Tổng thống Mỹ đối đầu mạng xã hội

Duy Quang
TGVN. Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây đã dấy lên một cuộc tranh cãi nảy lửa với Twitter và các mạng xã hội khác, đe dọa đóng cửa hoặc áp dụng những điều chỉnh mạnh mẽ như một cách để đáp trả lại việc Twitter kiểm duyệt chặt chẽ các bài đăng của ông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tong thong my doi dau mang xa hoi Sau Twitter, đến lượt Snapchat 'ra tay' với tài khoản của Tổng thống Trump, lý do là gì?
tong thong my doi dau mang xa hoi Ông Trump cứ việc phản ứng, đã có quốc gia 'rải thảm' mời Twitter chuyển trụ sở!
tong thong my doi dau mang xa hoi
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang dấy lên một cuộc chiến với Twitter và các mạng xã hội. (Nguồn: The Dispatch)

Đối với ông Donald Trump, Twitter chính là một công cụ truyền thông đắc lực để vị tổng thống thứ 45 của nước Mỹ thể hiện hết những quan điểm có phần cứng rắn cũng như thông báo tới công chúng những chính sách mới. Tuy nhiên, thời gian qua, ông Trump đang khá phẫn nộ do một tweet của mình bị gắn nhãn “thông tin cần kiểm chứng”.

Cụ thể, ông Trump đã đăng một loạt tweet trong những tuần vừa qua, cáo buộc Đảng Dân chủ sử dụng quá trình bỏ phiếu qua thư để gian lận, thao túng kết quả nhất là khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 sắp diễn ra.

Với chính sách chống lại thông tin sai lệch, ngày 26/5, Twitter lần đầu tiên đưa ra quyết định gắn biểu tượng cảnh báo kèm link thông tin kiểm chứng có nội dung “Get the facts about mail-in ballots” (Tìm hiểu thông tin đúng về việc bỏ phiếu qua thư).

Khi bấm vào đường link này, độc giả sẽ được dẫn tới một trang kiểm chứng thông tin phân tích, phản biện và làm rõ những gì liên quan tới phát biểu cũng như cáo buộc của tổng thống. Trong đó có một loạt bài báo của những cơ quan báo chí, truyền thông lớn của Mỹ như CNN, NBC News, Washington Post... cùng nhiều chuyên gia am hiểu về quá trình bỏ phiếu qua thư. Mặc dù không xóa bỏ tweet của Tổng thống vì công chúng quan tâm, nhưng Twitter chặn không cho người dùng “like” hay trả lời nội dung tweet của ông Trump.

Đòn trả đũa căng thẳng…

Đương nhiên, ông Trump đã nhanh chóng phản ứng lại với động thái này của Twitter bằng cách tuyên bố trong một tweet rằng Twitter đang “can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020” , rằng Twitter “hoàn toàn bóp nghẹt tự do ngôn luận” và ông tuyên bố “là một tổng thống, tôi sẽ không cho phép điều đó xảy ra!”

Tiếp đó, ngày 28/5, ông Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm tăng cường khả năng của chính phủ trong việc kiểm soát các nền tảng truyền thông xã hội. Theo Reuters, sắc lệnh này sẽ chỉ đạo một cơ quan thuộc Bộ Thương mại kiến nghị Ủy ban Truyền thông liên bang làm sáng tỏ phạm vi của Mục 230 của đạo luật Điều tiết truyền thông, vốn được coi là đạo luật bảo vệ các mạng xã hội khỏi trách nhiệm pháp lý từ nội dung mà người dùng đăng tải. Một mục khác của sắc lệnh sẽ thúc đẩy các cơ quan liên quan xem xét lại chi tiêu của họ dành cho quảng cáo trên truyền thông xã hội.

Những ngày sau đó, ông Trump tiếp tục cáo buộc các nền tảng công nghệ không duy trì quan điểm khách quan chính trị, dập tắt mọi tiếng nói từ phe bảo thủ cũng như Đảng Dân chủ. Ông cũng cảnh báo chính quyền đương nhiệm sẽ kiểm soát chặt chẽ hoặc đóng cửa những nền tảng này, đồng thời yêu cầu các trang mạng phải lập tức thay đổi.

… nhưng liệu có khả thi?

Động thái này của ông Trump đã khiến không chỉ Twitter, mà tất cả các mạng xã hội khác như Facebook, Youtube buộc phải có phép tính khó nhằn: quyết định xem ai có thể đăng các gì trên nền tảng của mình.

Tuy nhiên, theo Forbes, các mạng xã hội ở Mỹ hiện giờ chưa phải quá lo lắng, do sắc lệnh hành pháp nói trên của ông Trump không khả thi. Trước hết, để cụ thể hóa mong muốn của ông Trump, các nhà quản lý tại Ủy ban Truyền thông liên bang (FCC) sẽ phải tạo ra những luật lệ mới để có thể rút lại những chính sách bảo vệ đang áp dụng với các công ty Internet.

Ngoài ra, có nhiều chuyên gia nhận định rằng, bản thân ông Trump cũng đang đi ngược lại với những cáo buộc Twitter. Bằng cách biến các mạng xã hội từ vai trò nhà xuất bản thành một nhà biên tập, cuộc chiến của ông Trump với các mạng xã hội bị nhìn nhận như một cuộc tấn công vào quyền tự do ngôn luận.

Cho tới nay, các mạng xã hội ở Mỹ không được hoặc bị coi ngang bằng về quy chế pháp lý với các nhà xuất bản, cụ thể là không phải chịu trách nhiệm về nội dung đăng tải trên đó như các nhà xuất bản.

Cuối cùng, Twitter đã, đang và sẽ mãi luôn là mạng xã hội yêu thích của ông Trump bởi trên nền tảng này, ông Trump đang là lãnh đạo thế giới với số lượng người theo dõi nhiều nhất và ông có thể truyền đạt quan điểm của mình tới hơn 80 triệu người trên toàn thế giới.

Vậy nên, các đòn tấn công này dường như chỉ mang tính biểu tượng, để đe dọa các trang mạng xã hội đang ngày một vượt khỏi tầm kiểm soát mà không chịu một sự quản lý nào. Theo Bloomberg, sắc lệnh yêu cầu điều tra các ông lớn Goolge, Facebook vào năm 2018 của chính quyền ông Trump đã không được ký.

Twitter không chỉ gắn nhãn cảnh báo cho các tweet của Tổng thống Trump. Cũng trong ngày 28/5, Twitter đã gắn cảnh báo lên một dòng tweet hồi tháng Ba của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên, liên quan đến thông tin mà ông Triệu cho rằng “quân đội Mỹ mang virus SARS-CoV-2 tới Trung Quốc”.
tong thong my doi dau mang xa hoi

Các bài đăng bị dán nhãn cảnh báo, ông Trump chỉ đích danh Twitter 'can thiệp bầu cử 2020'

TGVN. Ngày 26/5, Tổng thống Donald Trump cáo buộc Twitter "can thiệp" vào cuộc bầu cử 2020, sau khi mạng truyền thông xã hội này ...

tong thong my doi dau mang xa hoi

Twitter chia sẻ dữ liệu hỗ trợ các nhà khoa học nghiên cứu ngăn chặn đại dịch Covid-19

TGVN. Dự án mới của Twitter hỗ trợ quyền truy cập đối với một số nhà khoa học trong các cuộc đối thoại trực tuyến về ...

tong thong my doi dau mang xa hoi

Twitter cấm đăng quảng cáo chính trị trên tảng xã hội của mình

TGVN. Ngày 30/10, Twitter thông báo sẽ cấm đăng tải quảng cáo có nội dung chính trị trên nền tảng mạng xã hội của mình. Quy ...

Duy Quang (tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Mỹ 2020

Xem nhiều

Đọc thêm

Dự báo bão số 8: Di chuyển theo hướng Tây Nam, sẽ suy giảm thành vùng áp thấp trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa

Dự báo bão số 8: Di chuyển theo hướng Tây Nam, sẽ suy giảm thành vùng áp thấp trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa

Hồi 7h ngày 14/11, vị trí tâm bão số 8 vào khoảng 21,0 độ vĩ Bắc; 114,1 độ kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển ...
Tình hình Trung Đông: Israel hứng chịu ngày đẫm máu ở Lebanon, Mỹ úp mở tín hiệu sáng về vấn đề Gaza

Tình hình Trung Đông: Israel hứng chịu ngày đẫm máu ở Lebanon, Mỹ úp mở tín hiệu sáng về vấn đề Gaza

Tình hình Trung Đông vẫn nóng ran với các cuộc tấn công ăn miếng trả miếng ở Lebanon, trong khi chưa có được lệnh ngừng bắn cuối cùng ở Gaza.
Văn khấn rằm tháng 10 Âm lịch năm Giáp Thìn, bài cúng rằm gia tiên và thổ công chuẩn nhất

Văn khấn rằm tháng 10 Âm lịch năm Giáp Thìn, bài cúng rằm gia tiên và thổ công chuẩn nhất

Văn khấn rằm tháng 10 (15/10) Âm lịch năm Giáp Thìn 2024 với ước mong cho các thành viên trong gia đình luôn bình an, khỏe mạnh, nhiều may mắn.
Du lịch Hoà Bình: Tận hưởng cảnh sắc yên bình ở bản Ngòi Hoa

Du lịch Hoà Bình: Tận hưởng cảnh sắc yên bình ở bản Ngòi Hoa

Nằm bên vịnh Ngòi Hoa và những tán rừng nguyên sinh thăm thẳm, thiên nhiên còn 'trao tặng' bản Ngòi Hoa (Hoà Bình) bầu không khí mát dịu, trong lành.
Hé lộ trang phục dân tộc của Hoa hậu Kỳ Duyên tại bán kết Miss Universe 2024

Hé lộ trang phục dân tộc của Hoa hậu Kỳ Duyên tại bán kết Miss Universe 2024

'Ngọc Điệp Kỳ Nam' sẽ được Hoa hậu Kỳ Duyên trình diễn trong phần thi trang phục dân tộc (National Costume) ở bán kết Miss Universe 2024.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 15/11/2024, Lịch vạn niên ngày 15 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 15/11/2024, Lịch vạn niên ngày 15 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 15/11. Lịch âm 15/11/2024? Âm lịch hôm nay 15/11. Lịch vạn niên 15/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Trong quá trình tranh cử, ông Donald Trump đã nhiều lần nhắc đến những kế hoạch hành động trong ngày đầu tiên nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile và Peru, báo Mexico ngày 9/11 đăng bài viết 'Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ Latinh'.
Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra rất kịp thời, thể hiện lập trường kiên định của ban lãnh đạo mới Việt Nam về phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Nga cho rằng, thế giới đã bước vào giai đoạn dài biến động và thay đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến một trật tự thế giới đa cực.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp chúc mừng tới Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, khẳng định hai bên nên hợp tác, thay vì đối đầu.
Phiên bản di động