.
Phát triển sâu rộng đối ngoại nhân dân, cánh tay nối dài giúp Hà Nội vươn tầm thế giới

Phát triển sâu rộng đối ngoại nhân dân, cánh tay nối dài giúp Hà Nội vươn tầm thế giới

Liên hiệp Hà Nội đã và đang tích cực thúc đẩy, đưa hoạt động đối ngoại nhân dân trở thành mạng lưới.
Đại sứ Bùi Văn Nghị tham dự Lễ hội Đỏ lần thứ 2 tại thành phố Salvador, Brazil

Đại sứ Bùi Văn Nghị tham dự Lễ hội Đỏ lần thứ 2 tại thành phố Salvador, Brazil

Việt Nam là một trong bảy nước được mời phát biểu trong Diễn đàn quốc tế về hoà bình, đoàn kết quốc tế và bảo vệ nhân dân Palestine.
Các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

Các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Nhật Bản cũng như hoạt động của các nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt ...
Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Sáu nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và phúc lợi người dân.
Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang thực hiện chuyến công du đến New Zealand và Australia để đẩy nhanh tốc độ cải thiện quan hệ giữa hai bên.
Bước chạy đà ấn tượng

Bước chạy đà ấn tượng

Với Thông điệp liên bang mạnh mẽ, đường như đương kim Tổng thống Joe Biden đã có bước chạy đà ấn tượng cho màn tái đấu giữa hai 'người quen cũ'.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Từ nay đến khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới, nhiều bất ngờ sẽ còn xảy ra...
Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Việc Tổng thống Palestine lựa chọn đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ trong thời điểm hiện nay có thể coi là quyết định khôn khéo.
Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Cuộc xung đột ở Ukraine bước sang năm thứ ba khó đoán định.
Nhóm Visegrad: Phép cộng không đơn giản

Nhóm Visegrad: Phép cộng không đơn giản

Kết quả Hội nghị thượng đỉnh nhóm Visegrad vừa diễn ra tại Czech, một lần nữa cho thấy các thành viên của nhóm lại không cùng nhìn về một hướng.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động