Nhỏ Bình thường Lớn

Trách nhiệm chung trong một châu Á cởi mở

Diễn ra tại Tokyo (Nhật Bản) từ ngày 11-12/6, Hội nghị quốc tế về Tương lai châu Á lần thứ 24 đã tập trung vào các vấn đề như toàn cầu hoá, phát triển cơ sở hạ tầng, thay đổi trong trật tự thế giới…, trong đó nổi lên là vấn đề xung đột thương mại toàn cầu.
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20180614141411 Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tiếp xúc song phương bên lề Hội nghị Tương lai châu Á
tin nhap 20180614141411 Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chào xã giao Thủ tướng Shinzo Abe

Tham dự Hội nghị Tương lai châu Á, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã có bài phát biểu tích cực, đóng góp cho chủ đề của Hội nghị, đó là “Duy trì châu Á cởi mở - Phương thức bảo đảm thịnh vượng và ổn định”.

Nhân tố then chốt để châu Á phát triển

Với sự tham dự của khoảng 500 đại biểu, gồm lãnh đạo cấp cao các nước châu Á, giới học giả cùng đại diện các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản và quốc tế. Tại đây, các đại biểu đã thảo luận sâu về quan hệ giữa các nước lớn; những căng thẳng thương mại; triển vọng và ý nghĩa của các hiệp định thương mại thế hệ mới như CPTPP, RCEP; tình hình bán đảo Triều Tiên và cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều; nhu cầu và công cụ tài chính phục vụ phát triển hạ tầng cơ sở tại châu Á. Trong đó, xung đột thương mại toàn cầu trở thành chủ đề nóng khi nhiều quốc gia châu Á bày tỏ quan ngại về nguy cơ xung đột thương mại toàn cầu và những hệ lụy đối với tăng trưởng kinh tế. Chủ nghĩa bảo hộ có thể khiến tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại và làm tăng căng thẳng trong mối quan hệ giữa các quốc gia.

tin nhap 20180614141411
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình phát biểu tại Hội nghị Tương lai châu Á. (Ảnh: Lê Sơn)

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nêu bật vai trò của sự cởi mở, tinh thần hợp tác là nhân tố then chốt giúp châu Á vượt qua khủng hoảng tài chính thế giới và là động lực tăng trưởng kinh tế của châu Á. Trên cơ sở nhận định những thách thức lớn mà châu Á đang phải đối mặt, Phó Thủ tướng đã đề xuất 5 nhóm giải pháp chính giúp châu Á duy trì đà tăng trưởng trong điều kiện mới.

Thứ nhất, các quốc gia dù lớn hay nhỏ đều cần tuân thủ luật pháp quốc tế nói chung và nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); Thứ hai, đẩy mạnh mở cửa và hội nhập kinh tế toàn diện để bảo đảm hài hòa lợi ích của tất cả các bên tham gia, phục vụ mục tiêu chung về phát triển bền vững và bao trùm; Thứ ba, đẩy mạnh mở cửa của nền kinh tế cho phù hợp với tốc độ và trình độ phát triển của mỗi quốc gia vì lợi ích riêng của từng quốc gia và lợi ích chung của cả khu vực; Thứ tư, để bắt kịp các xu thế mới và duy trì tăng trưởng bền vững, dài lâu, cần có tư duy mới về phát triển lấy sự cân bằng, hài hòa cởi mở, hợp tác làm cơ sở, lấy con người là yếu tố trung tâm và sáng tạo là động lực của phát triển; Và cuối cùng, các quốc gia cần tăng cường xây dựng lòng tin để bảo đảm môi trường an ninh, chính trị hòa bình, ổn định cho phát triển.

tin nhap 20180614141411
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình hội kiến Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Date Chuichi nhân dịp tham dự Hội nghị Tương lai châu Á tại Nhật Bản.

“Xương sống” của thương mại đa phương

Nhân chuyến tham dự Hội nghị Tương lai châu Á tại Nhật Bản, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đã có các cuộc tiếp xúc song phương với Thủ tướng Lào Thoungloun Sisoulith, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad, Phó Thủ tướng Singapore Tiêu Chí Hiền, Hội đàm với Phó Tổng thống Indonesia Jusuf Kalla…

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đồng thời khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam với thương mại tự do, nhấn mạnh đến vai trò tích cực của thương mại trong việc giúp châu Á vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và trở thành động lực chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu. “Sự hình thành của hệ thống thương mại đa phương hoạt động trên cơ sở luật lệ thay vì sức mạnh là một thành quả to lớn của nhân loại. Là khu vực đi đầu về hội nhập và liên kết kinh tế quốc tế với trên 150 Hiệp định thương mại tự do, chiếm 58% của thế giới, châu Á cần có tiếng nói chung mạnh mẽ hơn nữa ủng hộ hệ thống thương mại đa phương tự do, rộng mở và dựa trên luật lệ” – Phó Thủ tướng nói.

Trong bài phát biểu của mình, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng chia sẻ với hội nghị về những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong hơn 30 năm đổi mới; nhấn mạnh niềm tin, sự hứng khởi và tinh thần đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp lan tỏa trong xã hội là động lực để Việt Nam tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đổi mới, hội nhập.

Phó Thủ tướng cũng khẳng định để duy trì đà phát triển và thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến 2020, Việt Nam đang nỗ lực triển khai đồng bộ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và đổi mới. Theo đó, ba nội dung chủ yếu là: Xây dựng một Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động và phục vụ với nền tảng là sự cởi mở, minh bạch và trong sạch; Xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh; Tiếp tục chủ động đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Theo Phó Thủ tướng, triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang mở ra nhiều cơ hội hợp tác cho các doanh nghiệp quốc tế nói chung và doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng.

tin nhap 20180614141411
Phó Thủ tướng Thường trực tiếp xúc lãnh đạo các nước dự Hội nghị Tương lai châu Á

Nhân chuyến tham dự Hội nghị Tương lai châu Á tại Nhật Bản, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đã có ...

tin nhap 20180614141411
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo

Nhân chuyến tham dự Hội nghị Tương lai châu Á và thăm chính thức Nhật Bản, chiều tối ngày 10/6, Phó Thủ tướng Thường trực Chính ...

tin nhap 20180614141411
Châu Á phải là nơi được lắng nghe về “giấc mơ” của mọi quốc gia thời toàn cầu hóa

Chúng ta vẫn thường nghe về "Giấc mơ Mỹ" hay “Giấc mộng Trung Hoa”, nhưng dường như trên phương diện truyền thông, các giấc mơ ...

Minh Trí (tổng hợp)