TIN LIÊN QUAN | |
Hội thảo hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực Biển Đông | |
Hội thảo quản lý xung đột tiềm tàng trên Biển Đông diễn ra ở Indonesia |
Trong ngày đầu diễn ra hội thảo, các học giả đã đánh giá lại các diễn biến gần đây trên Biển Đông và phân tích các nhân tố gây nguy cơ xung đột và hướng thúc đẩy hợp tác.
Toàn cảnh Hội thảo. |
Đánh giá về tình hình Biển Đông, các học giả chia sẻ quan điểm cho rằng, năm 2017 tình hình Biển Đông tương đối yên tĩnh, song vẫn tiềm ẩn nguy cơ diễn biến phức tạp do khác biệt trong lập trường và nhận thức của các nước về lịch sử và các diễn biến trên thực địa cùng việc luật pháp quốc tế không được tuân thủ triệt để.
Trong giai đoạn gần đây, ngoài các tranh chấp truyền thống, tình hình Biển Đông còn phức tạp hơn do sự xuất hiện và phát triển của những thách thức phi truyền thống như tình trạng khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên, cướp biển, khủng bố và các loại tội phạm trên biển.
Các học giả cũng đánh giá, trong năm 2017, tuy chính quyền Mỹ của Tổng thống Trump đã tiến hành Tuần tra tự do hàng hải (FONOP) với tần suất nhiều hơn và tính chất mạnh hơn so với Chính quyền Obama, điều Mỹ cần là sự cân bằng giữa các hoạt động cụ thể như FONOP với mục tiêu chiến lược là duy trì cấu trúc trật tự thế giới dựa trên luật pháp hình thành từ sau Thế chiến thứ Hai. Các nước khác ngoài khu vực như Nhật Bản, Australia, Anh và Pháp trong thời gian qua đã tích cực quan tâm hơn tới Biển Đông do có lợi ích trực tiếp và lợi ích trong việc duy trì an ninh và ổn định trong khu vực.
Điểm nổi bật trong tại Hội thảo lần này là sự thống nhất của các học giả khi cho rằng, các nước trong khu vực và trên thế giới cần tiếp cận các tranh chấp trên Biển Đông theo nguyên tắc dựa trên luật pháp. Hiện nay luật pháp quốc tế có thể chưa hoàn thiện hoặc bị diễn giải theo nhiều cách khác nhau tùy lợi ích của từng nước, song đó vẫn là nền tảng quan trọng để duy trì trật tự thế giới vì thịnh vượng chung. Thay vì tìm cách khai thác các lỗ hổng của luật pháp quốc tế, các nước cần nỗ lực xây dựng, hoàn thiện và thống nhất cách diễn giải luật để thúc đẩy hòa bình và hợp tác trên biển; tránh "tiêu chuẩn kép" trong diễn giải và thực thi luật pháp quốc tế.
Một nội dung khác cũng được học giả đề cập tại Hội thảo là khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương và hợp tác theo "tứ giác kim cương" Mỹ - Nhật - Australia - Ấn. Đây là các khái niệm không mới, song việc Tổng thống Mỹ nhiều lần nhắc đến Ấn Độ - Thái Bình Dương trong chuyến công du châu Á vừa qua và được quan chức nhiều nước nhắc lại thể hiện mức độ quan tâm đến mô hình này và có thể tạo lập các cơ chế hợp tác mới trong khu vực trong thời gian tới, có thể tác động đến cục diện khu vực, trong đó có Biển Đông.
ASEAN và Trung Quốc cam kết bảo vệ môi trường ở Biển Đông Một văn bản được lãnh đạo các nước công bố vào tối 13/11 thông báo, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và ... |
Mỹ và Philippines cam kết duy trì tự do hàng hải trên Biển Đông Ngày 13/11, Nhà Trắng đã công bố tuyên bố chung giữa Mỹ và Philippines sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và ... |
Việt Nam lên tiếng về việc tàu chiến Mỹ di chuyển gần Hoàng Sa Ngày 10/10, tàu khu trục của Hải quân Mỹ di chuyển gần các đảo ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. |