Trải nghiệm văn hóa truyền thống đặc biệt của Nhật Bản

Văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc, kết hợp hài hòa cái mới và cái cũ tạo nên nét đặc trưng riêng biệt mà mỗi khi nhắc đến Nhật Bản, người ta sẽ nghĩ ngay đến Kimono - quốc phục của xứ Phù Tang hay nghệ thuật là Trà đạo của người Nhật. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
trai nghiem van hoa truyen thong dac biet cua nhat ban Giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Hà Nội
trai nghiem van hoa truyen thong dac biet cua nhat ban Trao giải cho các luận văn nghiên cứu văn học Nhật Bản
trai nghiem van hoa truyen thong dac biet cua nhat ban Đêm hòa nhạc hữu nghị Việt - Nhật 2014

Kimono - quốc phục độc đáo của người Nhật

Mỗi đất nước, mỗi dân tộc lại có một trang phục truyền thống riêng. Nếu nhắc đến áo dài, thế giới nghĩ về hình ảnh đằm thắm và thướt tha của người phụ nữ Việt Nam. Khi nói đến Kimono, mỗi chúng ta sẽ không thể không nghĩ về xứ Phù Tang với hình ảnh người phụ nữ Nhật Bản đẹp, kiêu sa dưới những cánh hoa anh đào mỏng manh.

Với bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc và độc đáo của dân tộc, người dân Nhật Bản biết cách gìn giữ, dung hòa và phát huy những nét đẹp truyền thống trong sự phát triển chung ấy, đặc biệt là hình ảnh về bộ quốc phục Kimono. Có lẽ vì thế, chiếc Kimono của Nhật Bản thực sự đã tạo nên một câu chuyện thú vị bởi kiểu dáng độc đáo, cách mặc và quá trình để làm nên một bộ Kimono khá cầu kỳ.

trai nghiem van hoa truyen thong dac biet cua nhat ban
Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước đến Nhật Bản cùng Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Phu nhân Nguyễn Thị Hiền đã có trải nghiệm cùng những người dân Nhật Bản: mặc áo Kimono - quốc phục của Nhật Bản để thấy những nét tương đồng giữa hai nền văn hóa Á Đông, tạo nên sự gắn kết hai nước như mối quan hệ hữu nghị và truyền thống 45 năm qua giữa Việt Nam - Nhật Bản . 

Mỗi bộ Kimono đều được làm thủ công và mang tính đơn chiếc. Đó là một tác phẩm nghệ thuật công phu, tỉ mẩn từ khâu chọn vải, kết hợp màu sắc, trang trí hoa văn và lựa chọn các phụ kiện đi cùng. Thiết kế của bộ Kimono vô cùng đặc biệt và độc đáo với 8 mảnh ghép với nhau và cho phép điều chỉnh kích thước phù hợp với người mặc. Chính vì vậy, đôi khi một bộ Kimono sẽ gắn bó với chủ nhân của nó suốt cả cuộc đời.

Du nhập vào Nhật Bản vào khoảng đầu thế kỷ thứ 7, thời đại trị vì của vua Heian dưới dạng những bộ đồ lót, nhưng phải đến khi người Nhật chắt lọc được những tinh túy, sáng tạo nó thành một kiểu riêng, đẹp và cầu kỳ hơn rất nhiều thì Kimono mới chính thức được đón nhận và phát triển nhanh chóng trở thành trang phục truyền thống của người Nhật.

Trải qua nhiều thời kì hình thành và phát triển với hình ảnh ban đầu là cánh tay áo xẻ, chạm dài tới đất, thân áo nhiều lớp màu sắc khác nhau được phối hợp một cách tinh tế và thường chỉ xuất hiện trong các dịp lễ long trọng của giới thượng lưu. Nhưng vào thời kỳ Kamamura (1192 - 1333) và Muromachi (1338 - 1573), Kimono trở thành trang phục thường ngày và ngày càng phổ biến trong thời đời sống thường ngày của người dân Nhật Bản cho cả nam và nữ giới. Đến thời Edo (1603 - 1868), chiếc thắt lưng Obi ra đời, Kimono đã có những thay đổi lớn gọn gàng hơn, thẩm mỹ cao hơn và tôn thêm dáng vẻ của bộ trang phục cũng như những người mặc nó.

Xưa kia, cả đàn ông và phụ nữ đều sử dụng Kimono như trang phục hàng ngày. Nhưng ngày nay, thường chỉ có phụ nữ Nhật mặc Kimono như nghi phục chính thức, còn hình ảnh người đàn ông Nhật Bản mặc Kimono thường chỉ thấy trong các đám cưới hoặc các dịp lễ truyền thống khác.

Có lẽ, chính vì những sự hình thành và phát triển đó, Kimono trở thành trang phục truyền thống đặc biệt của người Nhật và bởi lịch sử đất nước, lịch sử mỗi dòng họ cũng có thể đọc được qua chiếc huy hiệu gia tộc thêu trên mỗi chiếc áo Kimono, giúp nó thêm lý do để trở thành một báu vật gia truyền.

Nghệ thuật trà đạo gắn liền cùng Kimono truyền thống

Nổi tiếng với những truyền thống nghệ thuật lâu đời, nghệ thuật trà đạo Nhật Bản được biết đến như “chiếc hộp văn hóa truyền thống của Nhật Bản” bởi sự xuất hiện của gốm sứ, tranh khảm, tre trúc trong trà cụ, nghệ thuật ẩm thực trong những chiếc bánh Wagashi được dùng khi uống trà và cả những giá trị văn hóa trong không gian trà thất. Đặc biệt, chiếc Kimono truyền thống trong mỗi tiệc trà đã tạo nên một nét văn hóa rất riêng cho nghệ thuật trà đạo Nhật Bản.

trai nghiem van hoa truyen thong dac biet cua nhat ban
Sự tương đồng trong văn hóa Việt Nam - Nhật Bản đã được thể hiện đặc sắc khi Phu nhân Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Thị Hiền mặc chiếc áo dài truyền thống của Việt Nam và dự buổi trà đạo cùng với các nghệ nhân trà đạo Nhật Bản. Sự kết hợp giữa chiếc áo dài Việt Nam với nghệ thuật trà đạo Nhật Bản đã tạo nên sự kết nối truyền thống giữa văn hóa Việt - Nhật, giống như mối quan hệ dài lâu giữa hai nước. 

Trà đạo được biết đến là một thú tiêu khiển thẩm mỹ độc đáo của Nhật Bản. Khoảng năm 1214, Matcha xuất hiện lần đầu tiên khi nhà sư Yousai mang văn hóa bột trà đang thịnh hành ở Trung Quốc về Nhật kết hợp cùng tính Thiền trong Phật giáo. Điều kỳ lạ là cả sau khi đã “hết thời” ở Trung Quốc thì bột Matcha vẫn tiếp tục phát triển ở Nhật. Từ  nửa cuối thế kỷ 16, một số quy tắc của một buổi tiệc trà đã được quy định bởi giới võ sĩ, giai cấp thống trị xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ. Nhà sư Sen no Rikyu (1522-1591), một trong những thương gia giàu có nhất thời đó đã kế thừa, sáng lập và hoàn thiện lễ nghi của một buổi tiệc trà.

Theo truyền thống, một buổi thưởng thức trà sẽ có những quy định đặc biệt như về các nghi lễ trước, trong và sau khi thưởng thức trà. Điều đặc biệt, chủ nhà và những vị khách tham gia tiệc trà đều phải mặc trang phục Kimono truyền thống.

Đối với chủ nhà, sau khi mời khách đến tham dự tiệc trà, tại ngưỡng cửa đón khách, chủ nhà sẽ mặc chiếc Tsukesage - một trong 8 loại Kimono truyền thống mà người Nhật thường mặc đón tiếp khách một cách nhẹ nhàng, lịch sự. Tsukesage thường được người Nhật mặc vào các buổi tiệc trà đạo, cắm hoa và đám cưới của bạn bè. Áo sẽ được trang trí bằng những hoa văn chạy dọc theo thân và lưng áo rồi gặp nhau ở đỉnh vai.

Trong trang phục Kimono truyền thống, tiệc trà sẽ được bắt đầu với những nghi thức đặc biệt như vệ sinh cá nhân, bài trí phòng trà, thanh tẩy dụng cụ, pha trà, thưởng thức trà... Mỗi  tiệc trà lớn thường kéo dài hơn 4 tiếng đồng hồ và khách sẽ được phục vụ những chiếc bánh ngọt xinh xắn có hình dạng và màu sắc tùy theo dịp lễ, hay mùa trong khi đợi chủ nhà pha trà.

Tuy nhiên, hiện nay, người Nhật thay đổi cách ăn mặc, cũng như do cuộc sống bận rộn, nên những người tham dự trà đạo có thể mặc trang phục bình thường, nhưng chủ nhà vẫn mặc áo Kimono để thể hiện nét truyền thống ấy. 

Với người Nhật, trà đạo là một hình thức uống trà để giải trí trong một bầu không gian tĩnh lặng, mà cả người chủ lẫn khách đều hướng đến sự thư giãn tinh thần và sự hòa hợp với thiên nhiên. Tinh thần của trà đạo được biết đến qua bốn chữ “Hòa, kính, thanh, tịch”. Qua nghi lễ của một buổi tiệc trà cũng như ý nghĩa, nét đặc sắc của trà đạo Nhật Bản, chúng ta có thể nhận biết thêm một số nét đặc trưng của nền văn hóa Nhật Bản cũng như tính cách của họ.

trai nghiem van hoa truyen thong dac biet cua nhat ban Khám phá lễ hội mùa Xuân của người Nhật Bản

Sanja Matsuri là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất và lâu đời nhất ở Nhật Bản, đây cũng là nơi duy nhất ...

trai nghiem van hoa truyen thong dac biet cua nhat ban Thưởng lãm nghệ thuật điêu khắc gỗ Nhật Bản đương đại

Khoảng 65 tác phẩm khắc gỗ của các nghệ nhân Nhật Bản sẽ được giới thiệu tới công chúng Thủ đô tại Triển lãm mỹ ...

trai nghiem van hoa truyen thong dac biet cua nhat ban Khai mạc Lễ hội “Feel Japan in Viet Nam 2017”

Sáng 15/7, Lễ hội văn hóa Nhật Bản “Feel Japan in Viet Nam 2017” đã khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh với nhiều hoạt ...

Nguyễn Hồng (từ Tokyo, Nhật Bản)

Đọc thêm

Giá heo hơi hôm nay 8/5: Giá heo hơi tăng lên mức cao mới, người chăn nuôi tự tin tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 8/5: Giá heo hơi tăng lên mức cao mới, người chăn nuôi tự tin tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 8/5 tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở một vài nơi tại khu vực miền Bắc, dao động trong khoảng 62.000 - 64.000 đồng/kg.
Phí dịch vụ lập hồ sơ ô tô miễn đăng kiểm lần đầu từ ngày 15/6/2024

Phí dịch vụ lập hồ sơ ô tô miễn đăng kiểm lần đầu từ ngày 15/6/2024

Tôi muốn hỏi phí dịch vụ lập hồ sơ ô tô miễn đăng kiểm lần đầu từ ngày 15/6/2024 là bao nhiêu? – Độc giả Ngân Linh
Đội Công binh Việt Nam khánh thành doanh trại thông minh tại căn cứ Highway

Đội Công binh Việt Nam khánh thành doanh trại thông minh tại căn cứ Highway

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đội Công binh Việt Nam tổ chức Lễ Khánh thành Doanh trại thông minh tại căn cứ Highway, ngày ...
Hai kỷ niệm không thể nào quên

Hai kỷ niệm không thể nào quên

Vào ngày 8/5 cách đây 35 năm, Việt Nam và Brazil đã tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước ở cấp Đại sứ.
Học sinh nghỉ Hè ngày nào?

Học sinh nghỉ Hè ngày nào?

Đa số các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ Hè bắt đầu từ 1/6.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/5: USD khởi sắc so với rổ tiền tệ, lý do Bảng Anh đi lùi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/5: USD khởi sắc so với rổ tiền tệ, lý do Bảng Anh đi lùi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/5 ghi nhận đồng USD tăng so với hầu hết các loại tiền tệ khác.
Nhật ký chiến tranh của người lính trẻ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhật ký chiến tranh của người lính trẻ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Baoquocte.vn. Sau 20 năm, 'Ký họa trong chiến hào' - cuốn nhật ký viết trong Ciến dịch Điện Biên Phủ của họa sĩ Phạm Thanh Tâm, trở lại với độc giả Việt Nam.
Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu sẽ quay trở lại với chuỗi hoạt động đa dạng từ sự kiện thảo luận, workshop, triển lãm sẽ tập trung vào văn học giới.
Ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' của GS. Bùi Xuân Bào

Ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' của GS. Bùi Xuân Bào

Viện Pháp tại Hà Nội sẽ tổ chức tọa đàm ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' của GS. Bùi Xuân Bào.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 5]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 5]

Mặc dù có một lịch sử ngắn hơn so với các quốc gia ở lục địa già, Mỹ vẫn có những nhà văn xuất sắc đã được phản ánh trong 200 năm qua.
Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu truyện kí đặc sắc 'Trần Phú' của tác giả Sơn Tùng.
Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Giáo sư Đào Duy Anh là một học giả uyên bác với vốn tri thức bách khoa sâu rộng và là một người thầy của những thế hệ sử gia đầu tiên được đào tạo ...
Phát hiện pháo đài thời La Mã 1.900 năm tuổi tại Anh

Phát hiện pháo đài thời La Mã 1.900 năm tuổi tại Anh

Các cuộc khai quật đang diễn ra đã hé lộ những tàn tích từng là một phần của pháo đài La Mã.
Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét

Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh, dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét.
Chùa Địa Tạng Phi Lai: Một góc thanh tịnh, an yên ở Hà Nam

Chùa Địa Tạng Phi Lai: Một góc thanh tịnh, an yên ở Hà Nam

Với cảnh quan tuyệt đẹp nằm cạnh đồi thông thơ mộng cùng không gian thanh tịnh, chùa Địa Tạng Phi Lai ở Hà Nam là điểm đến yêu thích của du khách.
Chuyện về người đầu tiên dịch ‘Nhật ký trong tù’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp

Chuyện về người đầu tiên dịch ‘Nhật ký trong tù’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp

Từng làm việc tại Tòa Thượng thẩm Paris, là Đảng viên Đảng cộng sản Pháp, nhưng trọn cuộc đời luật sư Phan Nhuận cống hiến cho Tổ quốc Việt Nam.
Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 24-27/4, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO Simona-Mirela Miculescu dành trọn một ngày tham gia nhiều hoạt động ở Ninh Bình.
Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Lễ hội Hoa phượng đỏ với chủ đề: “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” sẽ diễn ra vào ngày 11/5, hứa hẹn mang đến chuỗi sự kiện hấp dẫn.
Phiên bản di động