Trải nghiệm tương đồng trong lễ hội Việt - Nhật

Lễ hội Hoa Lư (Việt Nam), Lễ hội Gion (Nhật Bản) chứa đựng bên trong nó những khát vọng, ước muốn mang tính tâm linh và trần tục của cộng đồng dân cư hai nước trong từng hoàn cảnh cụ thể, đồng thời là “sự biểu dương sức mạnh của cộng đồng”- sức mạnh của những giá trị mang đậm tính nhân văn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
trai nghiem tuong dong trong le hoi viet nhat Trưng bày 12.000 cành hoa anh đào tại Tượng đài Lý Thái Tổ
trai nghiem tuong dong trong le hoi viet nhat Nhật Bản hỗ trợ trùng tu di tích Cố đô Huế

Ngày nay, trong xã hội hiện đại, cư dân sống trong các cộng đồng tại một số quốc gia Đông Á ngày càng có nhiều cơ hội thể hiện bản sắc cá nhân, nhưng không vì thế mối liên kết cộng đồng bị phá vỡ. Vậy, điều gì gắn kết nhu cầu khẳng định bản sắc cá nhân với khát vọng thể hiện sức mạnh của cộng đồng, dân tộc tại những quốc gia Đông Á - nơi mà sự chia sẻ lợi ích, cố kết niềm tin, tín ngưỡng trong cộng đồng luôn được tôn vinh?

trai nghiem tuong dong trong le hoi viet nhat
Nghi lễ Rước trong Lễ hội Hoa Lư.

Chúng tôi đã tìm thấy một phần lời giải đáp từ những lần tham dự sâu vào một số lễ hội đô thị truyền thống tại Việt Nam và Nhật Bản. Đặc biệt, việc khám phá về sự tương đồng văn hóa giữa Lễ hội Hoa Lư (Việt Nam) và Lễ hội Gion (Nhật Bản) đã mang đến cho chúng tôi những trải nghiệm thú vị và sâu sắc. Nhờ đó, chúng tôi nhận ra, sự chia sẻ niềm tin, tín ngưỡng, lợi ích chung của cộng đồng được thể hiện trong các lễ hội tại hai nước không chỉ đem lại những giá trị tích cực cho mỗi cá nhân, hay niềm tự hào của người dân mỗi nước mà quan trọng hơn, đó còn là mối liên kết góp phần thúc đẩy hợp tác hữu nghị giữa  Việt Nam và Nhật Bản.

Tín ngưỡng thờ

Tại Lễ hội Hoa Lư, tín ngưỡng thờ được thể hiện ở nghi lễ Rước. Đây được coi là màn trình diễn ngoạn mục thể hiện sự nghênh tiếp Đức Vua và phô diễn sức mạnh cộng đồng. Nghi lễ Rước Đức Vua được tiến hành trang nghiêm, thành kính, linh thiêng. Các hoạt động sôi động trong lễ Rước với các nghi trượng như cờ, kiệu, lễ vật dâng cúng, chiêng, trống, lọng và dàn nhạc bát âm thu hút sự tham gia của đông đảo cộng đồng. Trong lễ Rước, sức mạnh cộng đồng như được nhân lên gấp bội bởi người dân thấy ở đó chỗ dựa tinh thần để hướng về tổ tông, quê hương, thế giới tâm linh và về với thiên nhiên.

Ở Lễ hội Gion là tín ngưỡng thờ Linh hồn và Dịch thần, xuất hiện từ thời cổ đại, khoảng thế kỷ thứ VIII ở Heian (sau này là Kyoto). Theo tập tục, người dân cố đô cùng nhau thờ cúng và dâng lễ lên các vị thần vào Lễ hội Gion trong suốt hàng ngàn năm lịch sử. Chính niềm tin tôn giáo, sự tin tưởng vào cùng một thế lực siêu nhiên đã đem lại cho người dân nơi đây cảm giác gắn bó, nương tựa vào nhau để sống. Sự tự nguyện tham gia trong không khí vừa vui vẻ, trang nghiêm, vừa trần tục và linh thiêng của cư dân đã chứng tỏ sự gắn kết của cư dân trong cộng đồng đối với nhân vật lịch sử,  nhưng lại mang đậm tính truyền thuyết.

Nhu cầu gắn kết sức mạnh cá nhân

Những điểm tương đồng trong lịch sử đã cho thấy, trong xã hội Việt Nam và Nhật Bản truyền thống có ba kiểu người tương ứng với hai ngành nghề khác nhau là nông dân với nghề trồng lúa nước, ngư dân với nghề đánh bắt thủy hải sản và thị dân. Ba đối tượng này đã tạo thành các cộng đồng tương ứng có sự cộng cư lâu dài, hình thành những lợi ích của các nhóm dân cư cùng cư trú và điều này thể hiện rõ nhất trong lễ hội truyền thống.

Ở Lễ hội Hoa Lư, vào đầu tháng Tư dương lịch hàng năm, cư dân Trường Yên tạm gác công việc hàng ngày và chia theo các nhóm, hội khác nhau dưới sự quản lý của chính quyền địa phương để tập trung cao độ vào việc chuẩn bị đồ lễ, công việc tế lễ, lễ rước nước (phần lễ) và hội tiết tập trận cờ lau (phần hội), xếp chữ Thái Bình, tế nữ quan… Hội phụ lão chuẩn bị cho việc hành lễ và tế lễ, đọc Cửu khúc tại đền thờ Vua Đinh. Hội phụ nữ tập dượt màn dâng rượu và tế nữ quan. Hội nông dân, thương binh, đoàn thanh niên phụ trách đội nhạc, kèn truyền thống và màn múa lân. Các cháu thiếu niên được lựa chọn đúng với tuổi của Vua Đinh thời đó (13 tuổi) tập trận cờ lau trình diễn trong ngày hội…

 Còn tại Nhật Bản, cứ đến mùa Lễ hội Gion (tháng 7 dương lịch), những cư dân phố cổ Yama-Boko lại gắn kết với nhau trong một tổ chức có tên là “Hội phố” được điều hành bởi Hội phố trưởng do họ tự bầu ra. Các phố Yama-Boko liên kết với nhau thành “Hội liên hiệp các phố Yama-Boko lễ hội Gion” cùng bàn bạc cách thức tổ chức lễ hội, phân bổ nguồn kinh phí do họ tự đóng góp, phân công thứ tự rước kiệu trong lễ tuần hành. Họ dành cả tháng Bảy chuẩn bị các lễ hội nhỏ và lễ hội chính là Lễ tuần hành kiệu Yama và Hoko vào ngày 17/7. 32 cỗ kiệu (gồm 23 cỗ kiệu Yama và chín cỗ kiệu Hoko) được 32 phố cổ lưu giữ, bảo tồn, trang hoàng lộng lẫy để tỏa sáng ở lễ tuần hành. Mỗi phố trở thành một cộng đồng nhỏ - dồn sức cho cỗ kiệu với niềm tin tôn giáo, niềm tự hào về nghề truyền thống được trao truyền qua nhiều thế hệ.

trai nghiem tuong dong trong le hoi viet nhat
Lễ hội Gion (Nhật Bản).

Cùng sáng tạo và hưởng thụ văn hóa

Lễ hội truyền thống luôn gắn với niềm tin tín ngưỡng - vốn có nguồn gốc từ phương thức sinh sống của cộng đồng cư dân. Bên cạnh đó, sự gắn kết trong các sinh hoạt văn hóa cộng đồng, niềm tự hào vì được chan hòa trong không khí vừa thiêng liêng vừa hứng khởi đã giúp các cư dân cùng được hưởng thụ các giá trị văn hóa và tâm linh. Khi đó, cách biệt xã hội giữa các cá nhân ngày thường dường như được xóa nhòa, con người cùng sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hóa của mình. Đây chính là đặc trưng chung, cơ bản dễ nhận thấy nhất ở Lễ hội Hoa Lư và Lễ hội Gion.

Ở Lễ hội Hoa Lư, chúng tôi ghi nhận sự tự nguyện tham gia, tái hiện các nghi lễ mang đậm tính tín ngưỡng nhằm mong muốn thỏa mãn phần nào nhu cầu giao tiếp với “nhân vật thờ” (Đức Vua Đinh, Lê) của người dân địa phương và mong muốn trở về với văn hóa dân tộc, ngưỡng vọng “nhân vật thờ” siêu việt, cao cả, cùng tận hưởng giây phút thiêng liêng, được phô bày bản thân qua các cuộc thi tài, hình thức trình diễn nghệ thuật, nhất là được sống với tinh thần cộng đồng khác hẳn ngày thường của du khách tham quan.

Ở Lễ hội Gion, 32 cỗ kiệu tượng trưng cho 32 vị thần được thờ phụng như Aratenjin-yama thờ Thần Mưa, Yamabushi-yama thờ phái Sugendo, Taishi-yama thờ Thánh Đức Thái tử, Tsuki-hoko thờ Thần Mặt trăng, Kiku-hoko thờ Tiên nhân, Bành tổ, Hachiman-yama theo tín ngưỡng Bát phàm, Uchide-yama rước Thần công Hoàng hậu … cho thấy mỗi cộng đồng dân cư ở Kyoto từ lâu đã chọn cho mình vị thần mà họ tin tưởng sẽ đem lại may mắn, hạnh phúc, bình an..., và cứ thế, họ thuộc về những cộng đồng tín ngưỡng riêng như vậy.

Thu hút các nguồn lực tài chính

Chi phí tổ chức Lễ hội Hoa Lư không chỉ dựa vào ngân sách của chính quyền các cấp mà phần nhiều dựa vào sự đóng góp tự nguyện của người dân cố đô Hoa Lư và các doanh nghiệp gắn bó mật thiết với vùng đất này. Ban Khánh tiết - những người tổ chức, quản lý lễ hội và các mạnh thường quân có vai trò quan trọng trong việc huy động tài chính, tổ chức, quản lý lễ hội diễn ra tốt đẹp. Nếu trong cuộc sống thường nhật các cư dân địa phương không tránh khỏi có những cạnh tranh ở mức độ khác nhau trong công việc làm ăn, việc này không tồn tại ở cố đô Hoa Lư vào lễ hội. Người dân đều cảm thấy vinh dự, tự hào khi được cống hiến sức người, sức của cho lễ hội.

Đối với Lễ hội Gion, theo kết quả phỏng vấn của chúng tôi, chi phí tổ chức Lễ hội dựa hoàn toàn vào sự đóng góp tự nguyện của những người dân nơi đây. Gần đây, một số phố do có sự giảm dân số sinh sống tại địa phương, đã tiến hành pháp nhân hóa tổ chức của họ, đồng thời đăng ký quyền sở hữu cỗ kiệu Yama hoặc Hoko do khu phố họ chịu trách nhiệm bảo tồn, sau đó kêu gọi sự đóng góp từ các công ty trên địa bàn. Có thể nói, sự tự nguyện, tự chủ của người dân các phố Yama - Boko đóng vai trò quan trọng nhất trong việc duy trì và tổ chức Lễ hội Gion cho đến ngày nay.

Theo bề dày lịch sử, Lễ hội Hoa Lư (Việt Nam), Lễ hội Gion (Nhật Bản) chứa đựng bên trong nó những khát vọng, ước muốn mang tính tâm linh và trần tục của cộng đồng dân cư hai nước trong từng hoàn cảnh cụ thể, đồng thời còn là “sự biểu dương sức mạnh của cộng đồng”- sức mạnh của những giá trị mang đậm tính nhân văn. Nét tương đồng văn hóa giữa hai lễ hội không chỉ mang đến cho chúng ta trải nghiệm sâu sắc về sức lan tỏa của những giá trị đẹp đẽ đang tiếp tục truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, mà còn cho thấy rõ hơn mối liên kết văn hóa đang góp phần thắt chặt hơn tình hữu nghị gắn bó giữa hai dân tộc.        

Nhóm tác giả(*)

(*) TS. Ngô Hương Lan (Viện Nghiên cứu văn hóa quốc tế Nhật Bản);

TS. Nguyễn Thị Thu Phương (Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam);

ThS. Phùng Diệu Anh (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam).

trai nghiem tuong dong trong le hoi viet nhat “Welcome East”: Hòa âm Việt Nam - Nhật Bản

Vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra chương trình hòa nhạc cổ điển “Welcome East”, với sự tham gia biểu diễn của các nghệ ...

trai nghiem tuong dong trong le hoi viet nhat Đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam-Nhật Bản

Sáng 6/6, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản Tô Huy Rứa đã tiếp ông Tsutomu Takebe, Cố ...

trai nghiem tuong dong trong le hoi viet nhat Việt – Nhật hợp tác làm phim “Hòa cùng làn gió Việt”

Bộ phim truyện điện ảnh hợp tác xã hội hoá giữa Việt Nam - Nhật Bản đã chính thức ra mắt tại Trung tâm Chiếu ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12 ghi nhận động lực tăng giá cho đồng USD từ dự báo cắt giảm lãi suất chậm hơn.
Kết quả bóng đá hôm nay 23/12 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 23/12 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 23/12. KQBĐ hôm nay của Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/12 và sáng 24/12: Lịch thi đấu Serie A - Fiorentina vs Udinese; VĐQG Bồ Đào Nha - Benfica vs Estoril

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/12 và sáng 24/12: Lịch thi đấu Serie A - Fiorentina vs Udinese; VĐQG Bồ Đào Nha - Benfica vs Estoril

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/12 và sáng 24/12: Lịch thi đấu Serie A - Fiorentina vs Udinese; VĐQG Bồ Đào Nha - Inter vs Como 1907...
Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Nền công nghiệp quốc phòng Nga đang phát triển mạnh mẽ với việc chế tạo ra các loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm, như tên lửa đạn đạo hay ...
Giải pháp đột phá cho ngành du lịch trong thời đại số

Giải pháp đột phá cho ngành du lịch trong thời đại số

Khi công nghệ đóng vai trò trung tâm trong cuộc sống, việc ra mắt mạng xã hội Xintel mang lại sự tiện lợi trong trải nghiệm du lịch văn hóa ...
Ảnh ấn tượng: Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Ảnh ấn tượng: Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Nga khẳng định điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia đặt mục tiêu đạt 1,08 tỷ lượt khách du lịch nội địa năm 2025, thấp hơn so với mục tiêu năm 2023 và 2024.
Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò, nơi từng giam giữ các chiến sĩ cách mạng giờ đây truyền cảm hứng sâu sắc về giá trị của tự do và hòa bình.
Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Trong danh sách 10 điểm đến du lịch được tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2024, châu Âu chiếm phần lớn với 6 đại diện, châu Phi 3 địa điểm.
Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Nổi tiếng là ‘khu chợ OCD’ nhất Việt Nam, những quầy hàng ở chợ ‘chổm hổm’ (Hậu Giang) được bố trí đều tăm tắp với màu sắc rực rỡ từ các loại nông sản.
Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

TP. Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Đà Nẵng, Hà Nội và Nha Trang là 5 điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế trong dịp Tết Dương lịch 2025.
Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự ví cuốn sách của mình như một tập cẩm nang khi muốn tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến TP. Hồ Chí Minh...
Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Cuốn sách 'Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân' được viết rõ ràng, khoa học, khúc chiết, giản dị và xúc động, không chỉ phù hợp với độc giả trẻ.
Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Xuất phát từ vùng quê dân dã, qua công đoạn chế biến cầu kỳ, cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam) có hương vị đặc trưng, thơm mà không tanh, ngậy mà không béo.
Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Hai bộ phim của Nhật Bản là ‘Đi karaoke đi’ và ‘Haikyuu!! Trận chiến bãi phế liệu’ được khán giả đón nhận nhiệt tình khi chiếu tại Việt Nam.
Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia, đêm Giáng sinh truyền thống của người Ba Lan, không chỉ là một bữa tiệc gia đình mà còn là biểu tượng văn hóa nhiều ý nghĩa.
Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.
Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long đã đóng góp vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang lại dấu ấn mới...
Phiên bản di động