TIN LIÊN QUAN | |
Việt Nam - Ấn Độ: Nhiều dư địa để mở rộng hợp tác | |
Ăn sáng làm việc không chính thức ASEAN - Ấn Độ |
Phát biểu tại Họp báo, Đại sứ Parvathaneni Harish đã thông báo về bối cảnh, mục đích và ý nghĩa, các hoạt động chính của chuyến thăm và dự kiến nội dung trao đổi và văn kiện ký kết sẽ đạt được. Theo Đại sứ, hợp tác kinh tế là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước.
Đại sứ Parvathaneni Harish phát biểu tại cuộc họp báo. (Ảnh: MH) |
Đại sứ Parvathaneni Harish khẳng định: “Mối quan hệ Việt Nam và Ấn Độ là Quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện và việc trao đổi đoàn cấp cao giữa hai nước là vô cùng quan trọng. Chuyến thăm cấp nhà nước lần này là cơ hội tốt để hai bên cùng thảo luận các vấn đề liên quan trong mối quan hệ phát triển giữa hai nước và đặt ra con đường phát triển mới trong tương lai.”.
Đặc biệt, Đại sứ Parvathaneni Harish nhấn mạnh: “Mối quan hệ về kinh tế và thương mại là một trụ cột quan trọng trong mối quan hệ giữa hai nước. Lãnh đạo cấp cao hai nước cũng đã đưa ra mục tiêu thương mại song phương đạt 15 tỷ USD vào năm 2020.”
Theo dự kiến, trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Ấn Độ sẽ hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ vào ngày 19/11. Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ có sự tham gia của các doanh nghiệp hàng đầu Ấn Độ (khoảng 80 doanh nghiệp tháp tùng Tổng thống) và Việt Nam. Sự kiện do Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ (CII), Liên hiệp các Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ (FICCI), Hội các Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ (ASSOCHAM) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ (IMC) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.
Tổng thống Ấn Độ sẽ tới Đà Nẵng gặp lãnh đạo TP. Đà Nẵng, thăm Bảo tàng Chăm và Khu di tích Mỹ Sơn. Từ năm 2017, Viện Khảo cổ Ấn Độ đã hỗ trợ Việt Nam trong việc bảo tồn khu di tích Mỹ Sơn - một di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, tại tỉnh Quảng Nam. Hiện các chuyên gia Việt Nam và Ấn Độ đang trong quá trình bảo tồn và trùng tu các nhóm tháp A, H và K của Khu di tích.
Ngày 19/11, Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind sẽ có buổi gặp mặt với cộng đồng người Ấn và bạn bè của Ấn Độ, bao gồm đại diện của Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tại Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội và Phòng Thương mại Ấn Độ (INCHAM). Trong buổi gặp cộng đồng người Ấn, sẽ có tiết mục biểu diễn đánh trống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và hai bài hát do sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cùng các phu nhân người Ấn tại Đại sứ quán trình bày.
Dự kiến, trong chuyến thăm lần này của Tổng thống Ấn Độ sẽ có ba biên bản ghi nhớ sẽ được ký kết, bao gồm: Biên bản ghi nhớ giữa Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam với Bộ Thông tin Ấn Độ; Biên bản ghi nhớ giữa Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Phòng Thương mại Ấn Độ (INCHAM); Biên bản ghi nhớ giữa Học viện Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Việt Nam và Đại học Jawaharlal Nehru, Ấn Độ.
Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ đã tăng từ 7.8 tỷ USD trong giai đoạn 2015-2016 lên 12.8 tỷ USD trong 2017-2018. Ấn Độ hiện là một trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Hai nước đang hướng đến mục tiêu đạt 15 tỷ USD vào năm 2020.
Ngoại giao học giả góp phần quan trọng thúc đẩy hợp tác Việt - Ấn “Cam kết thúc đẩy hợp tác song phương và hợp tác khu vực của chính phủ hai nước hiện nay đòi hỏi phải có sự ... |
Ấn Độ và Singapore tập trận hải quân quy mô lớn chưa từng có Ngày 10/11, các lực lượng hải quân của Ấn Độ và Singapore đã tiến hành cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn kéo dài ... |
Ấn Độ được miễn trừ các biện pháp trừng phạt của Mỹ Mỹ ngày 3/11 đã nhất trí tạm thời cho phép 8 quốc gia tiếp tục mua dầu của Iran, sau khi Washington sắp tái áp ... |