Tổng thống Pháp thăm Mỹ: Chuyến thăm của sự hàn gắn, giờ không phải lúc để đối đầu

Vy Vy
Chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có thể gỡ nhiều nút thắt trong các mối quan hệ từ song phương đến đa phương vốn đã âm ỉ từ lâu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Pháp thăm Mỹ: Chuyến thăm của sự hàn gắn, giờ không phải lúc để đối đầu!
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang có chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ. (Nguồn: CNN)

Khôi phục "quan hệ đồng minh lâu đời nhất"

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang có chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ. Chuyến thăm này được cho là sẽ hàn gắn mối quan hệ Pháp-Mỹ, đồng thời cũng thể hiện sự gần gũi Pháp-Đức, hai quốc gia đầu tàu của Liên minh châu Âu (EU).

Tại Washington, Tổng thống Macron sẽ được đón tiếp với nghi lễ trọng thể nhất trong chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông đến Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden. Trước chuyến thăm, một phát ngôn viên Phủ tổng thống Pháp đã khẳng định đây là chuyến thăm quan trọng đối với cả hai nước cũng như đối với châu Âu.

DW dẫn lời ông Yves Boyer, chuyên gia về quan hệ xuyên Đại Tây Dương và Giáo sư danh dự tại Đại học Bách khoa Paris cho rằng chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Macron sẽ kết thúc giai đoạn khó khăn của quan hệ Pháp-Mỹ từ sau khi liên minh AUKUS (gồm Mỹ, Anh và Australia) ra đời, ngay cả khi dư âm về liên minh này không thể bị lãng quên hoàn toàn.

AUKUS đã khiến thỏa thuận cung cấp tàu ngầm giữa Pháp và Australia bị hủy bỏ, và Paris đã không được thông báo một lời nào về liên minh này. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian khi đó đã tỏ ra thất vọng về việc thành lập AUKUS. Paris đã triệu hồi các đại sứ của mình khỏi Mỹ và Australia.

Nhưng căng thẳng này đã dịu đi trong năm qua, và Tổng thống Macron giờ đây có thể sẽ tìm cách khôi phục lại mối quan hệ "đồng minh lâu đời nhất" với Mỹ.

Dấu hiệu tốt cho châu Âu

Chuyên gia Yves Boyer cũng cho biết, vvtại Washington, hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ và hạt nhân - những lĩnh vực mà Pháp và Mỹ đã có những thỏa thuận bí mật.

Tin liên quan
Quan hệ đồng minh Pháp-Đức: Từ cuộc gặp cấp cao Quan hệ đồng minh Pháp-Đức: Từ cuộc gặp cấp cao 'bất thường' đến nỗi lo về sự chia rẽ 'sâu cay' nhất trong EU

Đồng thời, Tổng thống Macron sẽ trao đổi với Tổng thống Biden về Đạo luật chống lạm phát (IRA) của Mỹ. Đạo luật này, vốn khuyến khích các khoản đầu tư vào Mỹ, đặc biệt là ngành ô tô điện và năng lượng tái tạo, được châu Âu coi là quy định bảo hộ của chính quyền Mỹ, gây nhiều thiệt hại cho châu Âu.

Là "người phát ngôn không chính thức" của EU, Tổng thống Macron muốn giảm thiểu tác động của đạo luật này đối với châu Âu.

Tuần trước, Pháp và Đức đã nhất trí tăng cường hợp tác về chính sách công nghiệp và coi điều này là "phản ứng mạnh mẽ của châu Âu đối với đạo luật IRA của Mỹ".

Theo chuyên gia Yann Wernert tại Trung tâm nghiên cứu Jacques Delors ở Berlin, việc Pháp và Đức đạt được một thỏa thuận như vậy là điều đáng ngạc nhiên. Từ trước tới nay, Đức có truyền thống bảo vệ thương mại tự do, trong khi Pháp lại cởi mở hơn với chủ nghĩa bảo hộ.

Chuyên gia Yann Wernert cho rằng sự đồng thuận như vậy giữa hai đầu tàu kinh tế của châu Âu là một dấu hiệu tốt cho EU, vì gần đây đã có những căng thẳng đáng kể trong quan hệ Pháp-Đức.

Hai cường quốc kinh tế lớn nhất ở EU này được coi là động lực của liên minh, nhưng thường thì hai cường quốc này đại diện cho các quan điểm khác nhau nhất ở EU.

Trong thời gian qua, mâu thuẫn giữa hai nước gia tăng, điều này thể hiện rõ qua việc cuộc họp thường niên Hội đồng Bộ trưởng Pháp-Đức năm 2022 đã bị hoãn lại tới tháng Giêng năm sau. Sự thỏa hiệp mà hai nước vừa đạt được sẽ giúp tháo gỡ căng thẳng trong quan hệ song phương, đồng thời giúp các thành viên khác của EU có thể tìm thấy sự thỏa hiệp cho các mâu thuẫn và tranh cãi của họ.

Theo chuyên gia Wernert, Berlin đã nhận ra rằng trong quan hệ quốc tế, không chỉ các khía cạnh kinh tế mà cả định hướng chiến lược cũng hết sức quan trọng.

Về mặt quân sự, sự tương phản Pháp-Đức dễ dàng được nhận thấy trong thái độ đối với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Chuyên gia Wernert cho rằng, dư luận Pháp thường cảm nhận được một khoảng cách nhất định với NATO.

Trong khi đó, Đức gần gũi hơn với Mỹ và có nhiều lo ngại hơn về sự rạn nứt trong mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Berlin thường thận trọng về các sáng kiến phòng thủ riêng của châu Âu và không muốn mạo hiểm quan hệ với NATO. Ngược lại, Tổng thống Pháp Macron là người ủng hộ mạnh mẽ chính sách phòng thủ độc lập của EU.

Củng cố đoàn kết trong NATO

Chuyên gia về quan hệ xuyên Đại Tây Dương Nicole Bacharan từ Quỹ Khoa học chính trị quốc gia Paris cho rằng với chuyến thăm Washington của Tổng thống Macron, sự rạn nứt quan hệ xuyên Đại Tây Dương cũng như căng thẳng trong nội bộ NATO sẽ được giải quyết phần nào.

NATO đã "hồi sinh" do xung đột Nga-Ukraine, rõ ràng liên minh này là cần thiết đối với các thành viên. Theo chuyên gia Nicole Bacharan, 300.000 binh sĩ NATO bổ sung sẽ sớm đóng quân ở châu Âu. Với việc mời Tổng thống Pháp sang thăm, Washington cũng nhận rõ tầm quan trọng của liên minh Mỹ-châu Âu. Trong thời kỳ khủng hoảng, sự đoàn kết được đặt lên hàng đầu.

Chuyên gia Camille Grand từ tổ chức Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu cho rằng Mỹ nên có những bước đi cụ thể hơn trong vấn đề này. Ví dụ, Tổng thống Biden có thể tuyên bố rằng việc tăng gấp đôi cấu trúc phòng thủ của NATO ở châu Âu là điều có thể chấp nhận được, vì cho tới nay, điều này luôn bị loại trừ.

Về phía Pháp, chuyên gia Camille Grand cho rằng Tổng thống Macron phải thể hiện quan điểm và hành động cân bằng liên quan đến chiến lược ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đặc biệt là cách ứng xử trước cạnh trang Mỹ-Trung ngày càng gay gắt tại khu vực.

Thượng đỉnh G20: Trung Quốc phản đối ‘vũ khí hóa’ lương thực và năng lượng

Thượng đỉnh G20: Trung Quốc phản đối ‘vũ khí hóa’ lương thực và năng lượng

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng kêu gọi G20 tiếp tục giảm và giãn nợ cho các nước đang phát triển trong giai ...

Quan hệ đồng minh Pháp-Đức: Từ cuộc gặp cấp cao 'bất thường' đến nỗi lo về sự chia rẽ 'sâu cay' nhất trong EU

Quan hệ đồng minh Pháp-Đức: Từ cuộc gặp cấp cao 'bất thường' đến nỗi lo về sự chia rẽ 'sâu cay' nhất trong EU

Mối quan hệ Pháp-Đức xưa nay vẫn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các chính sách bao trùm của châu Âu. Trong ...

Pháp tuyên bố sẽ đối thoại với Nga, song vẫn hỗ trợ lâu dài cho Ukraine

Pháp tuyên bố sẽ đối thoại với Nga, song vẫn hỗ trợ lâu dài cho Ukraine

Ngày 1/9, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố ông sẽ tiếp tục đối thoại với Nga để giúp ngăn chặn cuộc xung đột ở ...

Pháp-Algeria: Sự ra đời của trục châu Âu-Địa Trung Hải và châu Phi

Pháp-Algeria: Sự ra đời của trục châu Âu-Địa Trung Hải và châu Phi

Chuyến thăm Algeria của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa qua đã thể hiện thiện chí cải thiện quan hệ, đồng thời đặt nền tảng ...

Bầu cử Quốc hội Pháp vòng 2: Tổng thống Macron nhận tin buồn, Thủ tướng nói nguy cơ lớn

Bầu cử Quốc hội Pháp vòng 2: Tổng thống Macron nhận tin buồn, Thủ tướng nói nguy cơ lớn

Liên minh “Cùng nhau!” của Tổng thống Emmanuel Macron đã đánh mất thế đa số tuyệt đối tại quốc hội nước này, khi chỉ giành ...

(theo Reuters, DW)

Đọc thêm

Lần đầu tiên thành phố xứ Hàn 'khoác áo Việt' trong Tuần lễ văn hóa

Lần đầu tiên thành phố xứ Hàn 'khoác áo Việt' trong Tuần lễ văn hóa

Ngày 20/6, Tuần lễ Văn hóa Việt Nam năm 2025 đã chính thức khai mạc tại thành phố Pyeongteck, cách thủ đô Seoul 70 km về phía Tây Nam.
Nhật Bản hủy họp cấp cao với Mỹ sau yêu cầu tăng chi tiêu quốc phòng hay lý do nào khác?

Nhật Bản hủy họp cấp cao với Mỹ sau yêu cầu tăng chi tiêu quốc phòng hay lý do nào khác?

Nhật Bản tuyên bố hủy đối thoại cấp cao với Mỹ sau yêu cầu tăng chi tiêu quốc phòng hay một lý do nào khác?
Thanh Hóa: Miền đất cộng hưởng những giá trị Vương triều

Thanh Hóa: Miền đất cộng hưởng những giá trị Vương triều

Được xem là 'cái nôi' di sản văn hóa dân tộc, Thanh Hoá rất giàu giá trị lịch sử và tính biểu tượng.
Một thế kỷ báo chí đồng hành cùng dân tộc

Một thế kỷ báo chí đồng hành cùng dân tộc

Một thế kỷ đồng hành cùng dân tộc, báo chí đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, trở thành “vũ khí sắc bén” trên mặt trận tư tưởng ...
Giá nông sản hôm nay 21/6/2025: Giá cà phê mất mốc 100.000 đồng, Giá tiêu 'tụt dốc'; dự án nông nghiệp có thể được vay 70% vốn, không thế chấp

Giá nông sản hôm nay 21/6/2025: Giá cà phê mất mốc 100.000 đồng, Giá tiêu 'tụt dốc'; dự án nông nghiệp có thể được vay 70% vốn, không thế chấp

Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật giá nông sản hôm nay 21/6/2025, giá cà phê, giá tiêu... giao dịch trên thị trường quốc tế và thị trường trong ...
Hạnh phúc của người làm báo cộng đồng

Hạnh phúc của người làm báo cộng đồng

Ở nhiều nước, có những người làm báo cộng đồng bằng tình thần tự nguyện gìn giữ dòng chảy thông tin, văn hóa và bản sắc Việt nơi xứ người.
Nhật Bản hủy họp cấp cao với Mỹ sau yêu cầu tăng chi tiêu quốc phòng hay lý do nào khác?

Nhật Bản hủy họp cấp cao với Mỹ sau yêu cầu tăng chi tiêu quốc phòng hay lý do nào khác?

Nhật Bản tuyên bố hủy đối thoại cấp cao với Mỹ sau yêu cầu tăng chi tiêu quốc phòng hay một lý do nào khác?
Xung đột Israel-Iran: Israel không kích kho tên lửa ở miền Trung Iran, Tehran triển khai đợt tấn công mới; EU nghi ngờ một điều

Xung đột Israel-Iran: Israel không kích kho tên lửa ở miền Trung Iran, Tehran triển khai đợt tấn công mới; EU nghi ngờ một điều

Cập nhật thông tin xung đột Israel-Iran: Israel không kích kho tên lửa ở miền Trung Iran, triển khai hệ thống trú ẩn di động toàn quốc; EU nghi ngờ một điều...
NATO: Mỹ tự miễn trách nhiệm với mục tiêu chi 5% GDP cho quốc phòng, các thành viên khác thì không

NATO: Mỹ tự miễn trách nhiệm với mục tiêu chi 5% GDP cho quốc phòng, các thành viên khác thì không

Tổng thống Donald Trump phản đối mục tiêu chi 5% GDP cho quốc phòng của NATO bởi “Mỹ đã chi quá nhiều, quá lâu!”...
Xung đột Israel-Iran sáng 21/6: Tổng thống Trump thừa nhận khó yêu cầu Israel ngừng tấn công, Nga nêu rõ quan điểm, Công dân Mỹ tháo chạy khỏi Iran

Xung đột Israel-Iran sáng 21/6: Tổng thống Trump thừa nhận khó yêu cầu Israel ngừng tấn công, Nga nêu rõ quan điểm, Công dân Mỹ tháo chạy khỏi Iran

Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật các diễn biến mới nhất xung quanh cuộc xung đột Israel-Iran: Israel tiếp tục hứng chịu đợt tấn công mới, phản ứng của Nga...
Tin thế giới 20/6: Thái Lan phản đối Campuchia vì rò rỉ điện đàm, Nga-Ukraine chốt đàm phán lần 3, Iran muốn 'chấm dứt vĩnh viễn' hành động của Israel

Tin thế giới 20/6: Thái Lan phản đối Campuchia vì rò rỉ điện đàm, Nga-Ukraine chốt đàm phán lần 3, Iran muốn 'chấm dứt vĩnh viễn' hành động của Israel

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Xung đột Israel-Iran tối 20/6: Israel tiếp tục không kích Iran, Tehran cảnh báo tấn công căn cứ Mỹ, loạt nước đóng cửa đại sứ quán, sơ tán công dân

Xung đột Israel-Iran tối 20/6: Israel tiếp tục không kích Iran, Tehran cảnh báo tấn công căn cứ Mỹ, loạt nước đóng cửa đại sứ quán, sơ tán công dân

Xung đột Israel-Iran tiếp tục 'nóng ran' trên cả thực địa lẫn những tuyên bố cứng rắn của cả hai bên khiến nhiều nước tiếp tục khẩn trương sơ tán công dân...
Trung Đông trước bước ngoặt hiểm nghèo

Trung Đông trước bước ngoặt hiểm nghèo

Xung đột Israel-Iran không chỉ gây chấn động khu vực mà còn tác động sâu rộng tới an ninh, kinh tế toàn cầu.
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-GCC-Trung Quốc: Chương mới trong hợp tác Nam-Nam toàn cầu

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-GCC-Trung Quốc: Chương mới trong hợp tác Nam-Nam toàn cầu

Hội nghị cấp cao ASEAN-GCC-Trung Quốc chứng minh rằng những khu vực đa dạng có thể tìm được tiếng nói chung để thúc đẩy thương mại công bằng.
Hội nghị thượng đỉnh G7: Vươn mình vượt thách thức

Hội nghị thượng đỉnh G7: Vươn mình vượt thách thức

Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Canada là cơ hội để nhóm tái khẳng định vai trò trong bối cảnh thế giới đứng trước hàng loạt thách thức.
Lắng nghe tiếng nói của đại dương

Lắng nghe tiếng nói của đại dương

Liệu Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần này có thể tạo nên đột phá cần thiết trong nỗ lực bảo vệ 70% diện tích của thế giới?
Bước ngoặt ở Mông Cổ

Bước ngoặt ở Mông Cổ

Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại Mông Cổ, một Thủ tướng đương chức bị bãi nhiệm theo hình thức bỏ phiếu tín nhiệm.
Mỹ dỡ bỏ trừng phạt Syria: Quyết định tranh cãi nhưng thực dụng

Mỹ dỡ bỏ trừng phạt Syria: Quyết định tranh cãi nhưng thực dụng

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent gần đây đã chính thức công bố quyết định dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Syria.
Bốn lớp phòng thủ của Israel

Bốn lớp phòng thủ của Israel

Hệ thống Vòm Sắt có lẽ quen thuộc với giới thạo tin về vũ khí, song, tấm 'áo giáp' phòng không của Israel không chỉ có hệ thống nổi tiếng này.
So sánh sức mạnh quân sự của hai đối thủ Israel và Iran

So sánh sức mạnh quân sự của hai đối thủ Israel và Iran

Tương quan lực lượng và sức mạnh quân sự của hai bên đang được đặt lên bàn cân để dự đoán đường hướng tiếp theo của cuộc xung đột Israel-Iran.
Cách Israel vô hiệu hóa mưa tên lửa đạn đạo Iran: Không chỉ có Vòm Sắt

Cách Israel vô hiệu hóa mưa tên lửa đạn đạo Iran: Không chỉ có Vòm Sắt

Xung đột Israe-Iran tiếp tục leo thang, các hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel vẫn chứng tỏ được năng lực vượt trội của mình.
Nơi tránh ‘bão’ của người nhập cư Mỹ

Nơi tránh ‘bão’ của người nhập cư Mỹ

Trong bối cảnh chính sách nhập cư ngày càng siết chặt, có những đô thị đã trở thành điểm tựa cho người nhập cư không có giấy tờ hợp pháp tại Mỹ...
Xung đột Nga-Ukraine làm lộ 'gót chân Achilles' của ngành công nghiệp vũ khí phương Tây

Xung đột Nga-Ukraine làm lộ 'gót chân Achilles' của ngành công nghiệp vũ khí phương Tây

Ukraine đang thúc giục phương Tây từ bỏ vũ khí đắt tiền, cao cấp chuyển sang vũ khí sản xuất hàng loạt giá rẻ để đối phó trong xung đột với Nga.
'Quái vật màu bạc' Tu-95 của Nga - Mục tiêu hàng đầu của Ukraine và nỗi ám ảnh của NATO

'Quái vật màu bạc' Tu-95 của Nga - Mục tiêu hàng đầu của Ukraine và nỗi ám ảnh của NATO

Việc Ukraine tấn công phá hủy nhiều máy bay ném bom chiến lược của Nga, gồm cả Tu-95, cho thấy nỗ lực tìm cách tiêu diệt thứ vũ khí NATO dè chừng.
Phiên bản di động