Trịnh Công Sơn: Người lắng âm vọng nhân sinh

Cái bóng trăm năm luôn ám ảnh trong suy tưởng và trong cảm xúc của Trịnh Công Sơn. Nói theo giọng phân tâm học, ông có lẽ thuộc về kiểu nghệ sĩ mà bản năng chết (thanatos) mạnh hơn bản năng sống (eros). "Cái nhìn", và tất nhiên, cả "cái nghe" của ông, chịu lực hút chủ đạo không phải từ sự sinh trưởng- khoẻ khoắn - ấm áp - tươi vui, mà là từ những gì tàn lụi - héo úa - mòn mỏi - u sầu - lạnh lẽo.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trong chuyên luận "Trịnh Công Sơn - ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật" (NXB Văn hóa Sài Gòn, 2008), nhà phê bình Bùi Vĩnh Phúc đã xác quyết: "Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ, điều đó đã hẳn. Nhưng, trên và trước hết, người nhạc sĩ đó lại chính là một thi sĩ tự trong bản chất và trong cách thế sai sử ngôn ngữ của mình".

Diễn đạt theo cách khác, nhận định trên đã chạm tới một điều mà hầu hết những người đã từng (hoặc sẽ) viết về người nhạc sĩ tài hoa họ Trịnh đều chia sẻ: đặt giai điệu sang một bên, thì phần ca từ trong các tác phẩm của Trịnh Công Sơn chính là những thi phẩm đích thực. Cái thế giới thi ca mang đậm tính siêu hình của ông mở ra trước mắt chúng ta một hồn người, và qua đó, cả một thời đại đầy biến động.

Bước vào thế giới thi ca ấy, ta sẽ có dịp nhìn trở lại thực tại bằng chính cái nhìn mà thi nhân đã hướng về thực tại. Và thêm nữa, ta sẽ có thể nắm được thực tại bằng chính những âm vọng mà thi nhân đã nghe ra từ thực tại, theo một cách thật đặc biệt của riêng ông.

Giai đoạn sáng tác sung sức nhất và nhiều thành tựu nhất của Trịnh Công Sơn, không hồ nghi gì nữa, là những năm tháng chiến tranh. Sống trong lòng cuộc chiến, dẫu có căm ghét và chối bỏ nó đến đâu, ông vẫn phải chịu đựng sự hiện hữu của nó. Những tập "Ca khúc da vàng", "Phụ khúc da vàng", "Kinh Việt Nam", "Ta phải thấy mặt trời" chính là những trải nghiệm đau thương mà chiến tranh đã in hằn trên cuộc đời và trong tâm hồn ông.

Tiếng súng nổ, tiếng đại bác gầm, tiếng mẹ khóc con tử nạn, tiếng người hấp hối... đó là những âm thanh thảm khốc mà không một người Việt Nam nào sống ở thời ấy không nghe ra. Chúng cũng ngập đầy trong các ca khúc về đề tài này của Trịnh Công Sơn. Nhưng, đôi khi chúng vang lên thật lạ lùng: "Đại bác đêm đêm dội về thành phố/ Người phu quét đường/ Dừng chổi đứng nghe/ Đại bác đêm đêm tương lai rụng vàng/ Đại bác như kinh không mang lời nguyện/ Trẻ thơ quên sống/ Từng đêm nghe ngóng... Đại bác đêm đêm ru da thịt vàng/ Đại bác nghe quen như câu dạo buồn/ Trẻ con chưa lớn để thấy quê hương" (Đại bác ru đêm).

Tiếng đại bác trong thính trường của Trịnh Công Sơn - ít ra là ở ca khúc này - không hề mang vẻ hăm dọa khủng bố. Trái lại, nó có giai điệu, nó du dương, nó gần gụi và quen thuộc, nó gắn liền với đời sống và tạo thành nhịp sống của con người! Nhạc sĩ - thi sĩ họ Trịnh định làm lạ hóa cảm nhận của công chúng bằng cách nói ngược chăng? Không phải.

Bằng "cái nghe" riêng có của mình, ông đã bộc lộ một sự thật tàn nhẫn: chiến tranh làm mòn mỏi, làm đờ đẫn, làm mụ mị, làm tê liệt con người; con người bị đẩy vượt lên trên nỗi sợ, con người đánh mất cảm giác sợ hãi trước tiếng gầm của đại bác, con người chỉ còn là những tấm bia thịt vô tri mà đạn pháo có thể “viếng thăm” bất cứ lúc nào!

Chiến tranh, chết chóc, thịt nát xương tan đã để lại vết tích trong ca từ của Trịnh Công Sơn với những hình ảnh đau đớn: "Một chiếc xe tang/ trái mìn nổ chậm/ người chết hai lần/ thịt da nát tan" (Ngụ ngôn mùa đông), "một buổi sáng mùa xuân/ một đứa bé ra đồng/ đạp trái mìn nổ chậm/ xác không còn đôi chân", "người con gái chợt ôm tim mình/ trên da thơm vết máu loang dần" (Người con gái Việt Nam da vàng) v.v...

Sự sống trở nên quá đỗi mong manh trong guồng máy chiến tranh. Lằn ranh giữa sinh và tử của đời người trở nên vô nghĩa như một tiếng cười nhạo. Thực tại ấy, được thêm sức đẩy của ngọn triều tư tưởng về cái phi lý từ Âu - Mỹ tràn sang, đã đưa Trịnh Công Sơn tới rất gần quan niệm về sự hư ảo của nhân sinh và những nỗi đau khổ khôn cùng của phận người - như nó từng được thể hiện đậm đặc trong "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều ở thế kỷ XVIII.

Ông luôn nghe thấy những âm thanh của một thứ định mệnh tàn nhẫn đè nặng lên thân phận con người: "Nghe xót xa hằn lên tuổi trời/ Trẻ thơ ơi, trẻ thơ ơi/ Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người" (Gọi tên bốn mùa). Ông đặc biệt nhạy cảm với những tiếng gọi của trăm năm - hư vô - cái chết: "Đêm ta nằm bóng tối che ngang/ Đêm ta nằm nghe tiếng trăm năm/ Gọi thì thầm, gọi thì thầm, gọi thì thầm/ Đêm nghe trời như hú như than/ Ta nghe đời như có như không/ Còn lại mình, đời bồng bềnh, đời buồn tênh" (Còn có bao ngày).

Khi hắt cái nhìn từ Kinh Thánh lên hạt bụi - người, ông nghe thấy: "Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi" (Cát bụi). Tiếng động không được gọi tên, song nó chẳng hề mơ hồ: đó là tiếng thời gian cầm canh đưa người từ bờ sống sang bờ chết, đó là tiếng chuông gọi hồn đều đều nhẫn nại! Bởi thế, không khó hiểu khi chợt bắt được một âm thanh rất đỗi bình thường của đời sống thực - tiếng ru - ảo giác về cái chết của chính mình đã ập đến với ông: "Về trong phố xưa tôi nằm/ Có lần nghe tiếng ru bên vườn/ Chợt như xác thân không còn/ Và cạnh tôi là đồng vắng" (Lời thiên thu gọi).

Cái bóng trăm năm luôn ám ảnh trong suy tưởng và trong cảm xúc của Trịnh Công Sơn. Nói theo giọng phân tâm học, ông có lẽ thuộc về kiểu nghệ sĩ mà bản năng chết (thanatos) mạnh hơn bản năng sống (eros). "Cái nhìn", và tất nhiên, cả "cái nghe" của ông, chịu lực hút chủ đạo không phải từ sự sinh trưởng- khoẻ khoắn - ấm áp - tươi vui, mà là từ những gì tàn lụi - héo úa - mòn mỏi - u sầu - lạnh lẽo.

Chắc chắn rằng không có mấy nhạc sĩ, thi sĩ Việt nghe được tiếng của thời gian theo cách mà ông đã nghe: "Từng lời tà dương là lời mộ địa" (Một cõi đi về) - đó là tiếng hấp hối của một ngày; "Người chia tay nhau cuối đường/ Ngày đi đêm tới/ Nghe tiếng hư không" (Nghe những tàn phai) - đó là âm thanh vô vị và "rỗng nghĩa" của sự chuyển tiếp thời gian.

Và, nếu mùa thu với sắc nắng vàng đã làm say đắm bao tâm hồn nghệ sĩ khác, họ chờ đón "những mùa thu tới", thì Trịnh Công Sơn lại chỉ thấy "những mùa thu đi", ông nghe ra ở sự đi của những mùa thu ấy cái chết của thời gian và sự chết dần của đời người: "Nhìn những mùa thu đi/ Em nghe sầu lên trong nắng/ Và lá rụng ngoài song/ Nghe tên mình vào quên lãng/ Nghe tháng ngày chết trong thu vàng" (Nhìn những mùa thu đi).

Một cách tất yếu, như là định mệnh, con người hướng theo tiếng gọi của cái bản năng chết ấy sẽ phải là một con người cô đơn, tuyệt đối cô đơn, bất chấp ý chí muốn nối kết với đời sống, với tha nhân của chính anh ta. Mỗi thanh âm của thế giới khi lọt vào thính trường của con người ấy đều trở thành một vọng âm nói về sự cô đơn, gợi đến sự cô đơn hoặc bắt anh ta phải nhận ra sự cô đơn. Đó là tiếng hát: "Chiều chủ nhật buồn/ Nằm trong căn gác đìu hiu/ Ôi tiếng hát xanh xao của một buổi chiều/ Trời mưa trời mưa không dứt/ Ô hay mình vẫn cô liêu" (Lời buồn thánh). Đó là tiếng gà trưa: "Về trên phố cao nguyên ngồi/ Tiếng gà trưa gáy khan bên đồi/ Chợt như phố kia không người/ Còn lại tôi bước hoài" (Lời thiên thu gọi). Đó là tiếng lục lạc bò: "Đàn bò vào thành phố/ Reo buồn tiếng hạt chuông/ Một người vào thành phố/ Nghe hồn lạnh giá băng" (Du mục). Đó là tiếng mưa như "lời ru miệt mài/ ngàn năm ngàn năm" trong ca khúc Tuổi đá buồn, tiếng mưa khiến câu hỏi "còn ai còn ai?" bật ra não nuột như một tiếng thở dài của thi nhân trước nỗi cô đơn trên nhân thế.

Đến đây, tôi muốn nói thêm một cảm nhận chủ quan của mình: giữa trùng trùng âm thanh của thế giới, cùng với lời ru, dường như Trịnh Công Sơn yêu nhất tiếng mưa. Không phải chỉ vì mưa đã giăng mịt mùng trong các ca khúc của ông, mà còn vì tiếng mưa nhiều khi được ông dùng như một âm chuẩn để "đo" các thanh âm khác, tiếng lá chẳng hạn. Dùng tiếng mưa "đo" tiếng lá, ông có những ca từ tuyệt hay: "Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ" (Diễm xưa), "Lá hát như mưa suốt con đường đi" (Em còn nhớ hay em đã quên) v.v...  

Cô đơn, ở một khía cạnh nào đó, là cây thập giá tinh thần mà người nghệ sĩ đích thực phải mang vác suốt cuộc đời mình. Cô đơn cũng chính là trạng thái lý tưởng để người nghệ sĩ có thể tập trung mài sắc các giác quan, nắm bắt chuẩn xác từng chuyển động tế vi nhất của thế giới. Trong cô đơn, Trịnh Công Sơn tỏ ra có một thính lực thật kỳ lạ, ông nghe thấy muôn trùng lên tiếng, những thanh âm kết dệt một bầu khí thật ma mị liêu trai: "Đêm nghe gió tự tình/ Đêm nghe đất trở mình vì mưa/ Đêm nghe gió thở dài/ Đêm nghe tiếng khóc cười của bào thai... Đêm nghe gió than hoài/ Đêm nghe lá đưa lời hàm oan/ Đêm nghe thân xác mịt mùng/ Đêm nghe tiếng muôn trùng đẩy đưa" (Nghe tiếng muôn trùng).

Đi tới cùng của cô đơn, Trịnh Công Sơn rút gọn toàn bộ thế giới vào chính bản thân mình, ông nghe từ chính mình những âm vọng bi thiết của nhân sinh: "Đôi khi ta lắng nghe ta/ Nghe sóng âm u/ Dội vào đời buốt giá/ Hồn ta gió cát phù du bay về/ Đôi khi trên mái tình ta/ Nghe những giọt mưa/ Tình réo tình âm thầm/ Sầu réo sầu bên bờ vực sâu" (Tình xa). Ông nghe được cả những sóng cồn bão dông trong im lặng: "Tôi đã lắng nghe trái tim lạc loài/ Bao đêm đã qua/ Im lặng của người tôi đã lắng nghe/ Im lặng của tôi... Tôi đã lắng nghe im lặng thở dài/ Sau cơn bão qua/ Im lặng mặt người/ Nghe bao nỗi đau trên một bàn tay" (Tôi đang lắng nghe).

Và đây nữa, một âm thanh - âm thanh zero - mà Trịnh Công Sơn đã nghe ra từ nhịp đập của chính trái tim mình, trái tim của một người Việt Nam biết thổn thức biết xót xa trước những biến cố đau thương đang diễn ra hàng ngày trên đất đai xứ sở, trên cuộc đời người Việt: "Giọt nước mắt quê hương/ Ôi còn chảy miên man/ Ôi dòng nước mắt chảy hoài/ Dòng nước mắt đời đời/ Dòng nước mắt thương ai/ Ôi dòng nước mắt trong tim/ Chảy lai láng vào hồn/ Nửa đêm gọi đến mình" (Giọt nước mắt cho quê hương).

Tận hiến cuộc đời mình cho nghệ thuật, Trịnh Công Sơn và các ca khúc của ông đã tạo nên một bộ phận đầy giá trị, không thể tách rời trong dòng chảy ca khúc trữ tình Việt Nam thế kỷ XX. Những ca khúc mang giai điệu buồn. Buồn, đó cũng là chủ âm trong ca từ của ông. Bởi lẽ, ở một phương diện nào đó, dường như cái tạng sẵn có của Trịnh Công Sơn không hợp với những vui vẻ hời hợt. Thượng đế đã bắt (hay đã ban?) cho ông sứ mệnh của kẻ có thể lắng trong mình những âm thanh u uất, những tiếng nói tang thương từ cõi người và cõi đời rồi chưng cất chúng thành những ca từ buồn và đẹp.

Bằng những ca từ ấy, nhạc sĩ - thi sĩ tài hoa họ Trịnh đã cho ta thêm một cách thế để nghe sâu hơn tiếng vọng nhân sinh, để tự mở rộng biên độ của suy tưởng và cảm xúc, và từ đó, để gắn bó thân thiết hơn với cuộc đời mà mỗi người đang sống - như chính ông từng kêu gọi: "Hãy yêu ngày tới dù quá mệt kiếp người/ Còn cuộc đời ta cứ vui" (Để gió cuốn đi). Một điều mà chúng ta có thể khẳng định chắc chắn: đó sẽ là di sản không bao giờ bị mất giá của Trịnh Công Sơn.

Theo ANTG

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia đặt mục tiêu đạt 1,08 tỷ lượt khách du lịch nội địa năm 2025, thấp hơn so với mục tiêu năm 2023 và 2024.
Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò, nơi từng giam giữ các chiến sĩ cách mạng giờ đây truyền cảm hứng sâu sắc về giá trị của tự do và hòa bình.
Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Trong danh sách 10 điểm đến du lịch được tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2024, châu Âu chiếm phần lớn với 6 đại diện, châu Phi 3 địa điểm.
Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Nổi tiếng là ‘khu chợ OCD’ nhất Việt Nam, những quầy hàng ở chợ ‘chổm hổm’ (Hậu Giang) được bố trí đều tăm tắp với màu sắc rực rỡ từ các loại nông sản.
Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

TP. Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Đà Nẵng, Hà Nội và Nha Trang là 5 điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế trong dịp Tết Dương lịch 2025.
Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự ví cuốn sách của mình như một tập cẩm nang khi muốn tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến TP. Hồ Chí Minh...
Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Cuốn sách 'Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân' được viết rõ ràng, khoa học, khúc chiết, giản dị và xúc động, không chỉ phù hợp với độc giả trẻ.
Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Xuất phát từ vùng quê dân dã, qua công đoạn chế biến cầu kỳ, cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam) có hương vị đặc trưng, thơm mà không tanh, ngậy mà không béo.
Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Hai bộ phim của Nhật Bản là ‘Đi karaoke đi’ và ‘Haikyuu!! Trận chiến bãi phế liệu’ được khán giả đón nhận nhiệt tình khi chiếu tại Việt Nam.
Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia, đêm Giáng sinh truyền thống của người Ba Lan, không chỉ là một bữa tiệc gia đình mà còn là biểu tượng văn hóa nhiều ý nghĩa.
Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.
Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long đã đóng góp vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang lại dấu ấn mới...
Phiên bản di động