Tổng thống Mỹ Joe Biden phớt lờ Bộ tứ: Nương theo Trung Quốc hay chỉ là ‘kế nghi binh’?

Vy Anh
Giáo sư Brahma Chellaney cho rằng, sẽ là sai lầm nếu Tổng thống Joe Biden xếp Bộ tứ (Quad) ra vùng ngoại vi hoặc biến nhóm này thành một biểu tượng đơn thuần.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Mỹ Joe Biden phớt lờ Quad: Nương theo Trung Quốc hay chỉ là ‘kế nghi binh’?
Tổng thống Mỹ Joe Biden chủ trì cuộc họp thượng đỉnh Bộ tứ tại Nhà Trắng, ngày 24/9/2021. (Nguồn: Reuters)

Trang mạng Nikkei Asia vừa qua đã đăng tải bài phân tích của Giáo sư Brahma Chellaney, chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Chính sách ở New Delhi và là cựu cố vấn Hội đồng An ninh quốc gia Ấn Độ, tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng về địa chính trị, nhận định rằng, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phớt lờ Bộ tứ (Quad) và điều này sẽ gây ra rủi ro cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Sự ngắt quãng có tính toán

Giáo sư Brahma Chellaney cho rằng, sau khi nhậm chức năm 2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhiệt tình ủng hộ sáng kiến Nhóm Bộ tứ được người tiền nhiệm Donald Trump khôi phục. Ông Trump là người đã nâng các cuộc thảo luận trong nhóm 4 quốc gia với Australia, Ấn Độ và Nhật Bản lên cấp độ hội nghị thượng đỉnh giữa lãnh đạo các nước thay vì chỉ gặp cấp độ ngoại trưởng trước đó.

Tin liên quan
Nhóm Bộ tứ chuẩn bị cho lần đầu tập trận hải quân Malabar ở Australia Nhóm Bộ tứ chuẩn bị cho lần đầu tập trận hải quân Malabar ở Australia

Tháng 3/2021, do đại dịch Covid-19, Tổng thống Joe Biden đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến đầu tiên với các đối tác. Nhà Trắng sau đó đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ trực tiếp đầu tiên 6 tháng sau đó.

Sau một loạt các cuộc họp tương tự, bao gồm cả cuộc gặp mặt không chính thức ở Hiroshima, Nhật Bản vào tháng 5/2023 bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7, bốn nhà lãnh đạo cam kết phối hợp “đối phó với những thách thức” mà khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang phải đối mặt.

Tuy nhiên, Giáo sư Brahma Chellaney nhận thấy hiện tại vẫn chưa có kế hoạch cụ thể cho một hội nghị thượng đỉnh khác. Đại sứ Mỹ tại Ấn Độ Eric Garcetti đã gợi ý Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ tiếp theo có thể sẽ phải đợi đến sau cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11/2024.

Do vậy, theo vị chuyên gia kỳ cựu, có thể loại trừ khả năng tổ chức bất kỳ hội nghị thượng đỉnh mới nào của Bộ tứ trước đầu năm 2025 ngay cả khi các thách thức an ninh khu vực ngày càng gia tăng, đặc biệt từ phía Trung Quốc trên nhiều vấn đề như Eo biển Đài Loan, Biển Đông...

Thêm nữa, cần phải lưu ý 6 nhóm công tác của Bộ tứ được thành lập trong ba năm qua đạt được rất ít tiến bộ cụ thể, bao gồm các lĩnh vực về công nghệ quan trọng và mới nổi, biến đổi khí hậu, an ninh mạng, cơ sở hạ tầng, không gian và vaccine Covid-19.

Học giả Ấn Độ lý giải rằng, một chương trình nghị sự quá tham vọng, được các nhóm công tác nhấn mạnh, tập trung vào các vấn đề toàn cầu đa dạng đã hạn chế khả năng của Bộ tứ trong việc tạo ra các kết quả rõ ràng.

“Nhóm Bộ tứ, với tư cách là một nhóm gồm bốn nền dân chủ, có rất ít khả năng để giải quyết những thách thức chung. Tuy nhiên, đây chính là con đường mà Tổng thống Joe Biden đã dẫn dắt Bộ tứ. Kết quả là các mục tiêu an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của nhóm đôi khi bị lép vế trong các cuộc thảo luận về các thách thức toàn cầu”, Giáo sư Brahma Chellaney nhận định.

Năm 2019, Mỹ khẳng định mục tiêu cốt lõi của Bộ tứ sẽ tập trung vào việc hiện thực hóa tầm nhìn của các thành viên về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Giáo sư Brahma Chellaney cho rằng, điều này có nghĩa là Bộ tứ phải hành động một cách hiệu quả như một “bức tường thành” ngăn cản những trỗi dậy của Trung Quốc và đảm bảo sự cân bằng quyền lực ổn định trong một khu vực gắn kết Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Nhưng chính sách can dự với Trung Quốc của Tổng thống Joe Biden là nguyên nhân khiến Bộ tứ hiện thiếu định hướng và quyết tâm chiến lược rõ ràng trong bối cảnh địa chiến lược đang thay đổi ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Theo Giáo sư Brahma Chellaney, các cuộc xung đột ở Ukraine và Trung Đông đang thu hút sự chú ý và nguồn lực của Mỹ, đồng thời làm cạn kiệt kho vũ khí và hệ thống phòng không quan trọng nên điều cuối cùng mà Tổng thống Biden muốn tránh là xung đột hoặc căng thẳng leo thang với Trung Quốc. Điều này có thể giải thích cho nhiều động thái của ông nhằm xoa dịu những lo ngại của Trung Quốc.

Sau khi cử một loạt quan chức chính phủ tới Bắc Kinh để thảo luận, ông Biden đã hứa sẽ “quản lý mối quan hệ một cách có trách nhiệm” trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại San Francisco bên lề Diễn đàn cấp cao Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) hồi tháng 11/2023.

Do đó, chuyên gia Brahma Chellaney cho rằng, nỗ lực tăng cường nhằm ổn định mối quan hệ Trung-Mỹ đang căng thẳng có thể khiến Mỹ có bước đi mềm mỏng trong Bộ tứ. Bốn nhà lãnh đạo Bộ tứ rõ ràng đã không gặp mặt khi họ cùng nhau tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 ở New Delhi vào tháng 9/2023 như họ đã làm ở Hiroshima bốn tháng trước đó.

Bắc Kinh với những định hình chiến lược

Câu hỏi đặt ra là liệu chính sách can dự và hợp tác với Trung Quốc của Tổng thống Biden có mang lại lợi ích hay không? Giáo sư Brahma Chellaney đưa ra một số lập luận để trả lời cho câu hỏi này là: Không.

Theo đó, trước hết Trung Quốc nhận thấy Mỹ đang bị phân tâm do châu Âu và Trung Đông, nên đã gia tăng hoạt động tại khu vực eo biển Đài Loan và cả Biển Đông.

Đồng thời, cuộc “chiến tranh lạnh mới” của Mỹ với Nga đã đẩy Moscow đến gần Bắc Kinh hơn. Điều này có khả năng tạo ra một trục xuyên Á-Âu có thể khiến Mỹ bị căng quá mức và đẩy nhanh sự suy thoái tương đối của kinh tế Mỹ.

Mặc dù vẫn sẵn sàng đàm phán với Mỹ, nhưng hành động của Trung Quốc cho thấy mặc dù nền kinh tế đang chậm lại, nhưng Bắc Kinh với kho vũ khí hạt nhân được tăng cường đang ở vị thế có sức mạnh chiến lược cần phải tận dụng.

Trong bối cảnh đó, Giáo sư Brahma Chellaney cho rằng sẽ là sai lầm nếu xếp Bộ tứ ra vùng ngoại vi hoặc biến Bộ tứ thành một biểu tượng đơn thuần. Dù sao đi nữa, đã đến lúc Bộ tứ cần tái tập trung sự chú ý vào các thách thức chiến lược ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, vì khu vực này vẫn đóng vai trò quan trọng đối với cán cân quyền lực toàn cầu và hòa bình thế giới.

Điều này có nghĩa là tái khẳng định sứ mệnh chiến lược của Bộ tứ trong việc duy trì trật tự khu vực hiện tại. “Nếu không có Bộ tứ, mục tiêu Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở trở thành viển vông”, chuyên gia Brahma Chellaney nhận định.

Bầu cử Mỹ năm 2024: Người dân lo vấn đề tuổi tác của hai ứng cử viên; ông Biden bất ngờ mở tài khoản Tiktok

Bầu cử Mỹ năm 2024: Người dân lo vấn đề tuổi tác của hai ứng cử viên; ông Biden bất ngờ mở tài khoản Tiktok

Cuộc thăm dò mới của ABC News/Ipsos cho thấy, 86% người Mỹ cho rằng ông Biden (81 tuổi) thuộc đảng Dân chủ đã quá già ...

Mỹ phải cắt giảm đơn đặt chiến đấu cơ F-35

Mỹ phải cắt giảm đơn đặt chiến đấu cơ F-35

Hãng Reuters ngày 14/2 đưa tin Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn cắt giảm 18% số máy bay tiêm kích F-35 mà Lầu Năm Góc ...

Tình hình Ukraine: Nga tuyên bố 'chiến thắng quan trọng' ở Avdiivka, Tổng thống Mỹ trấn an Kiev

Tình hình Ukraine: Nga tuyên bố 'chiến thắng quan trọng' ở Avdiivka, Tổng thống Mỹ trấn an Kiev

Ngày 18/2, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, quân đội nước này đã giành quyền kiểm soát hoàn toàn thị trấn Avdiivka ...

Tổng thống Mỹ Biden tuyên bố sẽ trừng phạt người đồng cấp Nga Putin, Iran không thoát 'đòn' mới từ Washington

Tổng thống Mỹ Biden tuyên bố sẽ trừng phạt người đồng cấp Nga Putin, Iran không thoát 'đòn' mới từ Washington

Ngày 22/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho hay, ông sẽ công bố các biện pháp trừng phạt nhằm vào Tổng thống Nga Vladimir Putin ...

Bà Nikki Haley tuyên bố không bỏ cuộc sau kết quả ở bang South Carolina

Bà Nikki Haley tuyên bố không bỏ cuộc sau kết quả ở bang South Carolina

Ứng viên của đảng Cộng hòa Nikki Haley ngày 24/2 tuyên bố sẽ tiếp tục 'chiến đấu' sau thất bại nặng nề trước cựu Tổng ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Chính phủ Nhật Bản hôm 26/4 thông báo, Thủ tướng Kishida Fumio sẽ thăm Pháp, Brazil và Paraguay từ ngày 1-6/5.
XSMB 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 28/4/2024. dự đoán XSMB 28/4/2024

XSMB 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 28/4/2024. dự đoán XSMB 28/4/2024

XSMB 28/4 - trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc 28/4/2024. kết quả xổ số ngày 28 tháng 4. xổ số hôm nay 28/4. dự đoán xổ số miền ...
XSMT 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 28/4/2024. SXMT 28/4/2024

XSMT 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 28/4/2024. SXMT 28/4/2024

XSMT 28/4 - trực tiếp xổ số miền Trung 28/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung chủ nhật. xổ số hôm nay 28/4. SXMT ...
XSMN 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 28/4/2024. xổ số hôm nay 28/4

XSMN 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 28/4/2024. xổ số hôm nay 28/4

XSMN 28/4 - xổ số hôm nay 28/4. kết quả xổ số miền Nam 28/4/2024. kết quả xổ số ngày 28 tháng 4. xổ số miền Nam chủ nhật. SXMN ...
WHO nói gì về nguy cơ lây cúm gia cầm khi uống sữa bò tươi chưa qua xử lý?

WHO nói gì về nguy cơ lây cúm gia cầm khi uống sữa bò tươi chưa qua xử lý?

Trong bối cảnh một số bang ở Mỹ ghi nhận cúm gia cầm xuất hiện trong đàn bò sữa, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo cảnh ...
Thị trường lao động Đức: Ẩn số sau màn sương mù suy thoái

Thị trường lao động Đức: Ẩn số sau màn sương mù suy thoái

Theo dự báo của Viện Kinh tế Đức (IW), thị trường lao động nước này đang phải đối mặt với viễn cảnh ảm đạm do ảnh hưởng của suy thoái ...
Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Chính phủ Nhật Bản hôm 26/4 thông báo, Thủ tướng Kishida Fumio sẽ thăm Pháp, Brazil và Paraguay từ ngày 1-6/5.
MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc (MONUSCO) chính thức đóng cửa một căn cứ quan trọng tại Bukavu, Cộng hòa Dân chủ Congo (CHDC Congo) vào ngày 25/4.
Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ đã bắt đầu xây dựng một bến tàu hàng hải cho phép viện trợ nhân đạo vào vùng đất Gaza, cảng dự kiến hoạt động vào đầu tháng 5.
Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Ngày 27/4, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho biết nước này sẵn sàng đóng vai trò là quốc gia bảo trợ cho Palestine với sự ủng hộ từ Israel.
Ukraine nhận tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha, tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga

Ukraine nhận tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha, tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga

Ngày 27/4, Ukraine tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga. Trước đó, Kiev tiếp nhận nhiều vũ khí, trong đó có tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha.
Thảm họa lũ lụt tàn khốc ở Đông Phi

Thảm họa lũ lụt tàn khốc ở Đông Phi

Đông Phi đang phải đối mặt với một trong những thảm họa lũ lụt tồi tệ nhất trong lịch sử, với hơn 200 người thiệt mạng và hàng trăm nghìn người ly tán.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động