Trao giải cuộc thi Phóng viên trẻ Pháp ngữ lần thứ 6

Lê An
Với chủ đề "Phụ nữ Pháp ngữ, Phụ nữ kiên cường", cuộc thi thường niên Phóng viên trẻ Pháp ngữ lần thứ 6 nhằm khuyến khích giới trẻ bày tỏ suy nghĩ về vai trò của phụ nữ ở Việt Nam và các nước trên thế giới, về bình đẳng giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Cuộc thi Phóng viên trẻ Pháp ngữ 2021 được tài trợ bởi Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ, Thông tấn xã Việt Nam, với sự hỗ trợ của Tổ chức các trường đại học Pháp ngữ, Phái đoàn Wallonie-Brussels tại Việt Nam, các Đại sứ quán Pháp, Bỉ, Morocco, Thụy Sĩ, Canada, các trường đại học và nhiều đối tác khác.

Ông Chékou Oussouman, Trưởng đại diện khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF), đồng Chủ tịch của Ban Tổ chức, chia sẻ: “Đây là một chủ đề đặc biệt cho một năm đặc biệt. Các tác phẩm dự thi phản ánh sự dấn thân, sự dũng cảm của phụ nữ để vượt qua những hoàn cảnh khó khăn”.

Trao giải cuộc thi Phóng viên trẻ Pháp ngữ lần thứ 6
Buổi làm việc của Ban Giám khảo vòng chung kết. (Ảnh: M. Thắng)

Bà Đoàn Thị Y Vi, Phó tổng biên tập báo Le Courrier du Vietnam, đồng Chủ tịch của Ban Tổ chức, cho biết: “Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, năm nay chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ, chúng tôi không thể tổ chức các buổi gặp gỡ với các giảng viên và sinh viên tại một số trường đại học để giới thiệu cuộc thi như mọi năm. Sinh viên vẫn đang học trực tuyến tại các tỉnh, thành và không thể ra Hà Nội”.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng cuộc thi Phóng viên trẻ Pháp ngữ lần thứ 6 này đã nhận được 135 bài dự thi của 122 tác giả và nhóm tác giả đến từ các tỉnh thành của ba miền Bắc, Trung, Nam.

Bà Nguyễn Hồng Nga, Phó tổng biên tập báo Le Courrier du Vietnam và Trưởng Bnn giám khảo của vòng bán kết, khẳng định: “Năm nay cuộc thi được tổ chức trong bối cảnh đại dịch Covid-19, đó là lý do tại sao hầu hết các bài báo đều nói về cuộc khủng hoảng này. Nhưng cũng có những chủ đề nổi bật khác như gìn giữ bản sắc cung đình của một gia đình Huế hay các hoạt động tình nguyện giúp đỡ đồng bào bị thiên tai ở miền Trung”.

Theo bà Lê Tuyết Nhung, phụ trách các dự án văn hóa và di sản của Phái đoàn Wallonie-Brussels tại Hà Nội, “Đây là cơ hội để các bạn trẻ Pháp ngữ thể hiện mình bằng các bài viết bằng tiếng Pháp. Phái đoàn Wallonie-Brussels tại Việt Nam luôn ủng hộ các hoạt động như vậy nhằm thúc đẩy việc dạy và học tiếng Pháp, đặc biệt là ở Việt Nam, đồng thời khuyến khích giới trẻ chia sẻ ý tưởng và quan điểm của họ”.

Các thành viên trong Ban Giám khảo đã làm việc rất kĩ lưỡng để có thể chọn ra những bài viết xuất sắc nhất. Ban Giám khảo rất ấn tượng bởi kỹ năng diễn đạt cũng như trình độ tiếng Pháp của những sinh viên Việt Nam. Tiêu chí đánh giá các bài viết chủ yếu tập trung vào chất lượng cũng như chủ đề.

Kết quả là sinh viên Nguyễn Lê Diệu Thư và Lê Trọng Tường Uyên đã giành giải Nhất cuộc thi với bài viết mang tên Mong ước một tương lai màu hồng cho những phụ nữ mắc bệnh ung thư vú. Bài viết của hai sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh, kể về Mạng lưới ung thư, một hiệp hội nhằm gây quỹ giúp đỡ cho phụ nữ mắc bệnh ung thư vú.

Chân dung Công Tôn Nữ cuối cùng của Nguyễn Đức Minh Hoàng và Nguyễn Thị Thùy Trang đến từ Huế đã đạt giải Nhì. Bài viết kể về câu chuyện của Công Huyên Tôn Nữ Trí Huệ, người phụ nữ 100 tuổi vẫn miệt mài làm đệm tựa bằng tay và ngày xưa đã từng cung cấp sản phẩm cho các thành viên của triều đình nhà Nguyễn.

Giải Ba thuộc về bạn Nguyễn Thị Thu Huyền, sinh viên Đại học Hà Nội với bài viết Sống là không bao giờ bỏ cuộc. Ban Tổ chức cũng trao hai giải Khuyến khích và một số giải phụ: giải sinh viên tài năng, giải thí sinh ấn tượng, giải của công chúng, giải sinh viên năng động, giải của Đại sứ quán Bỉ và Đại sứ quán Morocco, giải của Nhóm các đại sứ quán, phái đoàn và thể chế Pháp ngữ tại Việt Nam (GADIF).

Bà Cristina Romila, Đại sứ Romania tại Việt Nam, thành viên Ban giám khảo chung khảo, nhận xét : “Tôi rất ấn tượng với chất lượng của các bài viết, các tác giả đã sử dụng tiếng Pháp rất tốt. Tôi nghĩ các bạn trẻ có kĩ năng trong việc cung cấp thông tin và thể hiện cảm xúc”.

Là thành viên Ban Giám khảo vòng bán kết, bà Lisa Bagès, phụ trách hợp tác giáo dục và kỹ thuật số của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, vui mừng trước sự yêu thích tiếng Pháp của giới trẻ Việt Nam: “Chủ đề các bài viết rất phong phú, mang tính giáo dục cao và các tác phẩm có chất lượng tốt. Chúng tôi sự đánh giá cao việc các bạn sinh viên yêu thích tiếng Pháp và mong muốn nâng cao trình độ tiếng Pháp”.

Ông Fabien Méheust, Phó Giám đốc Khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Tổ chức các trường đại học Pháp ngữ - một trong những nhà tài trợ của cuộc thi, nhấn mạnh: “Cuộc thi này dành cho những người nói tiếng Pháp từ 18 đến 35 tuổi.

Nhìn qua các bài viết, tôi có thể thấy hầu hết những người tham gia là sinh viên. Chúng ta đang ở trong một khu vực mà tiếng Pháp không phải lúc nào cũng là sự lựa chọn hàng đầu. Nhưng đối với những người tâm huyết, tiếng Pháp trở thành ngôn ngữ của sự khác biệt và thành công, vì nó mở ra triển vọng nghề nghiệp cho sinh viên”.

Năm nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thay vì tổ chức một lễ trao giải trực tiếp, Ban tổ chức đã thực hiện một video clip nhằm giới thiệu cuộc thi và công bố giải thưởng.

Việt Nam có 2 trong 4 sáng kiến xuất sắc nhất khu vực châu Á được AUF tài trợ

Việt Nam có 2 trong 4 sáng kiến xuất sắc nhất khu vực châu Á được AUF tài trợ

Cạnh tranh cùng 436 dự án của 236 trường đại học khác thuộc 60 quốc gia trên thế giới, 2 sáng kiến Việt Nam được ...

Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào nỗ lực chung của cộng đồng Pháp ngữ

Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào nỗ lực chung của cộng đồng Pháp ngữ

Sáng 5/11 (giờ địa phương), nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến thăm trụ sở ...

Đọc thêm

Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Đại sứ Tôn Thị Ngọc Hương chuyển thư của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn mời Tổng thư ký ASEAN tham dự Diễn đàn Tương lai ...
Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Sự ra mắt Trung tâm dịch vụ một cửa – Ngôi nhà Ánh Dương tỉnh Hòa Bình ngày 9/1 ghi dấu nỗ lực chống bạo lực trên cơ sở giới ...
Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Lào đã đặt quyết tâm nâng tầm hợp tác kinh tế, đầu tư thành một trụ cột vững chắc trong quan hệ giữa ...
Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'

Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'

Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'.
Giá tiêu hôm nay 10/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, nông dân, đại lý và nhà xuất khẩu hạn chế giao dịch và tiếp tục trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 10/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, nông dân, đại lý và nhà xuất khẩu hạn chế giao dịch và tiếp tục trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 10/1/2025 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Tiền Giang gặt hái 'trái ngọt' từ việc trải thảm đỏ thu hút đầu tư

Tiền Giang gặt hái 'trái ngọt' từ việc trải thảm đỏ thu hút đầu tư

Năm 2024, Tiền Giang thu hút thêm 6 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 39 lượt dự ...
Thúc đẩy Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Thúc đẩy Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Chương trình nghị sự về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong phòng ngừa, giải quyết xung đột và xây dựng hòa bình.
Bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

Bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

Mặc dù Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc cải thiện quyền lợi lao động thông qua các luật và quy định nhưng việc thực thi vẫn gặp nhiều khó khăn.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Làm gì, làm thế nào để tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiệu quả hơn.
Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền phối hợp Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới'.
Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Công tác thông tin đối ngoại về đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Việt Nam xây dựng được hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó chú trọng xây dựng pháp luật về quyền con người tương đối toàn diện.
Tích cực cùng Thái Nguyên thúc đẩy di cư an toàn vì lợi ích của tất cả mọi người

Tích cực cùng Thái Nguyên thúc đẩy di cư an toàn vì lợi ích của tất cả mọi người

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang nêu giải pháp cho các địa phương, bao gồm Thái Nguyên, thúc đẩy di cư an toàn & triển khai Thỏa thuận GCM.
Công an tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh triển khai thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Công an tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh triển khai thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Thời gian qua, Công an tỉnh Thái Nguyên tích cực quản lý tình hình di cư & thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM)
Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Theo Trưởng Phái đoàn IOM, Việt Nam nằm trong số ít các nước có Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào?
Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Theo ông Jossy Chacko, đoàn mục sư Tin lành quốc tế, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể về chính sách để bảo đảm tự do tôn giáo cho người dân.
Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính đã trở thành một vấn đề trọng tâm được đưa ra bàn luận sôi nổi...
Mỹ: Người vô gia cư tăng 18% trong năm 2024

Mỹ: Người vô gia cư tăng 18% trong năm 2024

Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị Mỹ ước tính có 771.480 người vô gia cư chỉ trong một đêm vào tháng 1/2024, tăng 18% so với năm 2023.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Phiên bản di động