Tổng thống Iran Raisi tử nạn: Nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ, 'hỗn hợp dễ cháy' có thể bị kích hoạt, gây thêm rối ren ở Trung Đông

Hà An
Vẫn còn một số câu hỏi bỏ ngỏ sau sự ra đi đột ngột của Tổng thống Iran Raisi trong vụ tai nạn máy bay trực thăng thảm khốc hôm 19/5. Trung Đông, cũng vì vậy, đang đứng trước nhiều thách thức có thể làm gia tăng những tính toán sai lầm.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Iran ra đi sau tại nạn: Rộ thuyết âm mưu, 'hỗn hợp dễ cháy' có thể bị kích hoạt gây loạn ở Trung Đông
Người dân Iran bày tỏ lòng tiếc thương trước sự ra đi của Tổng thống Raisi tại Quảng trường Valiasr ngày 20/5. (Nguồn: AFP)

Vẫn còn những câu hỏi?

Vụ trực thăng chở Tổng thống Iran Ebrahim Raisi bị rơi cho tới nay vẫn thiên nhiều về nguyên nhân do thời tiết xấu nhưng còn một số câu hỏi chưa được giải đáp.

Chiếc trực thăng chở ông Raisi, người được nhận định sẽ là ứng viên kế nhiệm tiềm năng của lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei, gặp nạn tại một khu vực đồi núi và rừng rậm hiểm trở giữa thời tiết sương mù.

Ngồi cùng ông Raisi trên trực thăng còn có Ngoại trưởng Hossein Amir-Abdollahian; thống đốc tỉnh Đông Azerbaijan Malek Rahmati và giáo chủ khu vực Tabriz, Tây Bắc Iran, ông Mohammad Ali Al-e-Hashem. Họ đang trên đường trở về sau khi dự lễ khánh thành một đập thủy điện hợp tác với Azerbaijan.

Đến nay, Tehran nói vụ tai nạn xảy ra do "trục trặc kỹ thuật" nhưng không tiết lộ gì thêm.

Thông tin ban đầu từ lực lượng cứu hộ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, thiết bị phát đáp trên chiếc trực thăng sản xuất từ những năm 1960 này đã bị tắt hoặc không có. Điều này phần nào cho thấy tình trạng những chiếc máy bay nói chung ở Iran cũ kỹ và không được bảo dưỡng đầy đủ do các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Trước đó, nhiều quan chức quốc gia Trung Đông cũng thiệt mạng trong những vụ rơi máy bay tương tự.

Điều này kết hợp với tình trạng thời tiết mưa, sương mù lạnh giá có thể là sự giải thích phù hợp nhất cho nguyên nhân tai nạn.

Trên đài CNN, nhà phân tích quân sự Cedric Leighton cho rằng "với mức nhiệt dưới 10oC, ở khu vực có độ cao lớn (như núi cao) có khả năng sẽ xảy ra hiện tượng các cánh quạt bị đóng băng. Cũng có khả năng đã xảy ra lỗi động cơ".

Ông đặt câu hỏi: "Yếu tố khác là việc bảo trì. Liệu chiếc trực thăng có được bảo dưỡng đúng cách hay không?".

Trong khi đó, phi công Nga Vadim Bazykyn cho rằng, lỗi không hoàn toàn do máy móc.

Hãng tin Sputnik dẫn lời ông Bazykyn nói: "Khu vực miền núi có những đặc điểm riêng. Trước tiên và quan trọng nhất là có sự khác biệt lớn ở khu vực sườn đón nắng và sườn khuất nắng. Phi công giàu kinh nghiệm bay ở núi sẽ biết rất rõ điều này và cần phải lường trước mọi thứ".

Tuy nhiên, tất cả những lý giải đó vẫn không ngăn được các giả thuyết khác được bàn tán, từ việc cho rằng đây là âm mưu ám sát ông Raisi của Israel, Mỹ, mà cả Israel và Washington đã lên tiếng phủ nhận, cho đến khả năng chiếc trực thăng đã bị phá hoại.

Trên mạng xã hội X thậm chí còn xôn xao giả thuyết cho rằng, chiếc trực thăng đã bị vũ khí quân sự, có thể là thiết bị phát laser từ không gian, cắt làm đôi.

Chính sách đối ngoại khó thay đổi

Quyền lực tại Iran hiện đã được chuyển giao tạm thời cho Phó Tổng thống Mohammad Mokhber. Ngày 20/5, Lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei, người quyết định cuối cùng về các vấn đề đối nội và đối ngoại của Iran, phê chuẩn ông Mohammad Mokhber làm Quyền Tổng thống.

Nhưng theo luật, Iran sẽ phải tổ chức bầu cử trong vòng 50 ngày tới. Cùng ngày 20/5, hãng thông tấn nhà nước IRNA cho biết, cuộc bầu cử Tổng thống Iran sẽ diễn ra vào ngày 28/6. Các ứng cử viên có thể đăng ký từ ngày 30/5 đến 3/6 và chiến dịch tranh cử sẽ diễn ra từ 12-27/6.

Các chuyên gia cho rằng, cuộc bầu cử có thể sẽ được tổ chức vội vàng, tỷ lệ cử tri đi bầu không cao. Vào tháng 3, Iran ghi nhận tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp nhất kể từ khi nước Cộng hòa Hồi giáo thành lập năm 1979, bất chấp nỗ lực của chính phủ nhằm kêu gọi cử tri đi bỏ phiếu.

Cho đến khi Lãnh đạo tối cao được thay thế, dự kiến sẽ có rất ít thay đổi sau cái chết của cố Tổng thống Raisi, đặc biệt là về chính sách đối ngoại.

Chuyên gia Vaez, Giám đốc Dự án Iran tại tổ chức nghiên cứu Nhóm khủng hoảng quốc tế nhận định: “Thực sự, nhà Lãnh đạo tối cao và Lực lượng Vệ binh cách mạng là những người đưa ra quyết định cuối cùng, và thậm chí với các đồng minh trong khu vực cũng hầu hết đều thực hiện chính sách của Tehran”.

Tổng thống Raisi và Ngoại trưởng Amir-Abdollahian đã giám sát sự thay đổi trong quan hệ của Iran với các nước láng giềng Arab, giúp bình thường hóa quan hệ với quốc gia đối địch lâu năm là Saudi Arabia, với sự hỗ trợ của Trung Quốc. Nhưng họ cũng chứng kiến nước Cộng hòa Hồi giáo lần đầu tiên khởi động một cuộc tấn công trực tiếp quy mô lớn vào Israel, sau vụ tấn công nghi của Israel vào cơ sở ngoại giao của Iran ở Syria.

Điều đó đã thúc đẩy Israel tiến hành một cuộc trả đũa chưa từng có, khiến “cuộc chiến tranh bóng tối” giữa hai quốc gia lộ diện công khai.

Một số chuyên gia cho rằng, cuộc bầu cử tới đây tạo cơ hội quay trở lại cho những người ôn hòa. Chuyên gia về Iran Mohammad Ali Shabani nhận định: “Nếu Lãnh đạo tối cao chọn sử dụng những cuộc bầu cử sớm này như một bước ngoặt để mở ra không gian chính trị, thu hút mọi người bỏ phiếu trở lại, thì đó có thể là một yếu tố lớn thay đổi cuộc chơi”.

Khoảng trống cho nhưng tính toán sai lầm ở Trung Đông

Sự ra đi của Tổng thống Raisi có thể sẽ khiến tình hình Trung Đông thêm bất ổn, giữa lúc khu vực trải qua hàng loạt xung đột. Ông Raisi qua đời trong thời điểm vô cùng nhạy cảm, khi thế đối đầu giữa Iran và Israel đang leo thang nhanh chóng do chiến sự ở Gaza, gây lo ngại về nguy cơ một cuộc xung đột quy mô lớn nổ ra ở Trung Đông.

Bạo lực cũng gia tăng trên Biển Đỏ, nơi lực lượng Houthi do Iran hậu thuẫn liên tục phóng tên lửa, máy bay không người lái (UAV) vào tàu hàng đi qua, bất chấp liên minh do Mỹ dẫn đầu đã nhiều lần tập kích mục tiêu của nhóm này.

Căng thẳng chưa bao giờ dâng cao đến vậy khi Iran, dưới mệnh lệnh của Tổng thống Raisi và Lãnh tụ Tối cao Khamenei, phóng hàng trăm UAV và tên lửa vào Israel nhằm đáp trả cuộc không kích vào lãnh sự quán ở Syria khiến hai tướng Iran và 5 sĩ quan thiệt mạng.

Israel, với trợ giúp từ Mỹ, Anh, Jordan cùng các nước khác, đã đánh chặn gần như toàn bộ tên lửa và UAV Iran. Israel tiến hành cuộc tấn công nhằm vào hệ thống radar phòng không ở thành phố Isfahan của Iran, không gây thương vong nhưng gửi đi thông điệp răn đe cứng rắn.

Chuyên gia Vaez cho rằng, trong lúc cuộc đối đầu giữa hai đối thủ "không đội trời chung" tiếp tục căng thẳng, "luật chơi cũ đã không còn nữa nhưng các quy tắc mới lại chưa được thiết lập đầy đủ", sự cố với Tổng thống Raisi đã làm tăng thêm "tính chất không chắc chắn cho sự mơ hồ vẫn tồn tại lâu nay giữa Iran và Israel, thúc đẩy nguy cơ tính toán sai lầm".

Khi các đồng minh và láng giềng của Iran gửi lời chia buồn ngày 20/5, lực lượng Hamas cũng cảm ơn Tehran vì đã hỗ trợ trong cuộc chiến với Israel.

Hơn 7 tháng qua, các nhóm vũ trang được Iran hậu thuẫn trên khắp Trung Đông đã liên tiếp tiến hành các cuộc tấn công mà họ tuyên bố là nhằm trả đũa Israel vì chiến dịch quân sự tại Gaza hay chống lại Mỹ, đồng minh quốc tế chính của Israel. Bạo lực đã dẫn đến những lo ngại về một cuộc xung đột khu vực dai dẳng, mặc dù Tehran từng nhiều lần ra tín hiệu rằng họ đang cố gắng tránh kịch bản đó.

Mỗi cuộc tấn công và phản công đều có nguy cơ thổi bùng một cuộc xung đột lớn hơn. Bình luận viên Joseph Krauss của hãng thông tấn AP nói: "Đó là một hỗn hợp dễ cháy có thể bị kích hoạt bởi những sự kiện bất ngờ, như vụ rơi trực thăng tại Iran".

Ông Vaez lưu ý thêm, nhiều người lo ngại rằng "các đối thủ trong khu vực của Iran có thể coi đây là cơ hội để vượt qua giới hạn".

Trong khi đó, ông Hamidreza Azizi, chuyên gia tại Viện các Vấn đề an ninh và quốc tế Đức, nhận định, mối lo ngại về nguy cơ bị tấn công vào thời điểm nhạy cảm này sẽ tạo ra tâm lý cảnh giác và đề phòng cao độ ở Iran, thậm chí dẫn tới những hành động cực đoan.

Ông nói: "Tâm lý hoang mang sẽ gia tăng ở trong nước... Sẽ có một khoảng thời gian mơ hồ cho đến khi tổng thống tiếp theo được chọn".

Iran kích hoạt hệ thống phòng không sau tiếng nổ lớn, đình chỉ các chuyến bay qua nhiều khu vực

Iran kích hoạt hệ thống phòng không sau tiếng nổ lớn, đình chỉ các chuyến bay qua nhiều khu vực

Ngay sau một tiếng nổ lớn gần sân bay của Isfahan, Iran đã kích hoạt hệ thống phòng không tại thành phố này và đình ...

Ukraine: Phá tan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky, ai sẽ 'thắng' trong cuộc chạy đua viện trợ F-16?

Ukraine: Phá tan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky, ai sẽ 'thắng' trong cuộc chạy đua viện trợ F-16?

Ngày 7/5, báo chí địa phương đưa tin, Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) đã bắt giữ 2 nghi phạm liên quan âm mưu ám ...

Máy bay chở Tổng thống Iran gặp nạn: Ông Putin triệu tập họp khẩn, ra mệnh lệnh nóng; Thổ Nhĩ Kỳ nhập cuộc tìm kiếm

Máy bay chở Tổng thống Iran gặp nạn: Ông Putin triệu tập họp khẩn, ra mệnh lệnh nóng; Thổ Nhĩ Kỳ nhập cuộc tìm kiếm

Báo Thế giới & Việt Nam cập nhật diễn biến mới nhất trong ngày 20/5 về tình hình tìm kiếm, cứu hộ trực thăng chở ...

Vụ máy bay chở Tổng thống Iran gặp nạn: Tìm thấy thi thể các nạn nhân, lãnh đạo tối cao Khamenei tuyên bố quốc tang 5 ngày, ai nắm quyền thay thế?

Vụ máy bay chở Tổng thống Iran gặp nạn: Tìm thấy thi thể các nạn nhân, lãnh đạo tối cao Khamenei tuyên bố quốc tang 5 ngày, ai nắm quyền thay thế?

Iran đã tìm thấy thi thể của Tổng thống Ebrahim Raisi và những quan chức tháp tùng của nước này trong vụ rơi máy bay ...

Hiện trường thảm khốc trong vụ tai nạn máy bay chở Tổng thống Iran

Hiện trường thảm khốc trong vụ tai nạn máy bay chở Tổng thống Iran

Các đội tìm kiếm và cứu hộ đã tìm thấy chiếc máy bay trực thăng bị rơi của Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ở vùng ...

(theo CNN, IRNA, Reuters)

Đọc thêm

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 11]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 11]

Jack London (1876-1916) là nhà văn vô sản Mỹ đầu tiên. Ông sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo ở thành phố San Francisco, bang California.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 17/6-23/6

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 17/6-23/6

Lãnh đạo EU họp tại Bỉ, Thủ tướng Trung Quốc thăm Malaysia, Đức đón Tổng thống Argentina... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Bê bối sữa trộn chất tẩy rửa, Nhật Bản tăng cường giám sát trong lĩnh vực nông nghiệp

Bê bối sữa trộn chất tẩy rửa, Nhật Bản tăng cường giám sát trong lĩnh vực nông nghiệp

Hiệp hội Nông nghiệp tỉnh Oita (Nhật Bản) cho biết đã buộc phải tiêu hủy hơn 70 tấn sữa tươi nguyên liệu do chất tẩy rửa bị trộn lẫn vào ...
Giá xăng dầu hôm nay 16/6: Dần khởi sắc

Giá xăng dầu hôm nay 16/6: Dần khởi sắc

Giá xăng dầu hôm nay 16/6, tuần này giá dầu bật tăng xấp xỉ 3% ngay từ phiên giao dịch đầu tiên, được hỗ trợ bởi kỳ vọng nhu cầu ...
Phương Tây đã có giải pháp tiêu tài sản Nga, tính cách hợp pháp buộc Moscow phải ‘trả giá’

Phương Tây đã có giải pháp tiêu tài sản Nga, tính cách hợp pháp buộc Moscow phải ‘trả giá’

Phương Tây tính cách hợp pháp buộc Moscow phải ‘trả giá’, quyết dùng tài sản Nga cho Ukraine vay bằng cách này...
Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Các nhà lãnh đạo G7 nhóm họp tại Fasano, Italy trong bối cảnh muôn trùng thách thức, khẳng định nỗ lực duy trì vị thế của câu lạc bộ 'nhà ...
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 17/6-23/6

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 17/6-23/6

Lãnh đạo EU họp tại Bỉ, Thủ tướng Trung Quốc thăm Malaysia, Đức đón Tổng thống Argentina... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Hội nghị hòa bình về Ukraine: Nhấn mạnh 'công thức giải' với Nga theo điều kiện của Kiev, Tổng thống Zelensky ấn định thời điểm chấm dứt xung đột

Hội nghị hòa bình về Ukraine: Nhấn mạnh 'công thức giải' với Nga theo điều kiện của Kiev, Tổng thống Zelensky ấn định thời điểm chấm dứt xung đột

Bên lề phiên khai mạc hội nghị hoà bình tại Thuỵ Sỹ, ngày 15/6, Tổng thống và Ngoại trưởng Ukraine tích cực gặp gỡ những người đồng cấp để thảo luận hợp tác và tìm ...
Israel xác nhận số binh sĩ thiệt mạng ở Rafah, Mỹ mời Bộ trưởng Quốc phòng sang bàn bạc

Israel xác nhận số binh sĩ thiệt mạng ở Rafah, Mỹ mời Bộ trưởng Quốc phòng sang bàn bạc

Xe công binh bọc thép bị tấn công sau một đêm giao tranh; thêm 8 binh sĩ thiệt mạng ở Gaza, tiếp tục tổn thất về người cho quân đội Israel.
Nga lên án cách phương Tây phản ứng với đề xuất của Tổng thống Putin về Ukraine

Nga lên án cách phương Tây phản ứng với đề xuất của Tổng thống Putin về Ukraine

Điện Kremlin cho biết phương Tây đã phản ứng không xây dựng với đề xuất của Tổng thống Putin về cơ cấu an ninh mới và các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine.
Ba nước lên án Iran tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân, 3 nước khác kêu gọi nối lại đàm phán

Ba nước lên án Iran tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân, 3 nước khác kêu gọi nối lại đàm phán

Pháp, Đức và Anh ngày 15/6 đã lên án các bước đi mới nhất của Iran nhằm phát triển hơn nữa chương trình hạt nhân của nước này.
Thụy Sỹ công bố danh sách các đoàn dự Hội nghị hoà bình Ukraine, nhiều gương mặt chủ chốt không có mặt

Thụy Sỹ công bố danh sách các đoàn dự Hội nghị hoà bình Ukraine, nhiều gương mặt chủ chốt không có mặt

Bộ Ngoại giao Thụy Sỹ cho biết có 92 quốc gia, trong đó có gần 60 nguyên thủ quốc gia và chính phủ tham dự hội nghị hòa bình Ukraine ở khu nghỉ dưỡng Bürgenstock.
Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Dù có một số điểm chung, bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc tại Singapore cũng cho thấy những khác biệt trong cách nhìn nhận của mỗi bên.
Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Khó khăn trong nước, thách thức quốc tế “bủa vây” lãnh đạo các nước thành viên khiến Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay ở Italy trở nên đáng chú ý hơn.
Canh bạc chính trị mới của ông Macron

Canh bạc chính trị mới của ông Macron

Trước thất bại của Đảng cầm quyền Phục hưng vào Nghị viện châu Âu, Tổng thống Macron đã phải giải tán Quốc hội để mở đường cho các cuộc tổng tuyển cử mới.
Bầu cử ở Ấn Độ: Chiến thắng sít sao, bài toán dang dở

Bầu cử ở Ấn Độ: Chiến thắng sít sao, bài toán dang dở

Cuộc tổng tuyển cử Ấn Độ kết thúc thành công, Thủ tướng Modi đắc cử nhiệm kỳ thứ ba với kết quả không như kỳ vọng...
Khẳng định quyết tâm Pháp-Đức

Khẳng định quyết tâm Pháp-Đức

Chuyến thăm Đức của Tổng thống Pháp với những kết quả đạt được tạo nên dấu mốc mới, là biểu tượng quan trọng mới trong lịch sử quan hệ giữa hai nước.
Đối thoại Shangri-La: Có thể và không thể

Đối thoại Shangri-La: Có thể và không thể

Đến hẹn lại tới, hàng trăm đại biểu từ gần 50 quốc gia tụ hội ở Singapore, tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 21.
IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

Đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với hệ sinh thái biển.
Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Nghị viện châu Âu đã thông qua Hiệp ước về di cư và tị nạn, một dự án được khởi động cách đây chín năm và trải qua rất nhiều thăng trầm.
Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu hướng chuyển đổi xanh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo sự phân hóa giữa các nhóm quốc gia.
Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Mỹ cấm nhập khẩu uranium được làm giàu từ Nga. Cấm vận này ảnh hưởng đến công nghiệp hạt nhân dân sự của Mỹ thế nào và và liệu châu Âu có sẵn sàng hỗ ...
Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

Cách đây nửa thế kỷ, Ấn Độ đã kích nổ thành công quả bom hạt nhân đầu tiên, chính thức đưa New Delhi gia nhập câu lạc bộ các cường quốc hạt nhân.
'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

Ứng dụng của AI trong quân sự là phát triển các hệ thống vũ khí tự hành. AI trở thành thứ vũ khí đầy sức mạnh nhưng cũng nhiều nguy cơ.
Phiên bản di động