TIN LIÊN QUAN | |
Việt Nam là “chất xúc tác đặc biệt” đối với tiến trình đàm phán Mỹ - Triều | |
Truyền thông CH. Czech đánh giá cao Việt Nam trong vai trò tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều |
Tác giả dự báo, tại cuộc gặp lần này, Tổng thống Trump sẽ thảo luận với nhà Lãnh đạo Triều Tiên về việc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân để đổi lấy việc cộng đồng quốc tế gỡ bỏ bao vây cấm vận kinh tế đối với Bình Nhưỡng.
Theo tác giả bài báo, mặc dù phe hoài nghi vẫn coi cuộc gặp Thượng đỉnh là một "hành động không sáng suốt", thì chính những người từ trước tới nay chỉ trích mạnh mẽ chính sách đối ngoại của chính quyền Trump lại đề cập khả năng Tổng thống Trump có thể dễ dàng đạt được một thỏa thuận với nhà lãnh đạo Triều Tiên hơn là với Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi.
Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un tại Thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Singapore, tháng 6/2018. (Nguồn: AFP) |
Chí ít thì cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội cũng mang lại cơ hội để thay đổi vị thế chính trị của Tổng thống Trump sau thất bại của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ hồi tháng 11/2018. Nếu điều này trở thành sự thật thì cuộc gặp thượng đỉnh lần này cũng là một bước tiến hướng tới những thành quả đối ngoại lịch sử và sẽ trở thành yếu tố then chốt quyết định chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020.
Bài báo trích dẫn nhận định của Eric Edelman, cựu quan chức hàng đầu của Lầu Năm Góc dưới thời chính quyền Tổng thống George W. Bush cho rằng, nếu Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần này không mang lại kết quả tốt như mong đợi, cùng với thất bại trong các cuộc đàm phán với Hạ viện, phe Dân chủ sẽ cáo buộc ông Trump làm tổn hại đồng minh, bao bọc kẻ thù và thất bại khi thương lượng.
Tuy nhiên, nếu ông Trump có được những nhượng bộ thực sự từ nhà Lãnh đạo Kim Jong-un, ông sẽ có cơ sở để nói rằng, các biện pháp của ông ấy không chính thống, song mang lại hiệu quả.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 19/2, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết ông sẽ đề nghị Tổng thống Trump nêu vấn đề công dân Nhật Bản bị Bình Nhưỡng bắt cóc trong cuộc hội đàm với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới đây. Ông Abe lâu nay vẫn tìm cách giải quyết vấn đề rất nhạy cảm của các công dân Nhật Bản bị các đặc vụ Triều Tiên bắt cóc trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh để huấn luyện cho các gián điệp của Bình Nhưỡng và đây cũng là vấn đề có thể tác động tới cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản tháng 7 tới đây.
Cũng trong ngày 19/2, Tổng thống Trump và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã điện đàm để thảo luận về Thượng đỉnh Trump - Kim sắp tới. Ông Trump đã bày tỏ hy vọng cuộc gặp sắp tới sẽ đạt được những tiến triển tốt đẹp, khẳng định quan hệ liên minh Mỹ - Hàn đang vững mạnh hơn bao giờ hết. Ông Moon Jae-in cho rằng, những tiến triển trong việc thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên dưới chính quyền Trump là điều mà những người tiền nhiệm chưa thể làm được.
Đường phố Hà Nội trang hoàng trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, Thủ đô Hà ... |
Các quán bar Hà Nội bội thu với các loại đồ uống “thượng đỉnh" Mỹ - Triều Các quán bar ở Hà Nội đang "bội thu" nhờ Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ -Triều dù tuần sau sự kiện mới diễn ra, với ... |
Quan chức Mỹ hé lộ trình tự diễn biến của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Đài phát thanh KBS của Hàn Quốc dẫn lời một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ cho biết, hình thức Hội nghị thượng ... |