Triển khai vaccine Covid-19: Bài toán 'sinh tử' của Tổng thống Mỹ Biden

Hoài Minh
TGVN. Kế hoạch của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm dập tắt đại dịch Covid-19 được xây dựng toàn diện, với các mục tiêu và ưu tiên rõ ràng. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện không hề dễ dàng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Triển khai vaccine Covid-19: Bài toán 'sinh tử' của Tổng thống Mỹ Biden
Kế hoạch của Tổng thống Mỹ Biden nhằm dập tắt đại dịch Covid-19 và thúc đẩy phục hồi kinh tế được xây dựng tỉ mỉ và toàn diện, với các mục tiêu và ưu tiên rõ ràng những vẫn chờ đợi nhiều thách thức. (Nguồn: Getty Images)

Khi đối mặt với cuộc khủng hoảng Covid-19, Tổng thống Mỹ Joe Biden chắc chắn sẽ tránh vấp phải những sai lầm của người tiền nhiệm, đặc biệt là ông sẽ lưu ý đến lời khuyên của các chuyên gia khoa học.

Tuy nhiên, trừ khi ông Biden cũng có đủ chuyên môn về quản lý, vận hành và hậu cần, nếu không thậm chí những kế hoạch tốt nhất của ông cũng có thể sẽ thất bại.

Đại dịch đã gây ra ảnh hưởng sâu rộng. Tháng 10/2020, hai nhà kinh tế học Lawrence H.Summers và David M.Cutler đã ước tính rằng phí tổn tài chính lũy kế (gồm cả phần sản lượng bị mất và suy giảm sức khỏe) ở Mỹ vượt 16.000 tỷ USD - khoảng 90% GDP hàng năm.

Đối với một gia đình 4 thành viên, thiệt hại ước tính lên đến gần 200.000 USD - gồm cả thu nhập và chi phí cho cuộc sống kém lành mạnh hơn.

Tuy nhiên, những chi phí đó không được chia đều. Nhóm 50% những người ở tầng dưới cùng của phân phối thu nhập và của cải phải chịu nhiều thiệt hại nhất, làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng kinh tế vốn dĩ đã ở mức cao.

Hơn nữa, đại dịch đã gây ra một cú sốc đối với nền giáo dục, nhất là với thanh thiếu niên. Vẫn chưa đánh giá được hậu quả dài hạn của việc đóng cửa trường học và phương pháp học từ xa đối với nhận thức và sự phát triển về mặt xã hội của thanh thiếu niên. Tuy nhiên, có thể khẳng định chắc chắn rằng sự gián đoạn này càng kéo dài, thì tình trạng này càng nghiêm trọng.

Ngoại giao vaccine Covid-19: Trung Quốc

Ngoại giao vaccine Covid-19: Trung Quốc 'đối đầu' Nga ở châu Phi

Khoản đầu tư để phục hồi kinh tế

Điều may mắn là kế hoạch của ông Biden đã nhận thấy tất cả các vấn đề này, và cách duy nhất để phục hồi kinh tế toàn diện (và cả việc đưa học sinh trở lại trường học) là nhanh chóng kiểm soát được dịch Covid-19.

Các lĩnh vực chịu tổn thất nhiều nhất do nhu cầu giảm mạnh trong cuộc khủng hoảng Covid-19 - gồm du lịch, khách sạn, thể thao, bảo tàng và các hoạt động giải trí - là những ngành sử dụng nhiều lao động.

Chừng nào các ngành nào còn gặp khó khăn, thì tỷ lệ việc làm sẽ không thể phục hồi được. Và các ngành này chỉ có thể thoát khỏi khó khăn khi các biện pháp y tế công cộng được rút lại một cách an toàn.

Tin tốt là, theo kinh nghiệm của các nền kinh tế châu Á - nơi đã kiểm soát được dịch bệnh, một khi các hoạt động kinh tế được khôi phục lại đầy đủ, sự phục hồi sẽ diễn ra rất mạnh mẽ. Như kế hoạch của ông Biden cũng nhận ra, các chương trình tài khóa xác định đúng mục tiêu giúp hạn chế thiệt hại tài chính phát sinh thêm cho hộ gia đình và doanh nghiệp sẽ càng củng cố kết quả này.

Nếu người ta coi việc kiểm soát và hạn chế dịch bệnh Covid-19 như một khoản đầu tư để phục hồi kinh tế, thì tỉ suất lợi nhuận là rất lớn. Dữ liệu thống kê liên tục của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy, ở Mỹ, việc phục hồi đã bị đình trệ ở mức gần 8-10% GDP, tương đương 1.900 tỷ USD/năm.

Nhưng việc triển khai vaccine ngừa Covid-19 nhanh chóng (trong vòng 6-9 tháng) sẽ mang lại lợi ích kinh tế trị giá ít nhất 1.000 tỷ USD. Nói cách khác, một chương trình vaccine hiệu quả vốn chỉ tiêu tốn của chính phủ liên bang 500 tỷ USD sẽ có tỷ lệ hoàn vốn hàng năm là 100% (chưa tính đến số người được cứu sống và các lợi ích khác).

Hơn thế nữa, việc triển khai tiêm chủng vaccine trên diện rộng là cách duy nhất để Mỹ có thể hi vọng ngăn chặn được dịch Covid-19 bùng phát. Điều này đã trở nên rõ ràng trong năm vừa qua, khi đại đa số các quốc gia (trừ một vài nước châu Á) đều thất bại trong việc kiểm soát dịch Covid-19 bằng các biện pháp khác.

Triển khai vaccine Covid-19: Bài toán 'sinh tử' của Tổng thống Mỹ Biden
Chính phủ Mỹ cần đưa ra một chương trình phân phối vaccine Covid-19 trên diện rộng. (Nguồn: UNI)

Thách thức và những điều cần làm

Liệu kế hoạch tiêm chủng vaccine của ông Biden có khả thi? Mặc dù kế hoạch này được vạch ra bởi các chuyên gia khoa học, song quá trình triển khai tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 gặp phải những thách thức to lớn.

Để giải quyết các khó khăn này đòi hỏi Tổng thống Biden xử lý đại dịch giống như một cuộc chiến. Trong thời chiến, các nhà lãnh đạo dân sự sẽ đặt ra các mục tiêu quân sự, xác định những gì là cần thiết (về vấn đề trang thiết bị, sản xuất và hậu cần) để đạt được các mục tiêu này.

Sau đó, các nguồn lực kinh tế được tái triển khai cho phù hợp, ngay cả khi điều đó có thể gây ra tình trạng gián đoạn hoặc thiếu hụt trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng. Việc phân bổ sẽ được thực hiện với các biện pháp kiểm soát giá cả nhằm đảm bảo rằng các hạn chế về nguồn cung sẽ không thúc đẩy lạm phát.

Tin liên quan
Mỹ ca ngợi Mỹ ca ngợi 'ngoại giao vaccine' của Ấn Độ đang tiếp sức cho nỗ lực toàn cầu chống lại Covid-19

Nhìn chung, Mỹ đang trong cuộc chiến chống Covid-19. Nhưng những hệ thống hiện hành của cả Nhà nước và tư nhân để cung cấp những gì cần thiết nhằm giành được chiến thắng lại yếu kém, bị phân tán và đặc biệt là không có sự phối hợp để cùng hành động.

Chính quyền ông Biden đã thừa hưởng một bối cảnh hỗn độn và không có trọng tâm. Họ sẽ phải dựa vào chính quyền cấp liên bang, vốn được hỗ trợ bởi nguồn tài chính công, để khắc phục những thiếu sót này. Đây có lẽ là khởi đầu tốt đẹp. Tuy nhiên, kết quả sẽ phụ thuộc vào cách thức thực hiện của chính quyền liên bang.

Để bắt đầu, ông Biden phải tranh thủ sự trợ giúp của những nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm về việc triển khai công việc, hậu cần và cung cấp dịch vụ, và cả những người có thể làm việc với các đối tác khu vực tư nhân để tạo ra những động lực phù hợp. Đây không phải là thế mạnh của chính phủ. Tuy nhiên, quân đội rất thông thạo lĩnh vực này nên cần tận dụng chuyên môn của họ.

Với sự trợ giúp của các chuyên gia như vậy, chính quyền liên bang phải đảm bảo nguồn cung đầy đủ để thực hiện được các mục tiêu tiêm chủng đầy tham vọng. Chính quyền liên bang cũng cần thiết lập các kênh phân phối mới nhằm bổ sung cho các kênh hiện có.

Đồng thời, chính quyền liên bang phải quyết định cách thức ưu tiên tiếp cận vaccine ngừa Covid-19 và đảm bảo rằng hệ thống này sẽ nhất quán ở mọi tầng lớp. Nếu không, các bang, các chính quyền tự trị và các trung tâm chăm sóc sức khỏe sẽ tiếp tục hành động độc lập, với những hệ lụy xấu về mặt kinh tế (và cả đạo đức).

Ví dụ, nhiều chính sách xung đột lẫn nhau giữa các cấp chính quyền đã dẫn đến tình trạng nhiều liều thuốc không được sử dụng bị vứt bỏ, trong khi những nơi khác phải chật vật để có thể đáp ứng được nhu cầu.

Thêm vào đó, các chương trình ưu tiên khác nhau đã ảnh hưởng xấu tới nhận thức về sự công bằng và dẫn đến tình trạng lộn xộn tranh giành nhau để được tiêm chủng sớm hơn.

"Du lịch vaccine" (đi du lịch để được tiêm vaccine) được cho là đang phát triển mạnh mẽ. Điều mà một nước Mỹ bị chia rẽ và bất bình đẳng sâu sắc lo ngại nhất chính là việc các thị trường thứ cấp nổi lên, cho phép mọi người mua hàng theo cách của họ.

Trên thực tế, chính quyền ông Biden nên đảm bảo tất cả các liều vaccine ngừa Covid-19 được cung cấp miễn phí. Chiến lược của tân Tổng thống Mỹ phải giải quyết được ảnh hưởng của tình trạng thiếu bảo hiểm y tế toàn dân, cũng như các yêu cầu về quyền cư trú, đối với khả năng được tiêm vaccine của người dân.

Cuối cùng, Chính phủ phải đảm bảo rằng hệ thống quản lý vaccine là đáng tin cậy, cho dù số lượng người cần được tiêm chủng có lớn đến đâu. Chúng ta không thể tiếp tục phạm phải sai sót mùa Xuân năm ngoái, khi nhiều hệ thống phụ trách vấn đề thất nghiệp của nhiều bang không thể xử lý được số lượng đơn xin việc tăng đột biến.

Các cuộc khủng hoảng mà ông Biden phải đối mặt ngay khi bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống của mình không phải do ông tạo ra, ông chỉ có thể cam kết sẽ tránh đi vào vết xe đổ của người tiền nhiệm, bắt đầu xây dựng chiến lược đẩy lùi đại dịch dựa trên kiến thức khoa học, và khôi phục vai trò trung tâm của Chính phủ liên bang.

Tuy nhiên, hiện nay, Chính phủ cần đưa ra một chương trình phân phối vaccine Covid-19 trên diện rộng, tận dụng các kiến thức chuyên môn về quản lý và vận hành. Nếu không làm được điều đó, ngay cả những kế hoạch tốt nhất của ông Biden cũng có thể bị thất bại.

TIN LIÊN QUAN
Ảnh ấn tượng tuần (25-31/1): Chủ tịch Hạ viện Mỹ ám chỉ ‘kẻ thù từ bên trong’, chuyến thăm Đồi Capitol và nỗi đau 'sóng thần' Covid-19
Barcelona đã trả khoảng hơn nửa tỷ Euro cho Messi trong 3 năm qua
Truyền thông Đức: Thời điểm tốt để 'rót' vốn vào Việt Nam
Covid-19: Dubai triển khai vaccine Trung Quốc, chuyên gia WHO tiếp cận bệnh viện Vũ Hán, vẫn tái nhiễm virus sau tiêm vaccine ở Israel
Dịch Covid-19: Hơn một nửa số dân Moscow mắc bệnh, Đài Loan có ca tử vong đầu tiên sau 8 tháng
(theo Project Syndicate)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường có tầm quan trọng đặc biệt cả về song phương và đa phương

Chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường có tầm quan trọng đặc biệt cả về song phương và đa phương

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng trả lời phỏng vấn báo chí trước thềm chuyến công tác của Chủ tịch nước Lương Cường tham dự APEC 2024, thăm chính thức Chile ...
Giá tiêu hôm nay 8/11/2024: Thị trường gặp áp lực bán ra, giá đồng loạt giảm sốc, giao dịch ảm đạm

Giá tiêu hôm nay 8/11/2024: Thị trường gặp áp lực bán ra, giá đồng loạt giảm sốc, giao dịch ảm đạm

Giá tiêu hôm nay 8/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 135.000 – 135.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Giá vàng giảm không ngừng, 'chớp cơ hội mua ngay'? Tương lai của vàng và USD dưới thời ông Trump?

Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Giá vàng giảm không ngừng, 'chớp cơ hội mua ngay'? Tương lai của vàng và USD dưới thời ông Trump?

Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Giá vàng xuống đáy nhiều tuần, 'chớp cơ hội mua ngay'? Tương lai của vàng và USD dưới thời ông Trump?
2024 thế chỗ 2023 trở thành năm nóng nhất trong lịch sử

2024 thế chỗ 2023 trở thành năm nóng nhất trong lịch sử

Nhiệt độ trung bình trên toàn thế giới tăng 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp 1850-1900 do biến đổi khí hậu diễn biến một cách khó ...
Lãnh đạo Bộ Ngoại giao chúc mừng Quốc khánh Vương quốc Campuchia

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao chúc mừng Quốc khánh Vương quốc Campuchia

Ngày 7/11, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã dẫn đầu đoàn Bộ Ngoại giao đến chúc mừng tại Đại sứ quán Campuchia tại Hà Nội.
Phim Việt Nam ‘Ngày xưa có một chuyện tình’ chiếu khai màn HANIFF 2024

Phim Việt Nam ‘Ngày xưa có một chuyện tình’ chiếu khai màn HANIFF 2024

‘Ngày xưa có một chuyện tình’ - bộ phim của đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh đã vinh dự được lựa chọn chiếu khai mạc Liên hoan phim quốc tế ...
Tin thế giới 7/11: Mỹ bắt đầu chuyển giao quyền lực, Hezbollah tấn công căn cứ hải quân Israel, Chính phủ liên minh Đức sụp đổ

Tin thế giới 7/11: Mỹ bắt đầu chuyển giao quyền lực, Hezbollah tấn công căn cứ hải quân Israel, Chính phủ liên minh Đức sụp đổ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Ông Donald Trump đang tính cách kết thúc xung đột Ukraine: Kiev hết hy vọng vào NATO, châu Âu nên lo

Ông Donald Trump đang tính cách kết thúc xung đột Ukraine: Kiev hết hy vọng vào NATO, châu Âu nên lo

Đội ngũ của ông Donald Trump, tổng thống tiếp theo của Mỹ nhiệm kỳ 2025-2029, đang thảo luận kế hoạch mới nhằm chấm dứt xung đột Nga-Ukraine.
Tổng thống Hàn Quốc úp mở khả năng cấp vũ khí cho Ukraine, tìm đến NATO và ông Trump bàn về Triều Tiên

Tổng thống Hàn Quốc úp mở khả năng cấp vũ khí cho Ukraine, tìm đến NATO và ông Trump bàn về Triều Tiên

Hàn Quốc đang sắp xếp đón một đặc phái viên của Ukraine đến chia sẻ thông tin và điều phối phản ứng chung về việc Triều Tiên đưa quân đến Nga.
Cộng đồng người Mỹ gốc Ấn hân hoan trước chiến thắng của ông Trump

Cộng đồng người Mỹ gốc Ấn hân hoan trước chiến thắng của ông Trump

Cộng đồng người Mỹ gốc Ấn đã chúc mừng chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 5/11 vừa qua.
Giới lãnh đạo châu Âu gấp rút họp bàn về tương lai hậu bầu cử Mỹ 2024

Giới lãnh đạo châu Âu gấp rút họp bàn về tương lai hậu bầu cử Mỹ 2024

Mối quan hệ Mỹ-EU sẽ thay đổi sau cuộc bỏ phiếu hôm 5/11 và dưới thời 'ông Trump 2.0', nó có thể là một cơn địa chấn chính trị.
'Nín thở' chờ Tổng thống đắc cử Donald Trump định hình quan hệ với Trung Quốc

'Nín thở' chờ Tổng thống đắc cử Donald Trump định hình quan hệ với Trung Quốc

Vị Tổng thống mới đắc cử từ đảng Cộng hòa hứa hẹn với người ủng hộ về một 'nước Mỹ hoàng kim'.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Phiên bản di động