Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko và 27 năm cầm quyền đầy tranh cãi

Đào Mai
Vụ Belarus buộc máy bay của hãng Ryanair hạ cánh một lần nữa dấy lên những câu chuyện đầy tranh cãi trong 27 năm cầm quyền của Tổng thống Alexander Lukashenko.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Belarus nói chung và Tổng thống Alexander Lukashenko nói riêng đang bị cộng đồng quốc tế lên án dữ dội vì đã ép buộc một chuyến bay thương mại của hãng Ryanair hạ cánh khẩn cấp vào ngày 23/5 vừa qua và bắt giữ một nhà báo có tư tưởng đối lập.

Vụ máy bay Ryanair: Belarus nói nhận thư đe dọa từ Hamas, phe đối lập 'cầu viện Mỹ', Nga bị lôi vào cuộc. (Nguồn: AP)
Chuyến bay FR4978 của hãng hàng không Ryanair đã bị Belarus ép buộc hạ cánh khẩn cấp. (Nguồn: AP)

Chuyến bay FR4978 của hãng hàng không Ryanair, khởi hành từ Athens (Hy Lạp) tới thủ đô Vilnius (Lithuania) hôm 23/5, khi bay đến không phận Belarus, cách biên giới Lithuania 10km, đã buộc phải chuyển hướng hạ cánh tại thủ đô Minsk của Belarus.

Phía Belarus đã nói với phi công chuyến bay rằng trên máy bay có thể có bom. Nhưng, khi máy bay hạ cánh, các nhân viên an ninh Belarus đã bắt giữ nhà báo Roman Pratasevich đồng thời là người điều hành Nexta Live - một kênh thông tin dựa trên ứng dụng nhắn tin Telegram được cho là từng giúp tổ chức các cuộc biểu tình lớn chống lại Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.

Thậm chí, một số nhà lãnh đạo châu Âu gọi sự kiện này là “không tặc được nhà nước bảo trợ” hay “chủ nghĩa khủng bố”. Theo Washington Post, động thái này cũng được coi là nỗ lực mới nhất của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nhằm dập tắt những ý kiến trái chiều.

Ông Alexander Lukashenko đã nắm giữ chức Tổng thống Belarus từ năm 1994 đến nay. Trong suốt khoảng thời gian đó, ông đã nhiều lần vấp phải sự chỉ trích đến từ phương Tây.

Chính trị gia của nhân dân

Tổng thống Lukashenko sinh năm 1954, ông từng làm việc trong Quân đội Liên Xô, Tổ chức Thanh niên Cộng sản, Đảng Thanh niên Cộng sản, khi Belarus vẫn còn là một phần của Liên bang Xô Viết.

Năm 1990, ông được bầu vào Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết Belarus. Theo Reuters, Lukashenko là đại biểu duy nhất trong quốc hội bỏ phiếu chống lại việc giải thể Liên Xô để lập ra Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (SNG/CIS) thay thế năm 1991.

Năm 1994, ông Lukashenko trở thành tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Belarus và tiếp tục nắm quyền cho đến ngày nay. Trang web chính thức của ông mô tả ông là “chính trị gia của nhân dân” và “tổng thống của dân thường”.

Thế nhưng, tờ Washington Post nhận định, những động thái bất thường trong quá trình bầu cử và những hành động nhằm củng cố quyền lực của ông đã phản ánh ngược lại tinh thần trên.

Năm 1996, ông Lukashenko đã thuyết phục các cử tri Belarus thông qua các sửa đổi hiến pháp, giúp mở rộng thẩm quyền của tổng thống. Khi các nước phương Tây chỉ trích động thái này, ông đã đáp trả bằng hành động tạm thời trục xuất các đại sứ từ Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).

Vị tổng thống tại vị lâu đời nhất châu Âu đã nhận được sự hỗ trợ đáng kể về tài chính cũng như hậu thuẫn chính trị từ đồng minh Nga, quốc gia đã cùng đồng hành với Belarus trong các cuộc tranh chấp với các nước phương Tây.

Dưới thời ông Lukashenko, Belarus đã có nhiều thay đổi về kinh tế-xã hội. GDP nước này vào năm 1994 chỉ đạt chưa đầy 15 tỷ USD, tăng lên gần 79 tỷ USD vào năm 2014. Tuy nhiên, do phụ thuộc nhiều vào Nga, từ thời điểm kinh tế Nga lao dốc năm 2014 do giá dầu giảm và các lệnh trừng phạt của phương Tây, GDP của Belarus cũng giảm theo, chỉ đạt gần 48 tỷ USD vào năm 2016.

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã nắm giữ chức tổng thống suốt 27 năm qua. (Nguồn: Sputnik)
Ông Alexander Lukashenko đã nắm giữ chức tổng thống suốt 27 năm qua. (Nguồn: Sputnik)

Những tranh cãi liên quan đến bầu cử

Nếu không tính đến vụ máy bay Ryanair, trong năm 2020, Tổng thống Belarus đã vướng phải rất nhiều chỉ trích đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Cụ thể, các quốc gia phương Tây đã cáo buộc cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 không minh bạch và ông Lukashenko đã gian lận.

Ngày 10/8/2020, Ủy ban Bầu cử Trung ương Belarus (CEC) thông báo đương kim Tổng thống Aleksander Lukashenko giành chiến thắng áp đảo trước các ứng viên còn lại trong cuộc bầu cử diễn ra một ngày trước đó với 80,23% số phiếu ủng hộ của người dân. Trong 5 lần bầu cử trước đó, ông luôn giành được đa số phiếu bầu và luôn bỏ xa đối thủ của mình.

Lần này cũng vậy, số phiếu của ông Lukashenko gấp 8 lần đối thủ nặng kí nhất là bà Svetlana Tikhanovskaya.

Trước đó, có thông tin cho rằng Tổng thống Belarus đã nhiều lần tìm cách ngăn chặn đối thủ của mình tham gia tranh cử.

Bà Tikhanovskaya đã lên tiếng không công nhận kết quả bầu cử, đồng thời kêu gọi người dân đứng lên biểu tình và đòi hỏi tổ chức lại bầu cử. Một làn sóng biểu tình lớn đã nổ ra, kéo dài nhiều ngày tại thủ đô Minsk.

Trong khi các quan sát viên quốc tế đã xác nhận cuộc bầu cử diễn ra theo đúng pháp luật, hàng loạt các quốc gia đã lên tiếng đòi hỏi Belarus cần phải nhanh chóng có một cuộc bầu cử khác diễn ra minh bạch hơn. Thậm chí, Liên minh châu Âu (EU) còn không công nhận ông Lukashenko là Tổng thống Belarus.

Hai tháng sau cuộc bầu cử, bà Tikhanovskaya đưa ra "Tối hậu thư của người dân", yêu cầu ông Lukashenko từ chức trước ngày 25/10 và ngăn chặn “tình trạng bất ổn” do chính quyền gây ra. Bà cũng kêu gọi người dân Belarus đình công từ ngày 26/10 “nếu các yêu cầu này không được đáp ứng”.

Yêu cầu trên không được đáp ứng. Ứng viên đối lập Tikhanovskaya buộc phải rời khỏi đất nước sau khi ông chính phủ của ông Lukashenko khởi động một cuộc bắt giữ những người biểu tình và các nhân vật đối lập. Theo số liệu của Washington Post, hơn 25.000 người biểu tình và 100 nhân vật đối lập đã bị bắt giữ và bỏ tù.

Tháng 11/2020, Roman Protasevich - nhà báo bị bắt giữ trong chuyến bay của Ryanair, đã bị chính quyền Belarus đưa vào danh sách theo dõi khủng bố, đồng thời bị buộc tội với ba tội danh liên quan đến phong trào biểu tình.

Chính phủ của ông Lukashenko cũng bị các nước phương Tây cáo buộc liên tục chống lại các nhà báo, với việc tước quyền tác nghiệp của nhiều tờ báo như Wall Street Journal, BBC... bỏ tù một cộng tác viên của kênh truyền hình Đức Deutsche Welle và chặn tên miền của cơ quan truyền thông độc lập Tut.by lớn nhất nước này.

Dưới thời ông Lukashenko, Belarus đã có nhiều thay đổi về kinh tế-xã hội. GDP nước này vào năm 1994 chỉ đạt chưa đầy 15 tỷ USD, tăng lên gần 79 tỷ USD vào năm 2014. Tuy nhiên, do phụ thuộc nhiều vào Nga, từ thời điểm kinh tế Nga lao dốc năm 2014 do giá dầu giảm và các lệnh trừng phạt của phương Tây, GDP của Belarus cũng giảm theo, chỉ đạt gần 48 tỷ USD vào năm 2016.

Và mối quan hệ phức tạp với phương Tây

Các nước phương Tây đã ban hành hàng loạt các lệnh trừng phạt tới Belarus ở nhiều lĩnh vực kể từ khi ông Lukashenko nhậm chức. Đáp lại, ông cũng thường chỉ trích phương Tây về việc can thiệp vào các vấn đề đối nội.

Tuy nhiên, Belarus và phương Tây đã có khoảng thời gian “yêu-ghét” không rõ ràng. Năm 2006, Mỹ áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại và trừng phạt tài chính đối với các cá nhân và thực thể thuộc sở hữu nhà nước sau cuộc bầu cử tổng thống tại nước này. Belarus đã trả đũa bằng cách trục xuất hàng chục nhà ngoại giao Mỹ vào năm 2008.

Đến khoảng 2015 và 2016, căng thẳng giữa các bên đã phần nào hạ nhiệt. Năm 2019, Mỹ và Belarus thông báo rằng việc trao đổi đại sứ sẽ được khởi động trở lại.

Sau thời gian hàn gắn, tình hình lại phức tạp sau cuộc bầu cử năm 2020 tại Belarus. Sau nhiều cuộc biểu tình ở Belarus, Washington đã áp đặt một vòng trừng phạt mới đối với các quan chức nước này.

Kể từ khi nhậm chức vào tháng Giêng, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chặn các giao dịch với 9 công ty hóa dầu và dầu mỏ lớn của Belarus, đồng thời đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với tổng cộng 109 quan chức Belarus.

EU cũng áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt mới đối với các quan chức Belarus, bao gồm cả Tổng thống Lukashenko.

Vụ việc liên quan đến chuyến bay của Ryanair cũng đã khiến phương Tây một lần nữa “nổi giận”. Ngày hôm sau khi sự việc xảy ra, EU đã lập tức áp đặt các biện pháp trừng phạt theo ngành đối với Belarus, không cho phép các hãng hàng không thuộc EU bay qua không phận của Belarus.

Thư ký báo chí Nhà Trắng, bà Jen Psaki gọi hành động Tổng thống Lukashenko ép buộc hạ cánh máy bay là một "hành vi sỉ nhục trơ trẽn đối với hòa bình quốc tế" và cho biết chính quyền của Tổng thống Biden đã yêu cầu một cuộc điều tra công khai minh bạch về toàn bộ vụ việc.

Có thể nói, trong thời gian qua, Belarus nói chung và Tổng thống Lukashenko nói riêng đã liên tục rơi vào tầm ngắm “chỉ trích” của phương Tây. Sau vụ việc chuyến bay Ryanair và bắt giữ nhà báo, quan hệ giữa Belarus và các nước phương Tây sẽ tiếp tục có những chuyển biến khó lường.

TIN LIÊN QUAN
Vụ máy bay Ryanair: Lần đầu lên tiếng, Tổng thống Belarus nói về 'lằn ranh đỏ', phe đối lập rục rịch
Vụ máy bay Ryanair: Pháp tố Nga 'dung túng' Belarus, kêu gọi EU đánh giá lại quan hệ với Moscow
Vụ máy bay Ryanair bị Belarus ép hạ cánh: Thổi bùng khủng hoảng hàng không quốc tế?
Vụ máy bay Ryanair: Mỹ bắt đầu xem xét đòn 'tấn công' Belarus
Belarus gặp hạn, liên tiếp lãnh trừng phạt sau vụ máy bay Ryanair
(theo Washington Post)

Đọc thêm

XSHCM 4/5, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 4/5/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 4/5, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 4/5/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 4/5 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 4/5/2024. xổ số thành phố. xo so Ho Chi Minh. xổ số Hồ ...
Vietlott 4/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 4/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 4/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 4/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 4/5 - Vietlott Power 4/5. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay thứ 7 ngày 4/5/2024. xo so Vietlott 655 hôm nay. xs Power hom nay.
XSBP 4/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 4/5/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 4/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 4/5/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 4/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay - XSBP 4/5/2024. Ket qua xo so Binh Phuoc. KQXSBP thứ 7. xổ số Bình Phước ngày ...
XSHG 4/5, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 4/5/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 4/5, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 4/5/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 4/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay - XSHG 4/5/2024. KQXSHG thứ 7. Ket qua xo so Hau Giang. xổ số Hậu Giang ngày ...
XSLA 4/5, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 4/5/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 4/5, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 4/5/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 4/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay - XSLA 4/5/2024. ket qua xo so Long An. KQXSLA thứ 7. SXLA 4/5. xổ số Long ...
Giá vàng hôm nay 4/5/2024: Giá vàng SJC 'vút bay', người dân vẫn 'miệt mài' đổ tiền, thế giới 'đìu hiu'

Giá vàng hôm nay 4/5/2024: Giá vàng SJC 'vút bay', người dân vẫn 'miệt mài' đổ tiền, thế giới 'đìu hiu'

Giá vàng hôm nay 4/5/2024 ghi nhận thị trường trong nước tăng mạnh, sắp chạm đỉnh lịch sử, thế giới đi ngược đường.
Báo Mỹ nói một thứ vũ khí Nga đang 'bào mòn' quân đội Ukraine, Kiev cảnh báo Mocsow sắp 'chơi chiêu'

Báo Mỹ nói một thứ vũ khí Nga đang 'bào mòn' quân đội Ukraine, Kiev cảnh báo Mocsow sắp 'chơi chiêu'

Ukraine cho rằng, tháng 5 sẽ là tháng quan trọng khi Nga thực hiện kế hoạch “3 lớp” nhằm gây bất ổn cho Kiev.
Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Ngày 2/5, Quốc hội Serbia đã phê chuẩn chính phủ liên minh mới của nước này do Thủ tướng đắc cử Milos Vucevic đứng đầu.
Mỹ-Nhật Bản chung sức phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu thanh

Mỹ-Nhật Bản chung sức phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu thanh

Đây là lần thứ hai Nhật Bản và Mỹ quyết định cùng nhau phát triển tên lửa đánh chặn sau tên lửa SM-3 Block 2A.
Bộ trưởng quốc phòng 4 nước Vành đai Thái Bình Dương nhóm họp, ra cam kết với khu vực

Bộ trưởng quốc phòng 4 nước Vành đai Thái Bình Dương nhóm họp, ra cam kết với khu vực

Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản, Mỹ, Australia và Philippines cam kết duy trì trật tự dựa trên luật lệ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Đức trong tháng 5 này.
Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga cho hay, những cáo buộc của phương Tây chống lại nước này và Triều Tiên trong hợp tác quân sự là vô căn cứ.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động