Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Hội nghị thường niên Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai ở Sochi, Nga, ngày 5/10. (Nguồn: AFP) |
Khôi phục thử nghiệm hạt nhân, rút lại phê chuẩn CTBT
Ngày 5/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố khả năng Nga sẽ lần đầu tiên khôi phục các cuộc thử nghiệm hạt nhân sau hơn 3 thập kỷ và có thể sẽ rút lại việc phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT).
Phát biểu tại phiên họp toàn thể của Diễn đàn Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai lần thứ 20 diễn ra ở Sochi cùng ngày, Tổng thống Putin cho biết hiện nước này gần như đã hoàn thành công việc phát triển vũ khí chiến lược tiên tiến và đã tiến hành thử nghiệm thành công lần cuối tên lửa hành trình trang bị động cơ năng lượng hạt nhân Burevestnik.
“Hiện tại, chúng tôi trên thực tế đã hoàn thành công việc phát triển vũ khí chiến lược tiên tiến mà tôi đã công bố cách đây vài năm. Chúng tôi đã tiến hành vụ thử nghiệm thành công cuối cùng đối với tên lửa hành trình tầm bắn toàn cầu trang bị động cơ năng lượng hạt nhân Burevestnik”, Tổng thống Putin thông báo.
Tin liên quan |
Máy bay không người lái của Nga trở thành 'ác mộng' cho đối phương |
Các nhà phân tích quân sự cho rằng việc Nga, Mỹ hoặc cả 2 nối lại thử nghiệm hạt nhân sẽ là nhân tố gây bất ổn nghiêm trọng trong bối cảnh căng thẳng song phương đang tồi tệ chưa từng có trong 60 năm qua.
Vào tháng 2 vừa qua, Tổng thống Putin đã đình chỉ việc tham gia Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược (START) vốn hạn chế số lượng vũ khí hạt nhân mỗi bên có thể triển khai.
Lý giải cho điều này, Tổng thống Putin nói rằng Mỹ tuy đã ký Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện, song lại không phê chuẩn văn kiện này trong khi Nga đã ký và đã phê chuẩn.
Học thuyết phòng thủ của Nga tuyên bố nước này sẽ có phản ứng hạt nhân trước một cuộc tấn công nguyên tử hoặc thậm chí là một cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường “đe dọa đến sự tồn vong của nhà nước Nga”.
Tuy nhiên, cách diễn đạt mơ hồ cũng là lý do một số chuyên gia Nga kêu gọi Điện Kremlin sửa đổi nội dung, nhằm buộc phương Tây phải nhìn nhận các cảnh báo một cách nghiêm túc hơn.
Sergei Karaganov - chuyên gia đối ngoại hàng đầu của Nga và là cố vấn Hội đồng An ninh của Tổng thống Putin, cho rằng Moscow nên tăng cường các mối đe dọa hạt nhân để đối phó với các tính toán của phương Tây.
Thậm chí, ông Sergei Karaganov còn đề xuất tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân hạn chế nhằm vào các đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở châu Âu nếu phương Tây không ngừng hỗ trợ Ukraine.
Đáp lại những ý kiến này, Tổng thống Putin cho rằng không cần thiết phải thay đổi học thuyết hạt nhân của Nga, song bất kỳ cuộc tấn công nào vào Nga sẽ ngay lập tức kích hoạt đòn trả đũa trong tích tắc với hàng trăm tên lửa hạt nhân.
Tổng thống Putin cho rằng phương Tây không nắm rõ tình hình thực tế cuộc xung đột tại Ukraine, cảnh báo nếu các nhà lãnh đạo phương Tây đã quên cách thỏa hiệp thì có thể phải trả giá đắt.
Phát biểu tại một cuộc họp mặt thường niên của các nhà phân tích và báo giới vừa qua, Tổng thống Putin cho biết Nga gần như đã hoàn thành việc nghiên cứu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sarmat thế hệ mới, tên lửa có khả năng mang từ 10 đầu đạn hạt nhân trở lên.
Bên cạnh đó, Tổng thống Putin cũng thông báo Moscow đã thử nghiệm thành công tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân và được trang bị hạt nhân Burevestnik, loại tên lửa được ông cho là “không có đối thủ”.
Vũ khí lợi hại
Đây là lần đầu tiên Nga công bố cuộc thử nghiệm thành công Burevestnik.
Loại tên lửa này từng được Tổng thống Putin đề cập lần đầu vào năm 2018. Rất ít thông tin quanh Burevestnik, loại vũ khí mà NATO gọi là Skyfall. Nhiều chuyên gia phương Tây tỏ ý hoài nghi về loại tên lửa này.
Burevestnik được cho là có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường, đồng thời có khả năng bay ở tầm xa trong thời gian dài hơn nhiều so với các tên lửa khác và phạm vi hoạt động rộng hơn nhiều nhờ lực đẩy hạt nhân.
Trước đó, khi Tổng thống Putin lần đầu tiên tiết lộ rằng Nga đang nghiên cứu loại vũ khí này trong Thông điệp Liên bang năm 2018, ông tuyên bố Burevestnik sẽ có tầm bắn không giới hạn, có khả năng bay vòng quanh Trái đất mà không bị hệ thống phòng thủ tên lửa phát hiện.
Tin liên quan |
Tổ hợp tác chiến điện tử mới của Nga có gì mà khiến đối phương phải e ngại? |
Nga được cho là đã sử dụng quần đảo Novaya Zemlya ở Bắc Cực, nơi Liên Xô (cũ) thử nghiệm vũ khí hạt nhân lần cuối để xây dựng cơ sở thử nghiệm Burevestnik.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn nhiều nhà quan sát tỏ ý hoài nghi, cho rằng loại vũ khí như vậy có thể rất khó kiểm soát và gây ra mối đe dọa cho môi trường.
Mỹ và Liên Xô (cũ) từng nghiên cứu động cơ tên lửa chạy bằng năng lượng hạt nhân trong Chiến tranh Lạnh, nhưng cuối cùng các dự án bị gác lại do những đánh giá quá nhiều rủi ro.
Một tên lửa Burevestnik được cho là đã phát nổ vào tháng 8/2019 trong các cuộc thử nghiệm tại khu vực hải quân Nga hoạt động trên Bạch Hải, khiến 5 kỹ sư hạt nhân và 2 quân nhân thiệt mạng, đồng thời khiến lượng phóng xạ trong khu vực tăng vọt một khoảng thời gian, làm dấy lên lo ngại tại thành phố lân cận.
Tuy nhiên, giới chức Nga chưa bao giờ xác định loại vũ khí liên quan. Trong khi đó, Mỹ cho rằng đó là Burevestnik.
| Hội nghị ngoại trưởng EU tại Ukraine: Xốc lại sự đồng lòng Hội nghị ngoại trưởng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) vừa diễn ra ở Kiev, Ukraine được dư luận quan tâm bởi ... |
| Nga tiếp nhận môt loạt tên lửa thiện chiến mới, hứa hẹn sẽ 'làm nên chuyện' Theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga, lực lượng Không quân nước này vừa tiếp nhận nhiều mẫu tên lửa mới có khả năng ... |
| Tình hình Ukraine: Nga kiểm soát ‘tuyệt đối’ các đảo ở cửa sông Dnipro, dự trữ ngân sách EU bị vắt kiệt, Tổng thống Zelensky đến Tây Ban Nha Ngày 5/10, theo Chỉ huy các đơn vị của lữ đoàn phòng thủ bờ biển thuộc nhóm quân Dnipro của Các Lực lượng Vũ trang ... |
| Ukraine muốn có thêm tên lửa tấn công Taurus, Đức cam kết 'bơm' thêm hệ thống phòng không Patriot Theo truyền thông Đức, ngày 5/10, phát biểu sau cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bên lề Hội nghị thượng đỉnh của Liên ... |
| Tình hình Ukraine: ‘Nóng’ vụ tấn công làng Groza, VSU mất 90.000 người sau 4 tháng? Nhiều nước bày tỏ quan điểm về vụ tấn công làng Groza, VSU thiệt hại nặng nề sau 4 tháng phản công... là một số ... |