Trí tuệ nhân tạo có thể là 'vũ khí sát thương' trong cạnh tranh Mỹ-Trung

Phương Nga
Những tiến bộ của Trung Quốc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) đã thực sự khiến Washington lo ngại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trí tuệ nhân tạo có thể là 'vũ khí sát thương' trong cạnh tranh Mỹ-Trung
Mỹ và Trung Quốc đang bám đuổi sít sao trong cuộc đua về trí tuệ nhân tạo. (Nguồn: Modern War Institute)

Trung Quốc đã vượt Mỹ về số lượng bài báo trong lĩnh vực khoa học tự nhiên được trích dẫn nhiều nhất. Các chuyên gia thuộc Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến của Nhật Bản đã tính toán tỷ lệ trung bình của các trích dẫn nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên giữa hai quốc gia trong giai đoạn từ năm 2017-2019.

Kết quả cho thấy các nhà khoa học Trung Quốc chiếm 24,8% số bài báo trong top 10% được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới, trong khi các nhà khoa học Mỹ chỉ chiếm 22,9%.

Trung Quốc đang "vượt mặt" Mỹ

Như vậy, Trung Quốc đã trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về lượng công trình khoa học được trích dẫn nhiều nhất. Các nhà khoa học Trung Quốc đã xuất bản và công bố 40.219 công trình, trong khi các nhà khoa học Mỹ chỉ công bố 37.124 công trình. Điều đáng chú ý không chỉ là số lượng công trình khoa học, mà là những tiến bộ Bắc Kinh đã đạt được trong thập kỷ qua.

Kể từ năm 2011, Trung Quốc đã tăng số lượng các bài báo khoa học có trích dẫn nhiều nhất lên gấp 5 lần. Để so sánh, ở Mỹ mức tăng chỉ là 3%. Mỹ tiếp tục dẫn đầu về khoa học sinh học, còn Trung Quốc đã đạt được thành công lớn nhất trong các lĩnh vực khoa học vật liệu, hoá học và kỹ thuật.

Ví dụ, Bắc Kinh đã vươn lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Xét về tổng số bài báo khoa học liên quan đến AI, Trung Quốc từ lâu đã vượt Mỹ. Từ năm 2012-2021, các nhà khoa học Trung Quốc đã công bố 240.000 công trình khoa học trong lĩnh vực này, còn các nhà khoa học Mỹ chỉ có 150.000 công trình.

Cho đến gần đây, Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới về số nhà khoa học được trích dẫn cao toàn cầu. Tuy nhiên vào năm 2020, theo một nghiên cứu của Đại học Stanford, Trung Quốc lần đầu tiên vượt qua Mỹ về số trích dẫn nghiên cứu học thuật liên quan đến AI, chiếm 20,7% tổng số nghiên cứu, cao hơn so với 19,8% của Mỹ.

Sự hiện diện của các chuyên gia Trung Quốc tại các hội nghị khoa học quốc tế ngày càng lớn. Ví dụ, trong tổng số các bài thuyết trình được công bố tại Hội nghị quốc tế về hệ thống xử lý thông tin mạng thần kinh nhân tạo năm 2019, số lượng lớn nhất thuộc về các nhà khoa học Trung Quốc (29%), người Mỹ đứng thứ hai (20%).

Tin liên quan
Trung Quốc đang nỗ lực biến các bằng sáng chế thành Trung Quốc đang nỗ lực biến các bằng sáng chế thành 'con gà đẻ trứng vàng' như thế nào?

Lĩnh vực quan trọng chiến lược

Trung Quốc coi trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng về mặt chiến lược.

Năm 2017, Bắc Kinh đã công bố Kế hoạch Phát triển trí tuệ nhân tạo thế hệ mới đến năm 2030. Theo kế hoạch, đến thời điểm này, Trung Quốc sẽ trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo lớn nhất thế giới trong lĩnh vực AI.

Ngành này sẽ thu hút 150 tỷ USD. Bắc Kinh cũng ban hành nhiều văn bản chính sách, bổ sung các chỉ thị cụ thể hơn của chính phủ trung ương, các bộ ngành và ban ngành.

Ví dụ, theo kế hoạch ba năm phát triển AI, cần phải kích thích phát triển các sản phẩm thông minh như ô tô thông minh, robot thông minh và máy bay không người lái, hệ thống nhận dạng giọng nói, máy y tế về chẩn đoán hình ảnh.

Trung Quốc đã đạt được thành công không chỉ trong lĩnh vực nghiên cứu lý thuyết trí tuệ nhân tạo, mà còn cả những ứng dụng thiết thực của AI trong cuộc sống.

Ví dụ, kể từ năm 2016, hệ thống City Brain của Alibaba ra đời giúp giám sát tất cả phương tiện giao thông tại thành phố Hàng Châu của Trung Quốc. Kết quả của việc áp dụng hệ thống “thông minh” đã giúp giảm thiểu 15% tỷ lệ ùn tắc.

Sau đó, nhiều thành phố của Trung Quốc bắt đầu sử dụng những “cảm biến thông minh” và thuật toán AI để tối ưu hóa nền kinh tế đô thị của họ.

Ví dụ, nhờ việc sử dụng hệ thống phân tích video từ camera nhận diện khuôn mặt cũng như các cảm biến khác nhau, bao gồm cả thiết bị Internet vạn vật (IoT) lấy dữ liệu ở xa về mức tiêu thụ năng lượng, các cơ quan chức năng có thể giám sát việc tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn. Các thuật toán AI của Trung Quốc cũng đã giúp phân tích lượng dữ liệu khổng lồ để thiết lập một hệ thống toàn quốc về “mã sức khỏe” số.

Tất cả những điều này đã giúp ích cho cuộc chiến chống lại sự lây lan của đại dịch Covid-19. Ngoài ra, một số công ty Trung Quốc chẳng hạn như iFlytek, trong hơn 10 năm liên tiếp, đã đứng đầu tại các cuộc thi quốc tế về thuật toán nhận diện giọng nói. Tất cả những thành công này là kết quả của nhiều năm làm việc của các nhà khoa học Trung Quốc.

Điều gì làm nên sức mạnh của Trung Quốc?

Một lợi thế cạnh tranh lớn khiến Trung Quốc phát triển mạnh về AI là nguồn dữ liệu dồi dào mà nước này tạo ra.

Đến năm 2030, ước tính có khoảng 8 tỷ thiết bị ở Trung Quốc sẽ được kết nối IoT và sẽ tạo ra nhiều dữ liệu hơn nữa. Dự kiến đến năm 2025, 1/3 dữ liệu của thế giới sẽ được tạo ra ở Trung Quốc.

Vì sự tiến bộ trong lĩnh vực AI phụ thuộc vào số lượng và chất lượng dữ liệu, người đứng đầu Sinovation Ventures và cựu Chủ tịch Google Trung Quốc Kai-Fu Lee đã nhấn mạnh rằng dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ XXI. Quốc gia nào thu thập nhiều dữ liệu hơn cuối cùng sẽ chiếm vị trí hàng đầu trong lĩnh vực AI.

Mỹ vẫn duy trì vị trí hàng đầu trong các nghiên cứu cơ bản. Ví dụ, các nền tảng nguồn mở để học máy mà các nhà phát triển khắp thế giới đang sử dụng đều được sản xuất bởi các công ty Mỹ như Google, Facebook và những công ty khác. Các chip cần thiết để thực hiện những phép tính phức tạp cũng được các công ty Mỹ phát triển.

Nhìn chung, nếu kết hợp lực lượng của hai nước, các nhà khoa học có thể đẩy nhanh tiến độ các dự án trong lĩnh vực AI, chuyên gia Trung Quốc về công nghệ Internet Liu Xingliang nói với đài Sputnik.

Mặc dù vậy, đó là kịch bản tối ưu nhất. Trên thực tế, yếu tố chính trị có thể gây cản trở.

Những tiến bộ của Trung Quốc trong lĩnh vực AI đã gây ra sự lo ngại cho Washington. Báo cáo của Ủy ban An ninh Quốc gia Mỹ về trí tuệ nhân tạo được trình lên Tổng thống và Quốc hội Mỹ vào mùa Xuân năm nay cảnh báo nguy cơ Trung Quốc có thể vượt mặt Mỹ trong lĩnh vực AI, kêu gọi Washington tăng cường đầu tư vào AI.

Chủ đề chính trong báo cáo cho rằng các hệ thống AI có thể trở thành vũ khí ưu tiên hàng đầu trong các cuộc xung đột tương lai.

Cần lưu ý rằng trong nhiều thập kỷ, Mỹ đã dựa vào sự phát triển của các thiết bị quân sự “hạng nặng” như tàu chiến, tàu sân bay... và đã tụt hậu so với Trung Quốc trong việc ứng dụng các công nghệ AI trong lĩnh vực quân sự.

Các tác giả của báo cáo cảnh báo rằng dù vẫn còn chưa quá muộn song nếu điều này tiếp tục, Trung Quốc với các máy bay không người lái tấn công theo kiểu “bầy đàn” sẽ có thể giành chiến thắng trong cuộc xung đột quân sự tiềm tàng chống lại hạm đội hùng mạnh của Mỹ.

Để ngăn chặn sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ AI ở Trung Quốc, Mỹ nên duy trì vị thế dẫn đầu về chip trong ít nhất hai thế hệ sắp tới.

Theo báo cáo, Washington nên tiếp tục chính sách hạn chế cung cấp thiết bị để sản xuất chip thế hệ mới nhất và giám sát cẩn thận việc cung cấp các công nghệ cao khác cho Trung Quốc.

Về phần mình, Bắc Kinh nhận thấy tầm quan trọng của lợi thế cạnh tranh chính của họ - dữ liệu lớn và đang tăng cường quản lý các lĩnh vực lưu giữ số liệu, chuyển giao số liệu và bảo vệ thông tin cá nhân.

Ứng dụng học trực tuyến sử dụng trí tuệ nhân tạo 'Made in Vietnam'

Ứng dụng học trực tuyến sử dụng trí tuệ nhân tạo 'Made in Vietnam'

Ứng dụng Toppy sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tích hợp những bài giảng dưới dạng video hướng dẫn tự luyện, các bài tập ...

Phần mềm của Mỹ vẫn 'thịnh hành' trong các cơ sở nghiên cứu quân sự Trung Quốc

Phần mềm của Mỹ vẫn 'thịnh hành' trong các cơ sở nghiên cứu quân sự Trung Quốc

TGVN. Theo South China Morning Post ngày 17/11, bất chấp các nỗ lực ngăn chặn của Washington, các nhà nghiên cứu Trung Quốc vẫn đang ...

(theo Sputnik)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Rafah 'bỏng rẫy' khi Israel cự tuyệt đề xuất ngừng bắn mà Hamas đã chấp thuận, tuyên bố đẩy mạnh tấn công, Mỹ nói đỡ cho đồng minh

Rafah 'bỏng rẫy' khi Israel cự tuyệt đề xuất ngừng bắn mà Hamas đã chấp thuận, tuyên bố đẩy mạnh tấn công, Mỹ nói đỡ cho đồng minh

Israel cho hay, việc tấn công vào Rafah giúp gây áp lực buộc Hamas phải chấp nhận thỏa thuận và thúc đẩy mục tiêu tiêu diệt phong trào Hồi giáo.
Hoa hậu Giáng My đẹp ngút ngàn

Hoa hậu Giáng My đẹp ngút ngàn

Ngoài 50 tuổi nhưng Hoa hậu Giáng My vẫn khiến bao trái tim thổn thức bởi nhan sắc ngọt ngào, vóc dáng gợi cảm.
Điểm tin thế giới sáng 8/5: Đặc phái viên Trung Quốc thăm Mỹ, Ba Lan tăng cường quân sự, sập tòa nhà ở Nam Phi

Điểm tin thế giới sáng 8/5: Đặc phái viên Trung Quốc thăm Mỹ, Ba Lan tăng cường quân sự, sập tòa nhà ở Nam Phi

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 8/5.
Giá tiêu hôm nay 8/5/2024, gần 29% tiêu Việt xuất khẩu cập bến thị trường Mỹ, ‘lép vế’ về giá trước hầu hết đối thủ

Giá tiêu hôm nay 8/5/2024, gần 29% tiêu Việt xuất khẩu cập bến thị trường Mỹ, ‘lép vế’ về giá trước hầu hết đối thủ

Giá tiêu hôm nay 8/5/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 103.000 - 104.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 8/5/2024: Giá vàng trong nước tăng vùn vụt, mục tiêu thu hẹp khoảng cách với thế giới thất bại, xu hướng đi lên còn nguyên?

Giá vàng hôm nay 8/5/2024: Giá vàng trong nước tăng vùn vụt, mục tiêu thu hẹp khoảng cách với thế giới thất bại, xu hướng đi lên còn nguyên?

Giá vàng hôm nay 8/5/2024: Giá vàng trong nước tăng không ngừng, Fed phát tín hiệu rõ ràng, xu hướng đi lên của kim loại quý còn nguyên.
XSDN 8/5, Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay 8/5/2024. KQXSDN thứ 4

XSDN 8/5, Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay 8/5/2024. KQXSDN thứ 4

XSDN 8/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay - XSDN 8/5/2024. KQXSDN thứ 4. Ket qua xo so dong nai. xổ số Đồng Nai ngày ...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Phiên bản di động