TP. Hồ Chí Minh sẽ mở cửa trường đón học sinh từ 6h30 nhưng lùi giờ vào lớp. Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnamnet) |
Đó là thông tin ông Hồ Tấn Minh - Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đưa ra tại họp báo định kỳ của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 và các vấn đề kinh tế, xã hội trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh chiều 27/10.
Ông Minh cho biết, trong thời gian tới, các trường học trên địa bàn thành phố sẽ bắt đầu thay đổi giờ vào lớp.
Theo ông Minh, trước đây Sở đã có quy định khung giờ vào học cho các cấp học, tuy nhiên giờ giấc cụ thể do các trường chủ động quyết định. Trước phản ánh của phụ huynh, học sinh trong thời gian qua về việc nhiều trường tổ chức học quá sớm, Sở đã rà soát và có điều chỉnh.
Ông Minh cho biết: "TP. Hồ Chí Minh đã có dự thảo liên quan việc thực hiện chênh lệch giờ, không chỉ riêng ngành GD&ĐT mà của tất cả sở ban ngành. Thời điểm đó do chương trình cấp tiểu học chỉ học một buổi nên bắt đầu từ 7h, đối với cấp THCS là 7h30 và cấp THPT là 7h. Nhưng thực tế, do tình trạng giao thông, cơ sở vật chất, áp lực về sĩ số lớp nên một số trường chưa thực hiện theo đúng theo yêu cầu và cho học sinh đi học quá sớm".
Theo ông Minh, thời gian tới các trường sẽ bắt đầu thay đổi giờ vào lớp. Các cấp tiểu học, mầm non sẽ bắt đầu tiết học đầu tiên sớm nhất là 7h30, cấp THCS bắt đầu sớm nhất là 7h15 và cấp THPT bắt đầu sớm nhất là 7h. Tuỳ thuộc vào vị trí, tình trạng giao thông mà các trường sẽ có sự sắp xếp, bố trí hợp lý nhưng phải đảm bảo mở cửa đón học sinh từ 6h30. Đối với các cung đường có nhiều trường học, địa phương phải bố trí để không bị ùn tắc giao thông.
“Rất nhiều phụ huynh cần đưa con đến trường sớm do phải đi làm sớm nên chúng tôi đã xây dựng kế hoạch mở cửa trường vào 6h30. Còn giờ bắt đầu vào học phải đảm bảo theo hướng dẫn của Sở”, ông Hồ Tấn Minh nói.
Ông Minh cho hay, các trường, các cấp học và khối học khác nhau phải bố trí giờ ra về không cùng lúc để đảm bảo phụ huynh có thể đón con. Đồng thời, Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh cho phép các trường tự bố trí lịch dạy học và hoạt động để vừa đảm bảo sức khỏe, vừa đảm bảo hoạt động học tập của học sinh.
| Đại biểu Quốc hội: Mức sống tối thiểu không chỉ là 'ngày 3 bữa cơm...' Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị, ưu tiên quan tâm đến hai ngành y tế, giáo dục và những người hưởng lương hưu hay ... |
| Là người tâm huyết với các vấn đề an sinh xã hội, TS. Lưu Bình Nhưỡng (Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội, nguyên ... |
| Bộ trưởng GD&ĐT: Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, chính sách quan trọng là tăng lương Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, theo Bộ trưởng GD&ĐT, một trong những chính sách quan trọng còn là tăng lương. Đây là ... |
| Đại biểu Quốc hội: '16.000 giáo viên nghỉ việc là hiện tượng không bình thường' Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng, 16.000 giáo viên nghỉ việc là hiện tượng không bình thường... |
| GS. NGND Nguyễn Lân Dũng cho rằng, việc hợp tác với các đại học có uy tín ở nước ngoài là một biện pháp khả ... |