TP. Hồ Chí Minh sẽ không tổ chức tựu trường, khai giảng năm học mới do dịch Covid-19 phức tạp. |
Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh vừa trình UBND TP. Hồ Chí Minh về phương án và kế hoạch thời gian năm học 2021- 2022.
Hiện nay, theo thống kê của Sở GD&ĐT, TP. Hồ Chí Minh có 249 trường học được trưng dụng làm khu cách ly, 453 trường làm điểm tiêm vaccine có 1.960 giáo viên và 5.898 học sinh thuộc diện F0, F1.
Do thực hiện giãn cách trong phòng, chống dịch nên việc chuẩn bị cho năm học mới gặp nhiều khó khăn… Bên cạnh nhiều trường học được trưng dụng cho công tác phòng, chống dịch, nhiều công trình xây dựng, sửa chữa trường lớp bị tạm ngưng; nhiều cơ sở giáo dục ngoài công lập, nhất là mầm non, đã bị giải thể.
Công tác tuyển sinh đang được các địa phương, các cơ sở giáo dục của TP. Hồ Chí Minh thực hiện bằng hình thức trực tuyến, dự kiến kết thúc trong tháng 8/2021.
Cũng theo Sở GD&ĐT, năm học này các lớp 1, 2, 6 sẽ sử dụng sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Hiện nay đã hoàn tất việc lựa chọn và công khai danh mục sách nhưng công đoạn phân phối sách của các nhà xuất bản chưa hoàn thành.
Việc chuyển đổi sang hình thức dạy – học trên môi trường internet đã được giáo viên và học sinh thành phố thực hiện hiệu quả trong thời gian qua. Tuy nhiên, về chuyên môn, khoảng thời gian làm quen đầu năm học rất quan trọng, nhất là với các lớp đầu cấp, các lớp nhỏ (lớp 1, lớp 2 học sinh chưa đọc, viết thông thạo chưa có đủ kĩ năng tự học)...
Vì vậy, Sở GD&ĐT đề xuất TP. Hồ Chí Minh không tổ chức tựu trường, khai giảng, các trường sẽ bắt đầu tổ chức dạy học trên môi trường internet với thời điểm như sau:
Các trường THCS, THPT sẽ tổ chức hướng dẫn học sinh kỹ năng, phương pháp học trên internet từ ngày 1-5/9. Ngày 6/9 sẽ bắt đầu giảng dạy theo chương trình năm học mới.
Các trường tiểu học sẽ tổ chức hướng dẫn học sinh kỹ năng, phương pháp học trên internet từ ngày 8-19/9. Bắt đầu từ ngày 20/9 thực hiện giảng dạy theo chương trình năm học.
Các trường mầm non sẽ khai giảng chậm hơn, khi tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát, học sinh có thể đến trường.
Ngoài ra, trong tờ trình về kế hoạch thời gian năm học mới, Sở GD&ĐT cũng đề xuất 3 phương án tổ chức dạy và học căn cứ vào tình hình diễn biến dịch cho từng giai đoạn. Các trường có thể dạy trực tuyến từ 4 đến 6 tuần, hoặc từ 6 đến 10 tuần hoặc hết học kỳ 1.
Trong đó, lớp 1, lớp 2, các lớp đầu và cuối cấp sẽ được ưu tiên học trực tiếp (chia nhỏ lớp) trong trường hợp hết giãn cách theo Chỉ thị 16, các khối khác tiếp tục học trực tuyến đến khi ổn định trở lại.
| Có chứng chỉ thì dễ, dạy được môn tích hợp mới khó Giáo viên học để có chứng chỉ tích hợp thì dễ nhưng cái khó nằm ở chỗ, liệu người thầy có làm chủ được mọi ... |
| Nhà báo Ngô Bá Lục: Từng trượt đại học nhưng lăn lộn với cuộc sống, cuối cùng tôi vẫn... thành người Nhà báo Ngô Bá Lục chia sẻ, bản thân anh từng trượt đại học và sau này chỉ học bồi dưỡng, tại chức. Nhưng anh ... |