Tổng thống Hàn Quốc với biệt tài 'ngoại giao thượng đỉnh'

Vy Anh
Sau một năm cầm quyền, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol giành được những đánh giá tích cực nhất trên các mặt trận đối ngoại và an ninh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Công thức chiến thắng của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol được cho là đang hồi sinh nền ngoại giao của đất nước này. (Nguồn: Korea Times)

"Siêu tuần ngoại giao"

Tờ Korea Times (Hàn Quốc) vừa qua đã đăng bài viết của ông Yun Byung Se, cựu Ngoại trưởng Hàn Quốc giai đoạn 2013-2017, nhận định, chính quyền Tổng thống Yoon Suk Yeol đang hồi sinh nền ngoại giao của Hàn Quốc. Tuy nhiên, con đường phía trước trong năm thứ 2 cầm quyền được dự báo sẽ còn đối mặt với nhiều thử thách.

Tin liên quan
Thượng đỉnh Hàn Quốc-Nhật Bản: Thủ tướng Kishida nói trái tim Thượng đỉnh Hàn Quốc-Nhật Bản: Thủ tướng Kishida nói trái tim 'đau đớn', Tổng thống Yoon Suk Yeol chỉ thị nhân viên hành động kỹ lưỡng

Theo cựu Ngoại trưởng Yun Byung Se, sau một năm cầm quyền, không có gì đáng ngạc nhiên khi Tổng thống Yoon Suk Yeol giành được những đánh giá tích cực nhất trên các mặt trận đối ngoại và an ninh. Bản thân ông Yoon đã nêu bật những thành tựu quan trọng đạt được trong các lĩnh vực này trong một cuộc họp nội các gần đây.

Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của Tổng thống Yoon Suk Yeol là với Tổng thống Mỹ Joe Biden vào năm ngoái tại Seoul, diễn ra chưa đầy 2 tuần sau lễ nhậm chức.

Sau đó, ông Yoon tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Madrid vào tháng 6 với tư cách là một trong 4 đối tác chủ yếu của khối này, đến từ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Đỉnh cao trong năm ngoại giao đầu tiên của chính quyền Tổng thống Yoon là hai hội nghị thượng đỉnh quan trọng gần đây: chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ hồi tháng 4 và chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Kishida tới Seoul đầu tháng 5, đáp lại chuyến thăm của ông Yoon tới Tokyo trước đó vào tháng 3/2023.

Theo cựu Ngoại trưởng Yun Byung Se, các hội nghị trên làm thay đổi suy nghĩ của nhiều người Hàn Quốc, những người ban đầu nghi ngờ về những thay đổi thực chất mà nền ngoại giao nước nhà có thể đạt được.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, có thể nói, nhận thức của họ đã thay đổi và dường như đều hiểu rằng ngoại giao xét cho cùng là vấn đề giành được sự tin cậy lẫn nhau. Ban đầu đó có thể là tiếng nói “cô độc” nhưng cùng với thời gian có thể tạo ra tiếng vang nhờ cùng nỗ lực vì các mục tiêu chung.

Mặc dù xuất phát điểm không có nhiều kinh nghiệm về đối ngoại, nhưng theo cựu Ngoại trưởng Hàn Quốc, Tổng thống Yoon cho thấy ông nhận thức rõ vai trò của đối ngoại và có những bước đi quyết đoán.

Ngay từ đầu, chính quyền đã xác định rõ cần đẩy mạnh “ngoại giao thượng đỉnh”. Phương châm này đang phát huy tầm quan trọng và góp phần nâng cao lợi ích quốc gia của Hàn Quốc tại giai đoạn lịch sử có nhiều biến động hiện nay.

Chuyến thăm Nhật Bản tham dự Hội nghị thượng đỉnh các nước công nghiệp phát triển (G7) đánh dấu chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm thứ 2 cầm quyền.

Tại Hiroshima, ông Yoon đã có các cuộc tiếp xúc với các nhà lãnh đạo G7, cùng với 7 nhà lãnh đạo khách mời khác. Một số nhà lãnh đạo G7 tới thăm Hàn Quốc ngay trước và sau khi tham dự hội nghị thượng đỉnh G7. Như các cơ quan chính phủ đã diễn tả một cách khéo léo, đây là một “siêu tuần ngoại giao” của Hàn Quốc.

Cựu Ngoại trưởng Yun Byung Se cho rằng, đáng chú ý nhất là hội nghị thượng đỉnh ba bên được mong đợi giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc bên lề hội nghị thượng đỉnh G7. Đây là sự kiện quan trọng, tiếp nối động lực tích cực từ hai hội nghị thượng đỉnh mới nhất ở Washington và Seoul.

Hội nghị thượng đỉnh lần này có ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử hợp tác ba bên gần đây giữa Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Trục Seoul-Tokyo từng được coi là mắt xích yếu nhất trong hợp tác ba bên.

Tổng thống Joe Biden rất nhiệt tình thúc đẩy hợp tác ba bên và Nhóm Bộ Tứ (Quad). Đây được xem là hai thành phần chính trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ, nhằm giải quyết những thách thức đặt ra do những thay đổi mang tính kiến tạo đối với địa chính trị của khu vực này.

Công thức chiến thắng của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan
Tổng thống Hàn Quốc tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Nhật Bản. (Nguồn: Korea Times)

"Cuộc đua Marathon"

Cựu Ngoại trưởng Hàn Quốc nhận định, đối với Tổng thống Yoon, hội nghị thượng đỉnh G7 tại Nhật Bản là bước đà cho một năm ngoại giao sôi động tiếp theo được so sánh với những "cuộc đua marathon nghẹt thở" nhằm phát huy hiệu quả chính sách ngoại giao đa phương dựa trên các giá trị phổ quát.

Dự kiến, Tổng thống Yoon Suk Yeol sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc-Các quốc đảo Thái Bình Dương tại Seoul, tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Hội nghị cấp cao ASEAN+3 và Hội nghị cấp cao Đông Á ở Indonesia, Hội nghị thượng đỉnh G20 ở New Delhi, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) ở New York, Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC ở San Francisco, tiếp đó là chủ trì Hội nghị thượng đỉnh ba bên Hàn-Nhật-Trung...

Có thể thấy, một số trong số các hoạt động đối ngoại nêu trên là một phần trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới của Hàn Quốc và một số khác có liên quan đến sáng kiến tầm nhìn “quốc gia trọng điểm toàn cầu (GPS)”.

Seoul cũng theo đuổi các chương trình nghị sự riêng khác, tiêu biểu là kêu gọi sự ủng hộ cho cuộc đua giành quyền đăng cai Triển lãm Thế giới (World Expo 2030) và ứng cử làm Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ giai đoạn 2024-2025.

Cuộc tổng tuyển cử Quốc hội Hàn Quốc được ấn định vào ngày 10/4/2024 sẽ là thời điểm quan trọng để đánh giá kết quả đối ngoại năm thứ 2 của chính quyền Tổng thống Yoon. Tuy nhiên, theo cựu Ngoại trưởng Yun Byung Se, chặng đường phía trước còn dài, nhiều gập ghềnh và chính quyền phải đối mặt với nhiều thử thách cam go.

Thứ nhất, Hàn Quốc có rất ít không gian hành động trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng sâu sắc trên hầu hết các mặt trận, gồm thương mại, kinh tế, công nghệ, quân sự, hệ tư tưởng và giá trị.

Thứ hai, chính sách bên miệng hố chiến tranh hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên có nguy cơ chuyển hóa thành các hành động thực tế, bao gồm vụ thử hạt nhân lần thứ 7.

Thứ ba, xung đột Nga-Ukraine tiếp tục kéo dài có thể đặt ra yêu cầu Hàn Quốc đóng vai trò hỗ trợ lớn hơn. Điều này có thể kích hoạt các biện pháp trả đũa gay gắt hơn của Nga.

Cựu Ngoại trưởng Yun Byung Se cho rằng, khi chính phủ của Tổng thống Yoon Suk-yeol bắt đầu hành trình tiếp theo trong năm thứ 2, người dân Hàn Quốc cùng chia sẻ nhận thức rằng, mặt trận đối ngoại ngày càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay.

Nhật Bản-Hàn Quốc thực sự xích lại gần nhau?

Nhật Bản-Hàn Quốc thực sự xích lại gần nhau?

DW nhận định mối quan tâm chung về Trung Quốc và an ninh khu vực, cùng lực đẩy từ Mỹ là yếu tố kéo Seoul ...

Mỹ-Nhật-Hàn sẽ họp bên lề Hội nghị G7, bàn điều gì về Triều Tiên?

Mỹ-Nhật-Hàn sẽ họp bên lề Hội nghị G7, bàn điều gì về Triều Tiên?

Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 14/5 thông báo Tổng thống nước này, ông Yoon Suk Yeol, sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Hàn Quốc tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong 5 vấn đề cụ thể gồm vốn, ...

Rời Thượng đỉnh G7, Thủ tướng Đức thăm chớp nhoáng Hàn Quốc

Rời Thượng đỉnh G7, Thủ tướng Đức thăm chớp nhoáng Hàn Quốc

Thủ tướng Đức Olaf Scholz dự kiến tới Khu phi quân sự trên Bán đảo Triều Tiên trước khi thảo luận về an ninh, thương ...

Hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản-Hàn Quốc lần thứ 3 trong vòng 2 tháng

Hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản-Hàn Quốc lần thứ 3 trong vòng 2 tháng

Ngày 21/5, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại thành phố ...

(theo Korea Times)

Xem nhiều

Đọc thêm

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Arsenal vs Nottingham Forest; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh'.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ giúp giới thiệu, quảng bá văn hoá đặc sắc của các nước ASEAN và những người bạn tới công chúng Mỹ.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động