Các chuyên gia tại phiên thảo luận tại diễn đàn "Trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh tế số: Hướng tới giáo dục đại học thông minh". |
Ngày 21/4, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) phối hợp với Khoa Quốc tế Pháp ngữ (ĐHQGHN) và Đại học Công nghệ (ĐHQGHN) tổ chức Tọa đàm Trí tuệ nhân tạo trong kinh tế số: Hướng tới giáo dục đại học thông minh.
Tọa đàm được tổ chức song song với hình thức trực tiếp và trực tuyến, thu hút sự tham gia đông đảo của các đại biểu, nhà khoa học, chuyên gia, người học trong và ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội.
Phát biểu khai mạc sự kiện, PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Kinh tế cho biết, trong hai năm vừa qua, kinh tế số đóng góp ngày càng quan trọng đối với GDP của Việt Nam, tăng từ mức 11,91% năm 2021 lên mức 14,26% và phấn đấu đến năm 2025 đạt mức 20%, theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông.
Chính phủ đã ban hành Chiến lược Quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030 về phát triển, ứng dụng đưa AI trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Chính phủ quan tâm tới đánh giá rủi ro và các biện pháp khác nhằm giảm bớt lo ngại của người dân về các hệ thống công nghệ AI, như các vấn đề rò rỉ dữ liệu xuyên biên giới, các vấn đề đạo đức, tính xác thực trong đột phá công nghệ AI mới…
PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê phát biểu khai mạc Diễn đàn. |
Trong bối cảnh đó, những năm gần đây, trí tuệ nhân tạo đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng và phát triển nhanh chóng, có tiềm năng để thay đổi hoàn toàn cách thức hoạt động của các ngành công nghiệp, cũng như đời sống của con người.
Tại các trường đại học, AI đã và đang ngày càng trở thành một công cụ hữu hiệu trong việc quản trị đại học thông minh, giúp các trường đại học nâng cao chất lượng giáo dục, cải thiện quản lý và tối ưu hóa nguồn lực. Các trường đại học trên thế giới đang không ngừng nghiên cứu và ứng dụng công nghệ AI để đáp ứng nhu cầu giáo dục ngày càng cao của xã hội.
Tuy nhiên, cùng với cơ hội, giáo dục đại học cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi AI ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đòi hỏi sự trang bị đầy đủ về kỹ năng, kiến thức và hiểu biết mới liên quan tới AI.
Theo PGS. TS. Nguyễn Trúc Lê, đứng ở góc độ của cơ quan quản lý, Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm đến hai vấn đề. Một là, giảng viên, người học, chính sách của Nhà nước sẽ phải thay đổi, điều chỉnh như thế nào để tận dụng được những lợi thế và giảm thiểu những tác động tiêu cực, những mặt trái của công nghệ?
Vấn đề thứ hai, việc quản lý, hỗ trợ về mặt chính sách để có thể phát huy những tính năng, lợi thế của công cụ trí tuệ nhân tạo; cũng như để hạn chế những mặt trái, tác động tiêu cực của những công nghệ, công cụ này.
Tọa đàm "Trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh tế số: Hướng tới giáo dục đại học thông minh" đã bàn luận về những cơ hội và thách thức mà AI mang lại cho nền kinh tế số, cũng như đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo dục đại học và hoạt động nghiên cứu khoa học. Các chuyên gia, nhà khoa học tham gia tọa đàm đề cập việc các khóa học, chương trình đào tạo tại bậc đại học cần khai thác hiệu quả hơn những tiềm năng của AI, cũng như cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học mới, để bắt kịp với những xu hướng thay đổi nhanh chóng, bước tiến vượt bậc trong thị trường việc làm và hoạt động nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo trên thế giới.
Việc tích hợp trí tuệ nhân tạo vào giáo dục đã gây ra một cuộc thảo luận sôi nổi về những lợi ích tiềm năng và hạn chế của công nghệ này. Các lợi ích có thể bao gồm trải nghiệm học tập được cá nhân hóa và hiệu quả hơn, cũng như tăng khả năng tiếp cận thông tin.
Các thách thức cũng có thể tập trung vào các mối quan tâm về quyền riêng tư, các cân nhắc về đạo đức và khả năng các hệ thống AI có thể bảo vệ các thành kiến hiện có. Trước những vấn đề phức tạp xung quanh AI trong giáo dục và khoa học, tọa đàm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cân nhắc những lợi ích và thách thức của công nghệ AI để đưa ra quyết định sáng suốt.
Các trường đại học, cơ sở giáo dục đào tạo nên xem xét việc kết hợp học máy, phân tích dữ liệu, mô hình ngôn ngữ lớn, trí tuệ nhân tạo và đạo đức kỹ thuật số vào các khóa học, chương trình đào tạo để trang bị cho sinh viên, người học những công cụ hữu ích nhất để tự tin bước vào nền kinh tế số và xã hội số.
Bên cạnh đó, Tọa đàm thảo luận vai trò quan trọng của việc tích hợp công nghệ cao nói chung và trí tuệ nhân tạo nói riêng trong giáo dục đại học. Sự kết hợp giữa công nghệ, trí tuệ nhân tạo và các vấn đề khoa học, học thuật thuộc lĩnh vực kinh tế, tài chính tạo ra những tiềm năng rất lớn cho sinh viên, người học để có thể tiếp cận những cơ hội mới trong quá trình phát triển nghề nghiệp, cho các nhà nghiên cứu trong việc sáng tạo và hợp tác học thuật, hướng tới sản phẩm công bố quốc tế có thứ hạng cao trên thế giới.
Đồng thời, ứng dụng AI có thể giúp các nhà quản lý giáo dục phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định thông minh, hiệu quả hơn trong việc quản lý các hoạt động giáo dục. Chẳng hạn, họ có thể sử dụng AI để phân tích dữ liệu về kết quả học tập của sinh viên và đưa ra các chương trình giảng dạy phù hợp, cá thể hóa đối với từng sinh viên. Các cơ sở đào tạo cũng có thể ứng dụng công nghệ AI để dự đoán nhu cầu tuyển sinh trong tương lai và đưa ra các kế hoạch phát triển giáo dục.
Các đại biểu theo dõi diễn giả trình bày bài tham luận. |
Các đại biểu tham dự chụp ảnh kỷ niệm. |
| Làm thế nào để bảo vệ mật khẩu của bạn trước AI? Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể bẻ khóa 51% mật khẩu phổ biến trong vòng chưa đầy một phút. Vậy bạn phải làm gì ... |
| Thái Lan thúc đẩy kinh tế kỹ thuật số, tạo điều kiện cho các công ty khởi nghiệp phát triển AI Nhằm phát triển nền kinh tế kỹ thuật số, Thái Lan sẽ cung cấp đủ nền tảng và công cụ cho các công ty khởi ... |
| FUNiX hợp tác NamiTech đẩy mạnh ứng dụng ChatGPT trong đào tạo Nami Technology - startup công nghệ đình đám về trí tuệ nhân tạo (AI) hợp tác chiến lược cùng Tổ chức giáo dục trực tuyến ... |
| Thương mại điện tử thông minh sẽ là xu hướng nổi bật trong năm 2023 Ngày 18/4, tại Hà Nội, Diễn đàn toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam 2023 (VOBF 2023) đã khai mạc với chủ đề “Smart ... |
| ‘Giông bão’ sắp đến với các công ty trí tuệ nhân tạo Nhiều cơ quan quản lý trên khắp thế giới đang siết chặt những nội dung được ChatGPT, Stable Diffusion và các hệ thống trí tuệ ... |