Tổng thống Philippines thăm Nhật Bản: Không chỉ là 'bước dạo đầu' cho những liên minh 'tầm cỡ'

Vy Anh
Chuyến thăm thành công ngoài mong đợi của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr tới Nhật Bản là bước tạo đà cho việc hướng tới một liên minh tam giác Mỹ-Nhật Bản-Philippines mạnh mẽ hơn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Philippines thăm Nhật Bản: Không chỉ là 'bước dạo đầu' cho những liên minh 'tầm cỡ'
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr đã có chuyến thăm Nhật Bản gặt hái nhiều thành công. (Nguồn: Japan Times)

Ngoại giao thương mại

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr đã trở về trong "niềm hân hoan" sau chuyến công du 5 ngày tới Nhật Bản (từ ngày 8-12/2) với “một chiếc túi đầy ắp" những thỏa thuận lớn về kinh tế và quốc phòng.

Đây là chuyến thăm nước ngoài thứ 9 của nhà lãnh đạo này chỉ trong hơn 8 tháng, sau các chuyến đi trước đó tới Mỹ và Trung Quốc và đây cũng là chuyến thăm gặt hái nhiều thành công nhất của ông.

Tại Tokyo, Tổng thống Philippines đã nhận được các cam kết đầu tư lên tới 13 tỷ USD và một khoản vay khác trị giá 3 tỷ USD, mà theo thông tin chính thức có thể giúp tạo ra tới 24.000 việc làm ở Philippines.

Hai bên đã thảo luận về tình trạng của một loạt các dự án cơ sở hạ tầng có vốn lớn của Nhật Bản, bao gồm Tuyến đường sắt Bắc-Nam và dự án mở rộng Tuyến đường sắt Bắc-Nam.

Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Philippines đã coi "ngoại giao thương mại" là chủ đề trọng tâm trong chính quyền khi đặt mục tiêu thúc đẩy phục hồi sau đại dịch giữa những lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và lạm phát gia tăng.

Tổng thống Marcos Jr tuyên bố khi trở lại Philippines sau chuyến thăm Tokyo: “Trở về nước, chúng tôi mang theo hơn 13 tỷ USD đóng góp cùng các cam kết mang lại lợi ích cho người dân Philippines và tạo ra khoảng 24.000 việc làm, đồng thời củng cố hơn nữa nền tảng môi trường kinh tế của chúng ta”.

Nhật Bản hiện cũng đang xây dựng hệ thống tàu điện ngầm đầu tiên cho quốc gia Đông Nam Á này, hứa hẹn sẽ cách mạng hóa hệ thống giao thông công cộng xuống cấp và hay tắc nghẽn của Manila. Nhật Bản còn đồng ý hỗ trợ toàn diện cho Philippines trong các lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế kỹ thuật số...

Là nguồn viện trợ phát triển và đầu tư cơ sở hạ tầng hàng đầu của Philippines, Nhật Bản hy vọng sẽ đưa quan hệ song phương với Philippines lên một tầm cao mới. Hiện Tokyo đang hoàn tất gói viện trợ quốc phòng chưa từng có tiền lệ cũng như Thỏa thuận Tiếp cận đối ứng với Lực lượng vũ trang Philippines (AFP).

Hai bên cũng cho thấy ý định mở rộng các cuộc tập trận quân sự chung, hướng tới một liên minh tam giác Mỹ-Nhật Bản-Philippines mạnh mẽ hơn, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị với Trung Quốc trong khu vực đang gia tăng.

Tin liên quan
Nhật Bản nêu điều kiện về việc triển khai tên lửa tầm trung của Mỹ Nhật Bản nêu điều kiện về việc triển khai tên lửa tầm trung của Mỹ

Nâng cao khả năng răn đe tích hợp

Có thể thấy, điều khiến chuyến đi của Tổng thống Marcos Jr trở nên đặc biệt quan trọng là bên cạnh kinh tế, chuyến đi này còn mở rộng tập trung vào vấn đề hợp tác quốc phòng, đặc biệt trong bối cảnh Nhật Bản đang bắt tay vào xây dựng hệ thống phòng thủ quy mô lớn của riêng mình và Philippines khôi phục hợp tác quân sự với đồng minh mà nước này có hiệp ước phòng thủ chung là Mỹ.

Trong chuyến công du của Tổng thống Marcos Jr, hai bên đã nhất trí sẽ thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại cấp cao như Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng (“2+2”) và Đối thoại Chiến lược cấp Thứ trưởng và Đối thoại Chính trị-quân sự (PM).

Tổng thống Philippines cũng hoan nghênh Chiến lược An ninh quốc gia (NSS) mới, Chiến lược Phòng thủ quốc gia (NDS) và Chương trình Xây dựng quốc phòng (DBP) của Nhật Bản, cùng nhau tạo điều kiện thuận lợi để quốc gia Đông Bắc Á này nổi lên là một chủ thể quan trọng về quốc phòng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Hai bên cũng thống nhất các điều khoản tham chiếu liên quan đến các hoạt động Hỗ trợ Nhân đạo và cứu trợ thiên tai (HADR) của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) tại Philippines, trong đó đơn giản hóa các hoạt động quân sự chung và hoạt động trao đổi giữa lực lượng vũ trang của hai nước.

Cuối cùng, Nhật Bản và Philippines hy vọng sẽ hoàn tất Thỏa thuận các Lực lượng Thăm viếng, qua đó cho phép hai bên tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung quy mô lớn hơn, bên cạnh các thỏa thuận quốc phòng Philippines-Mỹ và Philippines-Australia đã có từ trước.

Điều quan trọng là Nhật Bản cũng đã đồng ý cung cấp một gói viện trợ quốc phòng mới và các hình thức khác của các chương trình chuyển giao thiết bị quốc phòng.

Đặc biệt, hai bên đang xem xét việc chuyển giao các hệ thống radar giám sát trên không mới, tàu tuần tra dài 97 m do Nhật Bản sản xuất và các khí tài quân sự khác, vốn có thể giúp nâng cao khả năng an ninh hàng hải của Philippines trong tương quan với Trung Quốc.

Nhật Bản cũng sẽ hỗ trợ phát triển một căn cứ hậu cần của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines, vốn “có thể đóng vai trò là nơi đặt và lắp đặt hệ thống liên lạc vệ tinh trên các tàu tuần tra”.

Hiện nay, Philippines và Nhật Bản cũng đang xem xét một thỏa thuận an ninh ba bên với Mỹ như một phần của “chiến lược răn đe tích hợp” rộng lớn hơn để đối phó với các thách thức từ Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, Nhật Bản thường xuyên tham gia các cuộc tập trận chung lớn ở Philippines, bao gồm các cuộc tập trận quy mô lớn giữa Mỹ và Philippines là Balikatan, KAMANDAG và Sama-Sama cũng như cuộc tập trận Lumbas giữa Philippines và Australia.

Trong tương lai, hai bên cũng nhất trí thể chế hóa Hội nghị thượng đỉnh các lực lượng trên bộ Nhật Bản-Philippines-Mỹ và nhấn mạnh cam kết tăng cường trao đổi quốc phòng thông qua các cơ chế ba bên như Đàm phán Tham mưu ba bên Nhật Bản-Philippines-Mỹ và Đối thoại Chính sách quốc phòng ba bên Nhật Bản-Philippines-Mỹ, cũng như việc JSDF tham gia các cuộc tập trận chung Philippines-Mỹ.

Đề cập các cuộc thảo luận đang diễn ra về một thỏa thuận an ninh ba bên Philippines-Mỹ-Nhật, Tổng thống Marcos Jr nói: “Đó là điều mà chúng tôi chắc chắn sẽ nghiên cứu khi tôi trở lại Philippines. Tôi nghĩ đó chỉ là một phần của tiến trình tiếp tục củng cố các liên minh của chúng ta…”.

Quan hệ Mỹ-Philippines: Trở lại quỹ đạo đồng minh

Quan hệ Mỹ-Philippines: Trở lại quỹ đạo đồng minh

Những lời lẽ thân thiện cùng các cam kết được đưa ra nhân chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đến Philippines cho ...

Tổng thống Philippines công du Trung Quốc: Chuyến thăm ‘không thể trì hoãn’

Tổng thống Philippines công du Trung Quốc: Chuyến thăm ‘không thể trì hoãn’

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc từ ngày 3-5/1 bất chấp số ca nhiễm Covid-19 ...

Nhật Bản xem xét gói viện trợ gần 2 tỷ USD cho Philippines

Nhật Bản xem xét gói viện trợ gần 2 tỷ USD cho Philippines

Ngày 2/2, theo một nguồn tin chính phủ Nhật Bản, chính quyền nước này đang cân nhắc cung cấp khoản viện trợ thường niên trị ...

Tổng thống Philippines thăm Nhật Bản: Tối đa hóa tiềm năng

Tổng thống Philippines thăm Nhật Bản: Tối đa hóa tiềm năng

Hợp tác về thương mại và an ninh sẽ là điểm nhấn trong chuyến hành trình kéo dài 4 ngày của Tổng thống Philippines Ferdinand ...

Tổng thống Philippines thăm Nhật Bản: Chuyến đi mở đường cho việc siết chặt quan hệ an ninh

Tổng thống Philippines thăm Nhật Bản: Chuyến đi mở đường cho việc siết chặt quan hệ an ninh

Ngày 8/2, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr.s bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản, được cho sẽ mở đường cho quan hệ an ...

(theo Asia Times)

Đọc thêm

Mẫu đơn xin vào Đảng, cách ghi đơn xin vào Đảng mới nhất năm 2024

Mẫu đơn xin vào Đảng, cách ghi đơn xin vào Đảng mới nhất năm 2024

Xin cho tôi hỏi hiện nay mẫu đơn xin vào Đảng là mẫu nào? Có thể hướng dẫn cách ghi mẫu đơn xin vào Đảng không? - Độc giả Thùy ...
Xe điện mui trần MG Cyberster chốt giá bán tại Anh

Xe điện mui trần MG Cyberster chốt giá bán tại Anh

Hãng xe Trung Quốc vừa chốt giá bán mẫu xe điện mui trần MG Cyberster tại thị trường Anh, ngang ngửa so với giá siêu xe Porsche.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 5/5/2024, Lịch vạn niên ngày 5 tháng 5 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 5/5/2024, Lịch vạn niên ngày 5 tháng 5 năm 2024

Lịch âm 5/5. Lịch âm hôm nay 5/5/2024? Âm lịch hôm nay 5/5. Lịch vạn niên 5/5/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 5/5/2024: Tuổi Tý tiền bạc tiêu hao

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 5/5/2024: Tuổi Tý tiền bạc tiêu hao

Xem tử vi 5/5 - tử vi 12 con giáp hôm nay 5/5/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Nhận định, soi kèo Man City vs Wolves, 23h30 ngày 4/5 - Vòng 36 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo Man City vs Wolves, 23h30 ngày 4/5 - Vòng 36 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Man City vs Wolves tại vòng 36 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 23h30 ngày 4/5.
Ngày càng lo về quan hệ Nga-Triều Tiên, Mỹ cùng đồng minh sắp dùng đến thứ vũ khí này

Ngày càng lo về quan hệ Nga-Triều Tiên, Mỹ cùng đồng minh sắp dùng đến thứ vũ khí này

Mỹ sẽ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt những đối tượng hợp tác hòng thúc đẩy việc chuyển giao vũ khí và dầu tinh chế giữa Nga-Triều ...
Nhật Bản-Philippines nỗ lực đạt thỏa thuận quốc phòng vì... Trung Quốc

Nhật Bản-Philippines nỗ lực đạt thỏa thuận quốc phòng vì... Trung Quốc

Nhật Bản và Philippines nhất trí nỗ lực đạt thỏa thuận tiếp cận đối ứng nhằm tăng cường hợp tác an ninh.
Ngày càng lo về quan hệ Nga-Triều Tiên, Mỹ cùng đồng minh sắp dùng đến thứ vũ khí này

Ngày càng lo về quan hệ Nga-Triều Tiên, Mỹ cùng đồng minh sắp dùng đến thứ vũ khí này

Mỹ sẽ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt những đối tượng hợp tác hòng thúc đẩy việc chuyển giao vũ khí và dầu tinh chế giữa Nga-Triều Tiên.
Thụy Sỹ-Ukraine rần rần hướng tới hội nghị hòa bình, Nga tuyên bố sẵn sàng chấp nhận đề xuất 'nghiêm túc', cảnh báo cứng rắn về Crimea

Thụy Sỹ-Ukraine rần rần hướng tới hội nghị hòa bình, Nga tuyên bố sẵn sàng chấp nhận đề xuất 'nghiêm túc', cảnh báo cứng rắn về Crimea

Nga tuyên bố sẽ không tham dự hội nghị hòa bình về Ukraine được tổ chức tại Thụy Sỹ vào tháng 6 tới và kêu gọi các nước làm điều tương tự.
Mỹ-Saudi Arabia tập trận chung

Mỹ-Saudi Arabia tập trận chung

Cuộc tập trận chung Mỹ-Saudi Arabia có mục đích tăng cường khả năng xử l‎ý các mối đe dọa nguy hiểm hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân.
Xung đột ở Dải Gaza: Israel dùng Rafah để ra 'tối hậu thư' cho Hamas, LHQ cảnh báo thảm họa

Xung đột ở Dải Gaza: Israel dùng Rafah để ra 'tối hậu thư' cho Hamas, LHQ cảnh báo thảm họa

Israel cho Hamas một tuần để đồng ý về thỏa thuận giải quyết vấn đề con tin, nếu không sẽ tiến hành cuộc tấn công vào thành phố Rafah tại Gaza.
Tin thế giới 3/5: Tổng thống Nga sắp gặp Chủ tịch Trung Quốc, Hamas ra điều kiện ngừng bắn với Israel, Hàn Quốc bắn hạ vật thể bay trên biển Hoàng Hải

Tin thế giới 3/5: Tổng thống Nga sắp gặp Chủ tịch Trung Quốc, Hamas ra điều kiện ngừng bắn với Israel, Hàn Quốc bắn hạ vật thể bay trên biển Hoàng Hải

Đức khẳng định có bằng chứng Nga tấn công mạng, Nhật-Mỹ-Australia-Philippines cam kết duy trì trật tự dựa trên luật lệ, Pháp ủng hộ Philippines ở Biển Đông
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động