Nhỏ Bình thường Lớn

Trầm cảm có thể làm tế bào sớm lão hóa

Các nhà khoa học Mỹ đi đến kết luận rằng những người mắc bệnh trầm cảm ở mức độ chẩn đoán lâm sàng dễ bị lão hóa tế bào sớm. Điều này được chứng minh qua số liệu nghiên cứu công bố trên tạp chí Translational Psychiatry.
Các nhà khoa học phát hiện trầm cảm có thể làm tế bào sớm lão hóa
Các nhà khoa học phát hiện trầm cảm có thể liên quan đến lão hóa tế bào. (Nguồn: Wiki)

Từ lâu khoa học đã chứng minh được rằng rối loạn trầm cảm là một yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh, chẳng hạn như bệnh tim mạch, tiểu đường và Alzheimer.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn phán đoán rằng trầm cảm có mối liên hệ với quá trình lão hóa, nhưng cơ chế tác động đó trước đây vẫn chưa xác định được.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng trong các xét nghiệm máu của bệnh nhân mắc chứng rối loạn trầm cảm, ở một số vùng DNA ghi nhận mức độ methyl hóa gia tăng. Methyl hóa là quá trình mà cấu trúc gien của tế bào bị thay đổi ở một số bộ phận của tế bào. Cơ chế này cũng chính là quá trình lão hóa tế bào. Do đó nên tuổi tế bào ở những bệnh nhân trầm cảm lâm sàng cao hơn.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng thuật toán GrimAge để ước tính tuổi thọ dựa trên dữ liệu methyl hóa tế bào. Kết quả cho thấy ở những người mắc chứng rối loạn trầm cảm, chỉ số GrimAge vượt mức bình thường khá nhiều. Theo các chuyên gia, điều này cho thấy nguy cơ tử vong sớm cũng tăng lên.

TIN LIÊN QUAN
Các nhà khoa học đề xuất dùng máy bay không người lái thám hiểm Kim Tinh
Những nguyên nhân gây bệnh trầm cảm không phải ai cũng biết
Ăn gì để tránh xa bệnh trầm cảm?
Các bà mẹ làm nhiều công việc cùng lúc có nguy cơ trầm cảm cao
Thái Lan: Tự sát vì đánh mất vé số trúng hơn 1,3 triệu USD

(theo Translational Psychiatry)